Vấn Đề Từ Chối Cấp Visa Và Không Thẩm Quyền Tài Phán Quyết Định Của Lãnh Sự. LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 12-2014

Thứ Tư, 12 Tháng Mười Một 201400:00(Xem: 36514)
Vấn Đề Từ Chối Cấp Visa Và Không Thẩm Quyền Tài Phán Quyết Định Của Lãnh Sự. LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 12-2014

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Đôi khi người ta có cảm giác luật pháp thật là vô ý nghĩa. Đôi khi người ta nghĩ luật pháp bất công. Vấn đề duyệt xét của lãnh sự về những hồ sơ bảo lãnh gia đình đã tạo ra nhiều cơ hội để các nhân viên lãnh sự dùng thành kiến hoặc những tiêu chuẩn không thích hợp của mình. Điều này đã xảy ra vì không có một hệ thống giám sát ở hải ngoại về những quyết định cấp chiếu khán (visa).

Luật lệ về việc không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự bắt đầu có từ hơn 100 năm trước để giới hạn hoặc ngăn chận làm sóng di dân của người Hoa tràn vào Hoa Kỳ.

Hiện nay, nếu một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho người hôn phối để xin Thẻ Xanh khi người này đang ở Hoa Kỳ, và nếu Sở di trú từ chối đơn của người hôn phối mà không có sự giải thích đầy đủ, người bảo lãnh công dân Mỹ có thể thưa Sở di trú ra trước Tòa án Liên Bang để tranh luận về quyết định bác đơn.

Tuy nhiên, nếu một nhân viên lãnh sự ở ngoài Hoa Kỳ từ chối đơn mà không giải thích tại sao, người bảo lãnh công dân Mỹ sẽ không thể đưa vấn đề này ra trước Tòa án Liên Bang được. Đó là ý nghĩa về việc không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự. Một Tòa án Liên Bang ở Hoa Kỳ không có thẩm quyền phán xét về quyết định của một nhân viên lãnh sự thuộc Bộ Ngoại Giao.

Những quyết định của lãnh sự không thể tranh cãi trong những tòa án tại Hoa Kỳ. Nói cách khác, qúy vị không thể thưa Tòa Lãnh sự với hy vọng rằng đơn xin chiếu khán của qúy vị sẽ được chấp thuận.

Hầu hết những quyết định chung về việc bác đơn được dựa theo Điều luật 221 (g), liên quan đến yêu cầu bổ túc giấy tờ hoặc thông tin cần thiết. Lúc kết thúc cuộc phỏng vấn, nhân viên lãnh sự sẽ đưa một lá thư, có tên gọi là thư OF194, ghi ra những bổ túc cần thực hiện.

Nếu một hồ sơ vẫn tiếp tục ở Điều luật 221 (g) với lý do đưa ra là đang ở trong "thủ tục duyệt xét hành chính", thông thường điều này có nghĩa là vì lý do cần bạch hóa an ninh nên hồ sơ vẫn tiếp tục phải chờ đợi.

Nếu những giấy tờ cần bổ túc được nộp với lý do xin tái cứu xét, hồ sơ vẫn còn trong tình trạng bị từ chối, thì việc tái duyệt xét về mặt hành chính có thể được xem là điều cần thiết. Việc duyệt xét này được hoàn tất bởi Phòng Chiếu Khán thuộc Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu Tòa Lãnh sự cảm thấy cần thiết. Nếu Tòa Lãnh sự không đồng ý việc này, đương đơn không thể nào yêu cầu Hoa Thịnh Đốn xin tái duyệt xét.

Điều lệ của Bộ Ngoại Giao đòi hỏi các nhân viên lãnh sự thông báo cho từng nguyên đơn biết những lý do hợp pháp khi từ chối cấp chiếu khán, nhưng đã có biết bao nhiều lần, những lá thư từ chối chưa bao giờ nói với qúy vị chính xác rằng tại sao đơn xin chiếu khán bị từ chối. Họ chỉ nói rằng qúy vị đã thất bại trong việc chứng minh đã có mối liên hệ chân thật. Chẳng có cách nào yêu cầu lãnh sự xác nhận rằng họ đã dựa vào những bằng chứng nào để bác đơn xin chiếu khán.

Hoặc, đối với những chiếu khán du lịch, lãnh sự có thể nói rằng qúy vị không được cấp chiếu khán vì không chứng minh được sự ràng buộc mạnh mẽ với quê hương của mình. Không thể kháng cáo khi bị từ chối đơn xin chiếu khán du lịch.

Những đương đơn bị từ chối cấp chiếu khán có quyền yêu cầu lãnh sự giữ lại hồ sơ trong một năm và cho phép đương đơn đưa thêm những bằng chứng mới để vượt qua những nguyên nhân đưa đến việc từ chối cấp chiếu khán. Cách làm này có tỷ lệ thành công khá cao. Người ta ước lượng có khoảng 50% những hồ sơ di dân đã thành công sau khi bổ túc những lý do từ chối nhỏ, và có khoảng 60% thành công sau khi bổ túc vì thiếu giấy tờ.

Có một số người ủng hộ việc tiếp tục áp dụng điều luật không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự. Họ cho rằng hệ thống cho nhập cư người ngoại quốc sẽ sụp đổ nếu hàng ngàn đương đơn không xin được chiếu khán có quyền đưa lý do bác đơn của họ ra tòa án Hoa Kỳ.

Nhưng thực tế cho thấy không có lý do nào để có thể tin rằng các tòa án liên bang sẽ tràn ngập hồ sơ của các đương đơn bị từ chối chiếu khán. Chỉ có một số phần trăm rất nhỏ các đương đơn muốn tìm sự tái duyệt xét của tòa án nếu việc này hợp lệ. Tìm đến cửa tư pháp là một tiến trình tốn kém - có nghĩa là sẽ có thể tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Một số quốc gia ở Âu Châu cho phép tái duyệt xét tư pháp những đơn xin chiếu khán bị từ chối, và hệ thống tòa án của họ không từ chối ngay lập tức. Chẳng như tại Đức quốc, việc tái duyệt xét tư pháp được bảo đảm nhưng ít có ai xin việc này.

Và cho phép việc tái duyệt xét tư pháp sẽ làm cho các nhân viên lãnh sự có trách nhiệm hơn và thường mang lại những quyết định của lãnh sự đúng đắn hơn ngay từ đầu: việc áp dụng việc tái duyệt xét tư pháp ở Âu Châu thúc đẩy nhân viên lãnh sự nghiên cứu hồ sơ kỹ lương hơn trước khi đưa đến quyết định.

Ở một vài tòa lãnh sự Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở Cam Bốt và Đài Loan, thường cởi mở hơn các tòa lãnh sự Hoa Kỳ khác và thường cung cấp những lý do từ chối rất chính đáng. Điều này có thể dễ hiểu vì số lượng công việc của họ không nhiều nếu so với Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2014
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/06/2007 (Tăng 2 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 22/03/2013 (Tăng 3 tuần)
- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/02/2008 (Tăng 7 tuần)
- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/12/2003 (Tăng 1 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/02/2002 (Tăng 2 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nều cần phải phản bác việc từ chối cấp chiếu khán, phải bắt đần thế nào là tốt nhất?

- Đáp: Qúy vị nên chọn người chuyên môn về di trú có liên hệ tốt với lãnh sự và có thể liên lạc có hiệu quả (chứ không đối đầu) với lãnh sự.

- Hỏi: Loại phản bác nào có thể thành công nhất?

- Đáp: Những đơn phản bác thành công nhất là cung cấp đầy đủ giấy tờ hoặc thông tin đã thiếu lúc phỏng vấn. Việc phản bác nếu chỉ dựa trên yếu tố tình cảm hoặc chỉ yêu cầu thông cảm thường không thể thành công.

- Hỏi: Làm sao tôi có thể yên tâm rằng Lãnh sự sẽ cho thời gian một năm theo quy định để tôi có thể nộp thêm những thông tin?

- Đáp: Qúy vị hoặc người đại diện của qúy vị nên liên lạc với Lãnh sự thường xuyên để Lãnh sự biết rằng qúy vị vẫn tiếp tục theo đuổi hồ sơ và yêu cầu họ giữ lại hồ sơ và không trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng 2025(Xem: 888)
(Robert Mullins International) Trước khi bắt đầu chủ đề về du lịch cho Thường Trú Nhân, xin nhắc lại rằng công dân Hoa kỳ cần phải có hộ chiếu Hoa kỳ để đi lại giữa Canada và Mexico. Bạn có thể đi du lịch nước ngoài với tư cách là người có Thẻ xanh. Chuyến đi của bạn phải là tạm thời và bạn không thể ở ngoài Hoa Kỳ quá 1 năm. Khi bạn trở về Hoa Kỳ, nếu viên chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) tại sân bay Hoa kỳ tin rằng bạn không có ý định tiếp tục sống lâu dài tại Hoa Kỳ, họ có thể thu hồi tình trạng thường trú nhân của bạn. Hãy mang theo Thẻ Xanh của bạn mọi lúc. Hoặc ít nhất là có một bản chụp thẻ xanh và các giấy tờ quan trọng khác trong điện thoại của bạn. Nên sao chụp lại các thứ quan trọng, bao gồm cả thẻ tín dụng. Nếu chuyến đi của bạn kéo dài hơn một năm, hoặc thậm chí hơn sáu tháng, bạn nên nộp đơn xin Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit). Nếu bạn ở nước ngoài hơn một năm mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh, có thể bạn sẽ cần phải nộp đơn tại Lãnh sự quán Hoa kỳ
Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 2025(Xem: 1805)
(Robert Mullins International) Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách di trú. Theo mọi thứ mà đội ngũ ông Trump đã nói, vào năm 2025 sẽ có các điều luật thắt chặt hơn, tăng cường thực thi và các hạn chế tiềm ẩn. ĐIỂM NỔI BẬT NĂM 2024. Nhu cầu về chiếu khán diện làm việc tăng đột biến, nhưng vẫn còn những thách thức liên tục do hạn mức chiếu khán, tình trạng tồn đọng và hạn chế nhân lực của Sở Di Trú. Chính quyền Biden đã mở rộng để có đủ điều kiện được chỉ định Ân xá nhân đạo và Tình trạng được bảo vệ tạm thời. Ông đã trao cho những cá nhân có đủ điều kiện cơ hội để xin giấy phép làm việc. Những nỗ lực cũng đã được thực hiện để mang lại sự ổn định cho những người nhận DACA- Chương trình Tạm hoãn hành động đối với Trẻ em đã đến Mỹ khi còn thơ ấu. Để giảm tình trạng tồn đọng trong quá trình duyệt xét, việc miễn phỏng vấn đã được mở rộng cho một số đương đơn xin chiếu khán và xin các quyền lợi di trú tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 28 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1386)
(Robert Mullins International) Vào năm 2024, các vấn đề di trú liên tục xuất hiện trên báo chí. Những sự kiện liên quan đến di trú đứng đầu danh sách chắc chắn là các tin tức di trú lớn nhất trong năm. Ông Donald Trump tái đắc cử: Chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024 của ông Trump sẽ có tác động mạnh mẽ đến chính sách di trú tại Hoa Kỳ. Ngay sau cuộc bầu cử, ông đã đề cử những người chống di dân vào các vị trí Tổng chưởng lý, Bộ trưởng Bộ Nội An và các quan chức cấp cao biên giới. Ông Trump đã hứa sẽ thực hiện chiến dịch "trục xuất hàng loạt", hạn chế di dân hợp pháp, và tăng cường đáng kể việc thực thi biên giới.
Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 2293)
(Robert Mullins International) Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã được thêm vào Hiến pháp năm 1868. Đây là một tuyên bố rất đơn giản và rất rõ ràng: Tất cả những người sinh ra tại Hoa Kỳ đều là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ sinh sống. Một ngoại lệ: Trẻ sơ sinh sinh ra tại Hoa Kỳ có cha mẹ là nhà ngoại giao nước ngoài. Tu chính án thứ 14 không nói gì về tình trạng di trú của cha mẹ. Hoa Kỳ, Canada, Mexico và hầu hết các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ đều cho phép không hạn chế quyền công dân theo nơi sinh. Một đứa trẻ nhận được quyền công dân trong nước chỉ bằng cách sinh ra ở đó, bất kể cha mẹ có quốc tịch gì.
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 2229)
(Robert Mullins International) Thomas Homan sẽ là ‘quan chức cấp cao quản lý biên giới’ bắt đầu từ tháng 1 năm 2025. Ông sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện thành công ‘cuộc trục xuất hàng loạt’ của ông Trump. Ông cũng sẽ chịu trách nhiệm về biên giới của Hoa Kỳ với Mexico và Canada, cũng như ở các hải cảng và phi cảng của Hoa Kỳ. Ông Homan đã dành hơn 30 năm để thực thi luật di trú cho INS/CIS, CBP và ICE. Ông cho biết ông không chống di dân, nhưng ông chống di dân bất hợp pháp. Ông cho rằng những người di dân nên nộp đơn xin tị nạn và ông đồng ý rằng Hoa Kỳ cần những người lao động nước ngoài nhập cảnh hợp pháp. Ông Homan cho biết những người di dân chỉ nhập cảnh vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và không phải là tội phạm sẽ không phải là những người đầu tiên bị trục xuất.
Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1963)
(Robert Mullins International) Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Vào tháng 1 năm 2025, cả hai viện của Quốc hội sẽ có đa số là đảng Cộng hòa. Chúng ta có thể thấy Đạo luật RAISE, hoặc một đạo luật rất giống với đạo luật này, sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2025. RAISE là viết tắt của Reforming American Immigration for Strong Employment - Cải tổ di trú Hoa Kỳ để có việc làm vững mạnh. Về cơ bản, Đạo luật RAISE được tạo ra để làm giảm 50% mức độ di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2018)
Ngành EB-5 có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump? Hiện tại, ông Trump đang đưa ra lời hứa về việc sửa đổi các thủ tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Có thể các kế hoạch của ông sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho đầu tư và cải tổ. Lời hứa về hệ thống Di trú thông minh, dựa trên điểm thành tích Tầm nhìn của ông Trump về một hệ thống di trú dựa trên điểm thành tích có thể thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm một con đường tối ưu hơn để trở thành thường trú nhân. Đối với di trú kinh doanh, ông muốn nhấn mạnh đến các kỹ năng chuyên môn, sự đóng góp kinh tế và tiềm năng đầu tư. Điều này thì phù hợp với lợi ích của những đại giađang tìm kiếm đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì ông Trump sẽ nhắm vào vấn đề di dân bất hợp pháp, nên có khả năng sẽ có các cải tổ về các điều luậtmà có thể thu hút các nhà đầu tư EB-5, những người mong muốn có một quy trình nộp đơn hiệu quả hơn.
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1905)
ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump. Vào năm 2025, ông Trump sẽ có được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội nếu ông muốn hạn chế hoặc thậm chí bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng; và nếu ông muốn mở rộng hoạt động khoan dò dầu khí; và nếu ông muốn gia hạn cắt giảm thuế cho những người dân Hoa kỳ giàu nhất và cắt giảm thuế cho các tập đoàn.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2213)
(Robert Mullins International) Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn. Kể từ năm 1990, Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) đã cho phép những người di dân từ các quốc gia có các điều kiện không an toàn được cư trú và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong thời gian lên đến mười tám tháng, và chính phủ Hoa Kỳ có thể gia hạn vô hạn định.
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Một 2024(Xem: 3604)
(Robert Mullins International) Hơn một nửa người Mỹ gốc Á sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, vì vậy việc giao tiếp với hệ thống di trú của Hoa Kỳ là một trải nghiệm phổ biến. Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn. Trong số những người Mỹ gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ, 73% cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc cần phải thay đổi phần lớn.