Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp
(Robert Mullins International) Kinh Cựu Ước có nói về Miền Đất Hứa (Promised Land). Đó là miền đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Albraham. Đó là miền đất của tự do dành cho người Do Thái để thóat khỏi cảnh nô lệ. Ngày nay, dường như hàng ngàn người từ nhiều quốc gia đang cố tìm một Miền Đất Hứa, cho một đời sống tốt đẹp hơn, hoặc muốn rời quê hương của họ để thoát khỏi những áp bức về nhân quyền, và dĩ nhiên, nơi chọn quê hương mới của họ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Ngày nay, người dân ở Việt Nam dự tính di dân sang Hoa Kỳ với những kỳ vọng thực tế hơn về nơi xứ lạ quê người. Họ biết đời sống ở Hoa Kỳ không dễ dàng và đường phố không trải vàng. Nhưng, Hoa Kỳ vẫn là nơi cho họ nhiều cơ hội phát triển về kinh tế và giáo dục.
Trong bốn thập niên vừa qua, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những nhóm kiều dân đông nhất tại Hoa Kỳ. Di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ hình thành trong ba giai đoạn, và giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ biến cố kinh hoàng 1975 khi chiến tranh chấm dứt.
Sài Gòn thất thủ đưa đến làn sóng di tản được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ với số người tỵ nạn lên đến khoảng 125.000 người. Nhóm tỵ nạn đầu tiên này phần lớn là quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, những cư dân thành thị, những chuyên gia. Phần lớn trong số này có liên hệ với chính phủ miền Nam và quân đội Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, họ là những 'đối tượng" mà nhà cầm quyền mới rất quan tâm.
Vào cuối thập niên 1970, nhóm người tỵ nạn Việt Nam thứ hai đến Hoa Kỳ trong làn sóng "thuyền nhân" tỵ nạn kinh hoàng và bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến cuối thập niên 1980. Nhóm di dân này phần lớn xuất phát từ những vùng thôn quê hẻo lánh gần sông, biển. Trong số này có một số người dân tộc Hoa phải trốn thoát vì sự ngược đãi tại Việt Nam.
Những người Việt trở thành "thuyền nhân" hoặc "bộ nhân" phải trốn thoát khỏi Việt Nam vì những chính sách mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng về chính trị, kinh tế và nông nghiệp dựa trên chủ thuyết cộng sản. Những chính sách này bao gồm "trại cải tạo", cưỡng bách tái định cư ở những "vùng kinh tế mới" và đầy đọa các cựu quân nhân và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những người vẫn còn tư tưởng ủng hộ chính nghĩa của nền dân chủ tự do ở miền Nam. Hầu hết những "thuyền nhân" đều liều mạng sống của mình đến những trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á và chờ đợi để được tái định cư ở một nước thứ ba.
Có sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân thuần túy và một người tỵ nạn. Người di dân muốn đi vì cuộc sống mới, trong khi người tỵ nạn bị buộc phải trốn thoát để tự cứu chính mình. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận 530.000 người tỵ nạn và những người muốn lánh cư Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2000.
Nhóm người di dân Việt Nam thứ ba đến Hoa Kỳ từ thập niên 1980 đến thập niên 1990 qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) khởi sự từ năm 1979. Nhóm người di dân này bao gồm các cựu quân nhân từng bị tù "cải tạo" với chương trình HO, diện con lai Mỹ và một số người trong diện tỵ nạn đặc biệt.
Kể từ sau cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng khoảng từ 231.000 người trong năm 1980 lên đến gần 1 triệu 300 ngàn người vào năm 2012, trở thành số dân ngoại kiều đông đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự tăng nhanh này xảy ra trong thập niên 1980 và 1990, khi số di dân Việt Nam gần như tăng gấp đôi trong mỗi thập niên. Mặc dù người tỵ nạn bao gồm hai làn sóng di dân Việt Nam đầu tiên, nhưng cuộc di dân sau đó hầu hết là những di dân đoàn tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ.
Hầu hết di dân Việt Nam (99%) nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân trong năm 1982 là người tỵ nạn. Ngược lại, chỉ có 2% di dân Việt Nam có Thẻ Xanh trong năm 2012 là người tỵ nạn, trong khi 96% có Thẻ Xanh qua việc đoàn tụ gia đình. Phần lớn những người định cư mới đây là thân nhân của những người tỵ nạn và con lai Mỹ đã đến Hoa Kỳ trước đây.
Dân số người Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay gần 2 triệu người, bao gồm những người sinh ở Việt Nam hoặc có nguồn gốc Việt Nam.
Tổng số tiền được gửi về Việt Nam khoảng 11 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, tương đương khoảng 6% tổng sản lượng nội địa của Việt Nam. Số tiền gửi về Việt Nam đã tăng gấp 10 lần kể từ cuối thập niên 1990.
Hiện nay, 40% dân số Việt Nam sống tại Quận hạt Orange County, miền Nam tiểu bang California. Số dân khác nhỏ hơn thành lập những cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose, Bắc California và thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, và vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Người di dân Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ gìn trọn vẹn những truyền thống Việt và những giá trị tôn giáo. Những căn bản giá trị truyền thống của họ bao gồm những kỳ vọng về sự thành đạt học vấn cao và mối liên hệ gia đình thật gắn bó. Vì đặt nặng vấn đề giáo dục, tỷ lệ sự thành đạt nhanh chóng của người Việt hiện nay đã ở những vị trí đáng phục trong những ngành nghề chuyên nghiệp, quản trị và kinh doanh, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật cao cấp và trong những nơi chuộng về điện tử như Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley ở miền Bắc tiểu bang California. Chỉ trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Việt đã đóng góp đáng kể vào xã hội Hoa Kỳ. Nhiều người đã đóng góp trực tiếp vào những công việc của chính phủ. Tại nhiều thành phố khác nhau ở California, bao gồm San Jose, Westminster và Garden Grove, nhiều người Việt Nam đang phục vụ trong những công sở, nhiều người khác đang phục vụ ở những văn phòng với quy chế cấp tiểu bang.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thái độ ra sao với chương trình di dân vào đầu thập niên 1980?
- Đáp: Người Việt nào muốn di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1980 đã gặp rất nhiều những trở ngại phải vượt qua, thông thường họ phải lo lót "tiền trà nước" với các cán bộ địa phương. Để có bản sao những giấy tờ hộ tịch, muốn xin sổ thông hành (hoặc hộ chiếu) và muốn có tên trong danh sách của những người được chấp thuận phỏng vấn với nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ đều phải lo lót tiền bạc. Thêm vào đó, họ phải trả nhiều loại tiền hải quan rất vô lý nếu muốn nhận thuốc men, quần áo… từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về. Và những cán bộ địa phương thường rất để ý những người thường nhận quà từ ngoại quốc và có toan tính ra đi.
- Hỏi: Khi nào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về vấn đề di dân thay đổi?
- Đáp: Sau hết, các cán bộ nhà nước quan sát và nhận ra rằng những người định cư ở Hoa Kỳ thường xuyên gửi tiền cho thân nhân còn ở lại Việt Nam. Những cán bộ nhà nước này đã đủ khôn ngoan để thả lỏng vấn đề di dân nhằm hưởng lợi từ những đồng tiền ở nước ngoài gửi về. Khi vấn đề ngoại giao được nối lại với Hoa Kỳ vào năm 1994, người ta đã thấy không còn nhiều những phí tổn "đặc biệt" cần phải chi để có tên trên danh sách phỏng vấn hoặc xin hộ chiếu nữa.
- Hỏi: Trong quan điểm của Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, khi nào người di dân Việt Nam trở thành người di dân bình thường?
- Đáp: Cho đến cuối thập niên 1990, các nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ và các viên chức Sở di trú xem những đương đơn người Việt Nam xin chiếu khán (visa) như những hồ sơ đặc biệt vì họ đã sống còn sau cuộc chiến và những gian khổ mà nhà cầm quyền đặt lên họ. Tuy nhiên, với thời gian trôi qua, nhiều người trẻ đã bắt đầu làm việc với Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, những người Việt Nam xin chiếu khán di dân được cứu xét kỹ lưỡng giống như những đương đơn ở các quốc gia khác.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Kinh Cựu Ước có nói về Miền Đất Hứa (Promised Land). Đó là miền đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Albraham. Đó là miền đất của tự do dành cho người Do Thái để thóat khỏi cảnh nô lệ. Ngày nay, dường như hàng ngàn người từ nhiều quốc gia đang cố tìm một Miền Đất Hứa, cho một đời sống tốt đẹp hơn, hoặc muốn rời quê hương của họ để thoát khỏi những áp bức về nhân quyền, và dĩ nhiên, nơi chọn quê hương mới của họ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Ngày nay, người dân ở Việt Nam dự tính di dân sang Hoa Kỳ với những kỳ vọng thực tế hơn về nơi xứ lạ quê người. Họ biết đời sống ở Hoa Kỳ không dễ dàng và đường phố không trải vàng. Nhưng, Hoa Kỳ vẫn là nơi cho họ nhiều cơ hội phát triển về kinh tế và giáo dục.
Trong bốn thập niên vừa qua, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những nhóm kiều dân đông nhất tại Hoa Kỳ. Di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ hình thành trong ba giai đoạn, và giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ biến cố kinh hoàng 1975 khi chiến tranh chấm dứt.
Sài Gòn thất thủ đưa đến làn sóng di tản được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ với số người tỵ nạn lên đến khoảng 125.000 người. Nhóm tỵ nạn đầu tiên này phần lớn là quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, những cư dân thành thị, những chuyên gia. Phần lớn trong số này có liên hệ với chính phủ miền Nam và quân đội Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, họ là những 'đối tượng" mà nhà cầm quyền mới rất quan tâm.
Vào cuối thập niên 1970, nhóm người tỵ nạn Việt Nam thứ hai đến Hoa Kỳ trong làn sóng "thuyền nhân" tỵ nạn kinh hoàng và bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến cuối thập niên 1980. Nhóm di dân này phần lớn xuất phát từ những vùng thôn quê hẻo lánh gần sông, biển. Trong số này có một số người dân tộc Hoa phải trốn thoát vì sự ngược đãi tại Việt Nam.
Những người Việt trở thành "thuyền nhân" hoặc "bộ nhân" phải trốn thoát khỏi Việt Nam vì những chính sách mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng về chính trị, kinh tế và nông nghiệp dựa trên chủ thuyết cộng sản. Những chính sách này bao gồm "trại cải tạo", cưỡng bách tái định cư ở những "vùng kinh tế mới" và đầy đọa các cựu quân nhân và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những người vẫn còn tư tưởng ủng hộ chính nghĩa của nền dân chủ tự do ở miền Nam. Hầu hết những "thuyền nhân" đều liều mạng sống của mình đến những trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á và chờ đợi để được tái định cư ở một nước thứ ba.
Có sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân thuần túy và một người tỵ nạn. Người di dân muốn đi vì cuộc sống mới, trong khi người tỵ nạn bị buộc phải trốn thoát để tự cứu chính mình. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận 530.000 người tỵ nạn và những người muốn lánh cư Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2000.
Nhóm người di dân Việt Nam thứ ba đến Hoa Kỳ từ thập niên 1980 đến thập niên 1990 qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) khởi sự từ năm 1979. Nhóm người di dân này bao gồm các cựu quân nhân từng bị tù "cải tạo" với chương trình HO, diện con lai Mỹ và một số người trong diện tỵ nạn đặc biệt.
Kể từ sau cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng khoảng từ 231.000 người trong năm 1980 lên đến gần 1 triệu 300 ngàn người vào năm 2012, trở thành số dân ngoại kiều đông đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự tăng nhanh này xảy ra trong thập niên 1980 và 1990, khi số di dân Việt Nam gần như tăng gấp đôi trong mỗi thập niên. Mặc dù người tỵ nạn bao gồm hai làn sóng di dân Việt Nam đầu tiên, nhưng cuộc di dân sau đó hầu hết là những di dân đoàn tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ.
Hầu hết di dân Việt Nam (99%) nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân trong năm 1982 là người tỵ nạn. Ngược lại, chỉ có 2% di dân Việt Nam có Thẻ Xanh trong năm 2012 là người tỵ nạn, trong khi 96% có Thẻ Xanh qua việc đoàn tụ gia đình. Phần lớn những người định cư mới đây là thân nhân của những người tỵ nạn và con lai Mỹ đã đến Hoa Kỳ trước đây.
Dân số người Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay gần 2 triệu người, bao gồm những người sinh ở Việt Nam hoặc có nguồn gốc Việt Nam.
Tổng số tiền được gửi về Việt Nam khoảng 11 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, tương đương khoảng 6% tổng sản lượng nội địa của Việt Nam. Số tiền gửi về Việt Nam đã tăng gấp 10 lần kể từ cuối thập niên 1990.
Hiện nay, 40% dân số Việt Nam sống tại Quận hạt Orange County, miền Nam tiểu bang California. Số dân khác nhỏ hơn thành lập những cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose, Bắc California và thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, và vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Người di dân Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ gìn trọn vẹn những truyền thống Việt và những giá trị tôn giáo. Những căn bản giá trị truyền thống của họ bao gồm những kỳ vọng về sự thành đạt học vấn cao và mối liên hệ gia đình thật gắn bó. Vì đặt nặng vấn đề giáo dục, tỷ lệ sự thành đạt nhanh chóng của người Việt hiện nay đã ở những vị trí đáng phục trong những ngành nghề chuyên nghiệp, quản trị và kinh doanh, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật cao cấp và trong những nơi chuộng về điện tử như Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley ở miền Bắc tiểu bang California. Chỉ trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Việt đã đóng góp đáng kể vào xã hội Hoa Kỳ. Nhiều người đã đóng góp trực tiếp vào những công việc của chính phủ. Tại nhiều thành phố khác nhau ở California, bao gồm San Jose, Westminster và Garden Grove, nhiều người Việt Nam đang phục vụ trong những công sở, nhiều người khác đang phục vụ ở những văn phòng với quy chế cấp tiểu bang.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thái độ ra sao với chương trình di dân vào đầu thập niên 1980?
- Đáp: Người Việt nào muốn di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1980 đã gặp rất nhiều những trở ngại phải vượt qua, thông thường họ phải lo lót "tiền trà nước" với các cán bộ địa phương. Để có bản sao những giấy tờ hộ tịch, muốn xin sổ thông hành (hoặc hộ chiếu) và muốn có tên trong danh sách của những người được chấp thuận phỏng vấn với nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ đều phải lo lót tiền bạc. Thêm vào đó, họ phải trả nhiều loại tiền hải quan rất vô lý nếu muốn nhận thuốc men, quần áo… từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về. Và những cán bộ địa phương thường rất để ý những người thường nhận quà từ ngoại quốc và có toan tính ra đi.
- Hỏi: Khi nào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về vấn đề di dân thay đổi?
- Đáp: Sau hết, các cán bộ nhà nước quan sát và nhận ra rằng những người định cư ở Hoa Kỳ thường xuyên gửi tiền cho thân nhân còn ở lại Việt Nam. Những cán bộ nhà nước này đã đủ khôn ngoan để thả lỏng vấn đề di dân nhằm hưởng lợi từ những đồng tiền ở nước ngoài gửi về. Khi vấn đề ngoại giao được nối lại với Hoa Kỳ vào năm 1994, người ta đã thấy không còn nhiều những phí tổn "đặc biệt" cần phải chi để có tên trên danh sách phỏng vấn hoặc xin hộ chiếu nữa.
- Hỏi: Trong quan điểm của Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, khi nào người di dân Việt Nam trở thành người di dân bình thường?
- Đáp: Cho đến cuối thập niên 1990, các nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ và các viên chức Sở di trú xem những đương đơn người Việt Nam xin chiếu khán (visa) như những hồ sơ đặc biệt vì họ đã sống còn sau cuộc chiến và những gian khổ mà nhà cầm quyền đặt lên họ. Tuy nhiên, với thời gian trôi qua, nhiều người trẻ đã bắt đầu làm việc với Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, những người Việt Nam xin chiếu khán di dân được cứu xét kỹ lưỡng giống như những đương đơn ở các quốc gia khác.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com