Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ
(Robert Mullins International) Mặc dù Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em đã có hiệu lực từ 14 năm qua, nhưng hầu như tuần nào văn phòng Robert Mullins International đều nhận được một số câu hỏi của những người đang bảo lãnh gia đình có con trên 21 tuổi.
Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA) đã tạo cơ hội cho những trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu khán (visa) di dân cho dù họ đã trên 21 tuổi. Đây là trường hợp thường liên quan đến những cháu nội-ngoại, hoặc cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh diện F3 (bảo lãnh con có gia đình) hoặc diện F4 (bảo lãnh anh chị em) đã được nộp từ lâu và hiện nay một số trẻ em trong gia đình đã trên 21 tuổi.
Một diện bảo lãnh khác cũng liên quan đến đạo luật CSPA là con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Tuổi của các em sẽ ngưng lại vào ngày Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh I-130 xin chiếu khán di dân của người bảo lãnh. Thí dụ, nếu các em được 17 tuổi khi người bảo lãnh nộp đơn I-130, các em sẽ vẫn được giữ số tuổi 17 và không cần quan tâm đến bao lâu sẽ được phỏng vấn cấp chiếu khán.
Nếu một Thường trú nhân trở thành công dân Mỹ trong thời gian bảo lãnh con dưới 21 tuổi thì tuổi của người con sẽ ngưng lại vào ngày người bảo lãnh chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ, theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.
Đối những hồ sơ bảo lãnh diện F3, F4 và F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi), Đạo Luật CSPA cho phép thời gian chờ đơn bảo lãnh đang duyệt xét được trừ vào số tuổi hiện tại của trẻ em. Tuổi theo đạo luật CSPA được định nghĩa là tuổi của trẻ em khi đơn bảo lãnh đáo hạn, sẽ được trừ vào thời gian đơn bảo lãnh nằm ở Sở di trú. Sau cách tính này, tuổi của các em sẽ ngưng lại bất kể bao lâu người được bảo lãnh phỏng vấn. Nếu (và chỉ Nếu) đơn xin chiếu khán (visa) DS-260 được nộp trong vòng một năm sau khi đơn bảo lãnh đáo hạn.
Thí dụ, nếu phải mất ba năm mới được Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, và ba năm này sẽ được trừ vào số tuổi của trẻ em được tính vào ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để hợp lệ xin chiếu khán di dân. Đây là lúc tuổi theo đạo luật CSPA được ngưng lại.
Ai sẽ quyết định nếu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể áp dụng cho trẻ em trên 21 tuổi? Theo nguyên tắc, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC) có thể quyết định điều này trước khi họ chuyển hồ sơ bảo lãnh đến Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, NVC thường nhường quyền quyết định cho Tòa Lãnh sự, vì thế, NVC không cho tên những trẻ em trên 21 tuổi vào danh sách phỏng vấn cấp chiếu khán.
Và điều này sẽ tùy thuộc vào gia đình phải nhanh chóng liên lạc với Tòa Lãnh sự để yêu cầu họ xác nhận lại tuổi của các em theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.
Một số gia đình không biết hoặc chưa biết đầy đủ về Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và thường nghĩ sai lầm rằng bất cứ trẻ em nào trên 21 tuổi sẽ không hợp lệ di dân sang Hoa Kỳ với họ. Thực tế cho thấy nhiều trẻ em từ 21 đến 23 tuổi đã có cơ hội được áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Và nhiều trẻ em đôi khi còn lớn tuổi hơn vẫn có thể có cơ hội này.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Làm sao tôi có thể biết chắc chắn nếu đứa trẻ trên 21 tuổi được hợp lệ áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?
- Đáp: Nếu qúy vị là thân chủ của văn phòng Robert Mullins, qúy vị có thể liên lạc bất cứ văn phòng nào của chúng tôi tại tiểu bang California hoặc ở Sài Gòn. Chúng tôi sẽ làm bài toán về số tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, và sẽ liên lạc với Tòa Lãnh sự nếu cần thiết. Nếu qúy vị không phải là thân chủ, chúng tôi sẽ rất vui lòng giúp qúy vị tính toán số tuổi theo đạo luật CSPA, và không tính lệ phí.
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra cho các trẻ em nếu họ quá lớn tuổi để áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?
- Đáp: Sau khi cha-mẹ của các em đến Hoa Kỳ, cha-mẹ nên nộp đơn bảo lãnh diện F2B cho những người con còn ở lại Việt Nam. Thời gian chờ đợi ít nhất là 5 năm hoặc hơn.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã có những buổi điều trần vào năm 2014 nhằm quyết định những đơn bảo lãnh F2B mới nên được dùng ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh trước đây của cha-mẹ. Điều này có nghĩa là cha-mẹ sẽ không cần thời gian chờ đợi để đưa con mình sang Hoa Kỳ. Nhưng tiếc này, Tối Cao Pháp Viện đã bác đề nghị này.
- Hỏi: Tôi là công dân Hoa Kỳ và đã nộp đơn bảo lãnh cho con gái còn độc thân của tôi lúc cháu 20 tuổi. Vì thế, tuổi của cháu được ngưng lại theo diện bảo lãnh IR-2. Vấn đề là cháu sẽ sinh con vào tháng tới. Làm sao cháu có thể đi chung với con sang Hoa Kỳ?
- Đáp: Không có loại chiếu khán nào cấp cho con của các đương đơn diện IR-2 (tức diện cha-mẹ công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi). Khi con gái của ông lên 21 tuổi, cô ấy có thể chọn chuyển sang diện F1 (tức diện bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi). Diện bảo lãnh F1 cho phép cô ấy mang theo con nhỏ, nhưng thời gian chờ đợi sẽ dài hơn cho đến khi đơn bảo lãnh F1 đáo hạn.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Mặc dù Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em đã có hiệu lực từ 14 năm qua, nhưng hầu như tuần nào văn phòng Robert Mullins International đều nhận được một số câu hỏi của những người đang bảo lãnh gia đình có con trên 21 tuổi.
Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA) đã tạo cơ hội cho những trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu khán (visa) di dân cho dù họ đã trên 21 tuổi. Đây là trường hợp thường liên quan đến những cháu nội-ngoại, hoặc cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh diện F3 (bảo lãnh con có gia đình) hoặc diện F4 (bảo lãnh anh chị em) đã được nộp từ lâu và hiện nay một số trẻ em trong gia đình đã trên 21 tuổi.
Một diện bảo lãnh khác cũng liên quan đến đạo luật CSPA là con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Tuổi của các em sẽ ngưng lại vào ngày Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh I-130 xin chiếu khán di dân của người bảo lãnh. Thí dụ, nếu các em được 17 tuổi khi người bảo lãnh nộp đơn I-130, các em sẽ vẫn được giữ số tuổi 17 và không cần quan tâm đến bao lâu sẽ được phỏng vấn cấp chiếu khán.
Nếu một Thường trú nhân trở thành công dân Mỹ trong thời gian bảo lãnh con dưới 21 tuổi thì tuổi của người con sẽ ngưng lại vào ngày người bảo lãnh chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ, theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.
Đối những hồ sơ bảo lãnh diện F3, F4 và F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi), Đạo Luật CSPA cho phép thời gian chờ đơn bảo lãnh đang duyệt xét được trừ vào số tuổi hiện tại của trẻ em. Tuổi theo đạo luật CSPA được định nghĩa là tuổi của trẻ em khi đơn bảo lãnh đáo hạn, sẽ được trừ vào thời gian đơn bảo lãnh nằm ở Sở di trú. Sau cách tính này, tuổi của các em sẽ ngưng lại bất kể bao lâu người được bảo lãnh phỏng vấn. Nếu (và chỉ Nếu) đơn xin chiếu khán (visa) DS-260 được nộp trong vòng một năm sau khi đơn bảo lãnh đáo hạn.
Thí dụ, nếu phải mất ba năm mới được Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, và ba năm này sẽ được trừ vào số tuổi của trẻ em được tính vào ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để hợp lệ xin chiếu khán di dân. Đây là lúc tuổi theo đạo luật CSPA được ngưng lại.
Ai sẽ quyết định nếu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể áp dụng cho trẻ em trên 21 tuổi? Theo nguyên tắc, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC) có thể quyết định điều này trước khi họ chuyển hồ sơ bảo lãnh đến Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, NVC thường nhường quyền quyết định cho Tòa Lãnh sự, vì thế, NVC không cho tên những trẻ em trên 21 tuổi vào danh sách phỏng vấn cấp chiếu khán.
Và điều này sẽ tùy thuộc vào gia đình phải nhanh chóng liên lạc với Tòa Lãnh sự để yêu cầu họ xác nhận lại tuổi của các em theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.
Một số gia đình không biết hoặc chưa biết đầy đủ về Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và thường nghĩ sai lầm rằng bất cứ trẻ em nào trên 21 tuổi sẽ không hợp lệ di dân sang Hoa Kỳ với họ. Thực tế cho thấy nhiều trẻ em từ 21 đến 23 tuổi đã có cơ hội được áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Và nhiều trẻ em đôi khi còn lớn tuổi hơn vẫn có thể có cơ hội này.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Làm sao tôi có thể biết chắc chắn nếu đứa trẻ trên 21 tuổi được hợp lệ áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?
- Đáp: Nếu qúy vị là thân chủ của văn phòng Robert Mullins, qúy vị có thể liên lạc bất cứ văn phòng nào của chúng tôi tại tiểu bang California hoặc ở Sài Gòn. Chúng tôi sẽ làm bài toán về số tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, và sẽ liên lạc với Tòa Lãnh sự nếu cần thiết. Nếu qúy vị không phải là thân chủ, chúng tôi sẽ rất vui lòng giúp qúy vị tính toán số tuổi theo đạo luật CSPA, và không tính lệ phí.
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra cho các trẻ em nếu họ quá lớn tuổi để áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?
- Đáp: Sau khi cha-mẹ của các em đến Hoa Kỳ, cha-mẹ nên nộp đơn bảo lãnh diện F2B cho những người con còn ở lại Việt Nam. Thời gian chờ đợi ít nhất là 5 năm hoặc hơn.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã có những buổi điều trần vào năm 2014 nhằm quyết định những đơn bảo lãnh F2B mới nên được dùng ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh trước đây của cha-mẹ. Điều này có nghĩa là cha-mẹ sẽ không cần thời gian chờ đợi để đưa con mình sang Hoa Kỳ. Nhưng tiếc này, Tối Cao Pháp Viện đã bác đề nghị này.
- Hỏi: Tôi là công dân Hoa Kỳ và đã nộp đơn bảo lãnh cho con gái còn độc thân của tôi lúc cháu 20 tuổi. Vì thế, tuổi của cháu được ngưng lại theo diện bảo lãnh IR-2. Vấn đề là cháu sẽ sinh con vào tháng tới. Làm sao cháu có thể đi chung với con sang Hoa Kỳ?
- Đáp: Không có loại chiếu khán nào cấp cho con của các đương đơn diện IR-2 (tức diện cha-mẹ công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi). Khi con gái của ông lên 21 tuổi, cô ấy có thể chọn chuyển sang diện F1 (tức diện bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi). Diện bảo lãnh F1 cho phép cô ấy mang theo con nhỏ, nhưng thời gian chờ đợi sẽ dài hơn cho đến khi đơn bảo lãnh F1 đáo hạn.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com