Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 135856)
Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ
* Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495. Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo việc kiểm soát sổ thông hành tất cả du khách nhập cảnh Hoa Kỳ phải in hình cá nhân kiểu điện tử và có dấu vân tay là một thí dụ điển hình. Và việc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh vợ/chồng, và hôn thê/hôn phu, tại các tòa lãnh sự ngày càng kỹ lưỡng hơn là một thí dụ cụ thể khác. Sau đây là các ghi nhận nổi bật về lãnh vực di trú liên quan đến cộng đồng Việt Nam trong năm 2005: -Vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, Tu Chính Án McCain lại một lần nữa được gia hạn đến tháng 11 năm 2007. Qúy vị có thể tìm hiểu chi tiết Chương trình McCain và đơn (Việt ngữ và Anh ngữ) trong phần Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn trên trang điện tử của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn: http://hochiminh.usconsulate.gov. Theo luật mới, chỉ có đương đơn liên hệ đến Chương trình McCain mới có thể nhận được các thông tin liên quan đến việc nộp đơn. Kể cả người bảo lãnh tại Hoa Kỳ và các đại diện pháp lý cũng không được quyền nhận các thông tin liên hệ. Vì thế, các đương đơn phải liên lạc trực tiếp với Bộ Phận Người Tỵ Nạn của Tổng lãnh sự để tìm hiểu về hồ sơ của mình. Số điện thoại của Bộ Phận Tỵ Nạn là 829-2750. - Sự giới hạn việc thu nhận đơn chuyển diện sang Thẻ Xanh Thường trú nhân của những người thuộc diện nhân đạo Tạm Dung Vì Lợi Ích Cộng Đồng (thường gọi là PIP) đã được bãi bỏ. Sự thay đổi luật này vào đầu năm 2005 đã hủy bỏ sự giới hạn đối với những người thuộc diện PIP muốn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Sự thay đổi này cũng hủy bỏ giới hạn số lượng đơn đã được cơ quan di trú phê chuẩn. Những người thuộc diện PIP có thể nộp đơn bất cứ lúc nào và đơn của họ sẽ được cơ quan di trú duyệt xét. - Về việc nộp các chứng từ bổ túc cho Lãnh sự Hoa Kỳ sau khi đơn xin chiếu khán (visa) bị từ chối: kể từ đầu tháng 8 năm 2005, hầu hết việc duyệt xét của lãnh sự về các chứng từ bổ túc phải được thực hiện khi các đương đơn đến Tòa lãnh sự nộp các chứng từ bổ túc. Một nhân viên chính thức của Tòa lãnh sự sẽ có mặt làm việc ngay tại cửa thu nhận các chứng từ kể trên. Tuy nhiên, xin ghi nhớ rằng các chứng từ nộp bổ túc không thể nộp từng phần. Tất cả các chứng từ được yêu cầu phải nộp đầy đủ một lần. - Liên quan đến việc duyệt xét đơn xin chiếu khán (visa) tại Việt Nam, nhất là các hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng và diện hôn thê/hôn phu: Sau hai sự kiện truy tố một số người chuyên nghề môi giới bảo lãnh "không chân thật" ở Trung Hoa và Việt Nam tại tiểu bang Washington và miền nam tiểu bang California, Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã cho thấy việc duyệt xét đơn xin chiếu khán thuộc các diện bảo lãnh kể trên ngày càng gay gắt và cẩn thận hơn. Tuy nhiên, nhiều đương đơn liên hệ đã cho rằng một số đòi hỏi chứng từ cần bổ túc của các viên chức lãnh sự quá khó khăn, gần như thiếu thực tế, đã làm tổn thương tình yêu trong sáng của họ khi từ chối đơn xin chiếu khán và quyết định hoàn trả đơn bảo lãnh về lại cơ quan di trú tại Hoa Kỳ. - Vào tháng 6 năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã phổ biến một bản Thông cáo chung về việc nhận con nuôi quốc tế. Bản Thông cáo chung này có thể đọc trên trang điện tử, bằng Việt ngữ và Anh ngữ, của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ: http://hochiminh.usconsulate.gov. Nhiều năm qua, việc người có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam đã đi vào bế tắc vì đã xảy ra nhiều vụ buôn bán bất hợp pháp. Theo các quy định của bản thỏa thuận giữa hai nước, nhiều nỗ lực sẽ được thực hiện để bảo đảm rằng các trẻ em được nhận phải là trẻ mồ côi thực sự và các em không thể do những kẻ vô lương tâm cung cấp chỉ với mục đích lợi dụng chương trình nhận con nuôi để buôn-bán. Toàn bộ chi tiết và các điều lệ liên quan đến việc nhận con nuôi tại Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian ngắn sắp tới. - Việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR) đã được loan báo vào tháng 11 vừa qua và sẽ bắt đầu duyệt xét vào tháng 5 năm 2006. Chương trình này giống như chương trình HO (Ra Đi Trật Tự - ODP) trước đây, nhưng chỉ ưu tiên cho những người không thể nộp đơn hay không thể hoàn tất việc duyệt xét đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự đóng lại vào ngày 30 tháng 4 năm 1994. Những người đã được thông báo trước đây không hội đủ những yêu cầu của Chương Trình Ra Đi Trật Tự sẽ không hợp lệ để nộp đơn lại theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo. - Cơn bão tố Katrina vừa qua đã mang lại thảm họa, không những cho cư dân ba tiểu bang Louisiana, Alabama, Mississippi, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tình cảm và nền kinh tế Hoa Kỳ. Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất tại ba tiểu bang này đã ra ngoài sự tưởng tượng của chính phủ Hoa Kỳ, và các nỗ lực trợ giúp các nạn nhân thiên tai đã gia tăng chưa từng có. Về mặt di trú, nhiều chương trình cứu tế khác nhau cho người di dân (hầu hết là các Thường trú nhân) đã và đang được thực hiện, bao gồm: thực phẩm, tiền thuê nhà, trợ giúp vay nợ, trợ cấp nhà cửa tạm thời, trợ cấp sửa chữa nhà cửa, các khoản tiền mặt ngắn hạn, cho vay buôn bán nhỏ và nhiều trợ giúp khác.... Tập Sách Hướng Dẫn Các Chương Trình Liên Bang Giúp Di Dân Hợp Lệ, được sửa đổi vào tháng 9 năm 2005 bởi Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia, đã liệt kê nhiều cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét, giúp đỡ những di dân hội đủ điều kiện đang gặp thảm cảnh trên đất Mỹ. - Một chi tiết hành chánh quan trọng mà Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International cần lưu ý là văn phòng đại diện tại Việt Nam (Văn phòng Rạng Mi) đã được dời về địa chỉ mới, tại số: 199 Trần Hưng Đạo B, Phường 10, Quận 5, Sài Gòn. Số điện thoại mới: 855-8312. Hỏi Đáp Di Trú: - Hỏi: Chị của tôi ở Việt Nam có quá nhiều con và không đủ tiền để có thể mang lại cho các cháu việc học hành tốt đẹp. Nếu chị tôi để đứa con nhỏ nhất vào sống trong viện mồ côi, tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không? - Đáp: Hiện chưa đủ thông tin để có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên có hai điểm cần lưu ý: Liệu cơ quan di trú chấp thuận việc nhận con nuôi như thế không nếu họ biết đứa trẻ vẫn còn đủ cha/mẹ, và đứa trẻ được gửi vào viện mồ côi chỉ vì mục đích di dân? Và quan trọng hơn nữa, liệu đứa trẻ có bị tổn thương về tâm lý khi phải rời khỏi gia đình và phải sống trong viện mồ côi hay không? - Hỏi: Trước khi rời khỏi Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ, tôi được một người mẹ cho tôi một đứa con của bà vì bà quá nghèo không thể chăm sóc con. Tôi đã xin khai sinh cho cháu với tên tôi là mẹ của cháu, nhưng cháu không thể xin chiếu khán (visa) đến Mỹ vì tôi không chứng minh được cháu là con ruột của tôi. Có cách nào giúp tôi đưa cháu đến Hoa Kỳ không? - Đáp: Nếu hiệp ước chung mới giữa hai nước cho phép việc nhận con nuôi không cần phải sống trong viện mồ côi, qúy vị có hai cách chọn lựa: Một là nộp đơn chính thức xin bảo lãnh con nuôi. Hai là nhận nuôi đứa trẻ nhưng nộp đơn xin chiếu khán diện di dân, nếu đứa trẻ sinh sống với qúy vị ít nhất hai năm trước khi qúy vị rời Việt Nam. Cả hai sự chọn lựa trên rất phức tạp, nhưng việc bảo lãnh con nuôi theo diện di dân dễ hơn nếu chọn cách bảo lãnh diện con nuôi. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng 2025(Xem: 797)
(Robert Mullins International) Trước khi bắt đầu chủ đề về du lịch cho Thường Trú Nhân, xin nhắc lại rằng công dân Hoa kỳ cần phải có hộ chiếu Hoa kỳ để đi lại giữa Canada và Mexico. Bạn có thể đi du lịch nước ngoài với tư cách là người có Thẻ xanh. Chuyến đi của bạn phải là tạm thời và bạn không thể ở ngoài Hoa Kỳ quá 1 năm. Khi bạn trở về Hoa Kỳ, nếu viên chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) tại sân bay Hoa kỳ tin rằng bạn không có ý định tiếp tục sống lâu dài tại Hoa Kỳ, họ có thể thu hồi tình trạng thường trú nhân của bạn. Hãy mang theo Thẻ Xanh của bạn mọi lúc. Hoặc ít nhất là có một bản chụp thẻ xanh và các giấy tờ quan trọng khác trong điện thoại của bạn. Nên sao chụp lại các thứ quan trọng, bao gồm cả thẻ tín dụng. Nếu chuyến đi của bạn kéo dài hơn một năm, hoặc thậm chí hơn sáu tháng, bạn nên nộp đơn xin Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit). Nếu bạn ở nước ngoài hơn một năm mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh, có thể bạn sẽ cần phải nộp đơn tại Lãnh sự quán Hoa kỳ
Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 2025(Xem: 1747)
(Robert Mullins International) Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách di trú. Theo mọi thứ mà đội ngũ ông Trump đã nói, vào năm 2025 sẽ có các điều luật thắt chặt hơn, tăng cường thực thi và các hạn chế tiềm ẩn. ĐIỂM NỔI BẬT NĂM 2024. Nhu cầu về chiếu khán diện làm việc tăng đột biến, nhưng vẫn còn những thách thức liên tục do hạn mức chiếu khán, tình trạng tồn đọng và hạn chế nhân lực của Sở Di Trú. Chính quyền Biden đã mở rộng để có đủ điều kiện được chỉ định Ân xá nhân đạo và Tình trạng được bảo vệ tạm thời. Ông đã trao cho những cá nhân có đủ điều kiện cơ hội để xin giấy phép làm việc. Những nỗ lực cũng đã được thực hiện để mang lại sự ổn định cho những người nhận DACA- Chương trình Tạm hoãn hành động đối với Trẻ em đã đến Mỹ khi còn thơ ấu. Để giảm tình trạng tồn đọng trong quá trình duyệt xét, việc miễn phỏng vấn đã được mở rộng cho một số đương đơn xin chiếu khán và xin các quyền lợi di trú tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 28 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1381)
(Robert Mullins International) Vào năm 2024, các vấn đề di trú liên tục xuất hiện trên báo chí. Những sự kiện liên quan đến di trú đứng đầu danh sách chắc chắn là các tin tức di trú lớn nhất trong năm. Ông Donald Trump tái đắc cử: Chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024 của ông Trump sẽ có tác động mạnh mẽ đến chính sách di trú tại Hoa Kỳ. Ngay sau cuộc bầu cử, ông đã đề cử những người chống di dân vào các vị trí Tổng chưởng lý, Bộ trưởng Bộ Nội An và các quan chức cấp cao biên giới. Ông Trump đã hứa sẽ thực hiện chiến dịch "trục xuất hàng loạt", hạn chế di dân hợp pháp, và tăng cường đáng kể việc thực thi biên giới.
Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 2264)
(Robert Mullins International) Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã được thêm vào Hiến pháp năm 1868. Đây là một tuyên bố rất đơn giản và rất rõ ràng: Tất cả những người sinh ra tại Hoa Kỳ đều là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ sinh sống. Một ngoại lệ: Trẻ sơ sinh sinh ra tại Hoa Kỳ có cha mẹ là nhà ngoại giao nước ngoài. Tu chính án thứ 14 không nói gì về tình trạng di trú của cha mẹ. Hoa Kỳ, Canada, Mexico và hầu hết các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ đều cho phép không hạn chế quyền công dân theo nơi sinh. Một đứa trẻ nhận được quyền công dân trong nước chỉ bằng cách sinh ra ở đó, bất kể cha mẹ có quốc tịch gì.
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 2218)
(Robert Mullins International) Thomas Homan sẽ là ‘quan chức cấp cao quản lý biên giới’ bắt đầu từ tháng 1 năm 2025. Ông sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện thành công ‘cuộc trục xuất hàng loạt’ của ông Trump. Ông cũng sẽ chịu trách nhiệm về biên giới của Hoa Kỳ với Mexico và Canada, cũng như ở các hải cảng và phi cảng của Hoa Kỳ. Ông Homan đã dành hơn 30 năm để thực thi luật di trú cho INS/CIS, CBP và ICE. Ông cho biết ông không chống di dân, nhưng ông chống di dân bất hợp pháp. Ông cho rằng những người di dân nên nộp đơn xin tị nạn và ông đồng ý rằng Hoa Kỳ cần những người lao động nước ngoài nhập cảnh hợp pháp. Ông Homan cho biết những người di dân chỉ nhập cảnh vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và không phải là tội phạm sẽ không phải là những người đầu tiên bị trục xuất.
Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 1947)
(Robert Mullins International) Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Vào tháng 1 năm 2025, cả hai viện của Quốc hội sẽ có đa số là đảng Cộng hòa. Chúng ta có thể thấy Đạo luật RAISE, hoặc một đạo luật rất giống với đạo luật này, sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2025. RAISE là viết tắt của Reforming American Immigration for Strong Employment - Cải tổ di trú Hoa Kỳ để có việc làm vững mạnh. Về cơ bản, Đạo luật RAISE được tạo ra để làm giảm 50% mức độ di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2006)
Ngành EB-5 có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump? Hiện tại, ông Trump đang đưa ra lời hứa về việc sửa đổi các thủ tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Có thể các kế hoạch của ông sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho đầu tư và cải tổ. Lời hứa về hệ thống Di trú thông minh, dựa trên điểm thành tích Tầm nhìn của ông Trump về một hệ thống di trú dựa trên điểm thành tích có thể thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm một con đường tối ưu hơn để trở thành thường trú nhân. Đối với di trú kinh doanh, ông muốn nhấn mạnh đến các kỹ năng chuyên môn, sự đóng góp kinh tế và tiềm năng đầu tư. Điều này thì phù hợp với lợi ích của những đại giađang tìm kiếm đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì ông Trump sẽ nhắm vào vấn đề di dân bất hợp pháp, nên có khả năng sẽ có các cải tổ về các điều luậtmà có thể thu hút các nhà đầu tư EB-5, những người mong muốn có một quy trình nộp đơn hiệu quả hơn.
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1898)
ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump. Vào năm 2025, ông Trump sẽ có được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội nếu ông muốn hạn chế hoặc thậm chí bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng; và nếu ông muốn mở rộng hoạt động khoan dò dầu khí; và nếu ông muốn gia hạn cắt giảm thuế cho những người dân Hoa kỳ giàu nhất và cắt giảm thuế cho các tập đoàn.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2209)
(Robert Mullins International) Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn. Kể từ năm 1990, Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) đã cho phép những người di dân từ các quốc gia có các điều kiện không an toàn được cư trú và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong thời gian lên đến mười tám tháng, và chính phủ Hoa Kỳ có thể gia hạn vô hạn định.
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Một 2024(Xem: 3586)
(Robert Mullins International) Hơn một nửa người Mỹ gốc Á sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, vì vậy việc giao tiếp với hệ thống di trú của Hoa Kỳ là một trải nghiệm phổ biến. Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn. Trong số những người Mỹ gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ, 73% cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc cần phải thay đổi phần lớn.