Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.
(Robert Mullins International) Vào cuối năm 2020, Tòa Bạch Ốc hy vọng sẽ đưa ra nhiều sự thay đổi một số luật di trú. Sau đây là một vài sự thay đổi đã được đề nghị và có thể có hiệu lực trong năm nay.
Hiện tại, các sinh viên ngọai quốc du học có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi hòan tất chương trình học. Sự cho phép này được gọi là "Suốt Thời Gian của Diện (du học)" (tức Duration of Status, viết tắt là D/S). Điều lệ được cho phép trước đây giúp cho các sinh viên có thể ở lại Hoa Kỳ với tối đa thời gian nếu họ vẫn tiếp tục đi học hợp lệ. Theo quy luật hiện nay, các sinh viên có chiếu khán F nhập cảnh Hoa Kỳ đều có thể được cho phép ở "Suốt Thời Gian của Diện (du học)". Những sinh viên có diện D/S này đều có thể nhờ các trường đại học cho chuyển trường hoặc gia hạn việc học. Nhưng theo quy luật mới, Bộ Nội An sẽ bỏ quy chế D/S và đưa ra ngày cụ thể để giới hạn thời gian có thể ở lại Hoa Kỳ. Tương tự, quy luật mới sẽ tùy theo Sở di trú USCIS có chấp thuận sinh viên được chuyển trường hay không và có cho phép được hưởng chương trình Huấn Luyện Thực Tế Nhiệm Ý (tức Optional Practical Training) hay không. Điều này có nghĩa là thời gian chờ Sở di trú chấp thuận sẽ lâu hơn. Và điều này cũng sẽ làm nản chí những sinh viên ngọai quốc muốn du học tại Hoa Kỳ. Các nước Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Gia Nã Đại có thể chào đón sinh viên ngọai quốc niềm nở hơn.
Các Viên Chức Trường Học Được Chỉ Định cũng sẽ bị kiểm tra lý lịch
Chương trình chiếu khán (visa) du học "F" được giám sát bởi Các Viên Chức Trường Học Được Chỉ Định (tức Designated School Officials) tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Các viên chức này có trách nhiệm cập nhật và duy trì hồ sơ sinh viên trong Hệ Thống Sinh Viên và Trao Đổi Thông Tin (tức Student and Exchange Information System - gọi tắt là SEVIS). Theo quy luật mới được đề nghị, các viên chức kể trên sẽ là đối tượng được kiểm tra nhiều hơn như một điều kiện để được thuê làm việc.
Hủy Bỏ Chiếu Khán B1/B2 Nếu Đi Du Lịch và Sinh Con Ở Hoa Kỳ
"Du lịch sinh con" có nghĩa là du lịch qua Hoa Ký với chiếu khán phi di dân B1/B2 với mục đích sinh con ở nước này. Việc này thường xảy ra với những phụ nữ sống ở những nước có tỷ lệ sinh sản quá cao hoặc có số trẻ em tử vong cao sau khi chào đời. Những phụ nữ đến Hoa Kỳ để nhận được việc điều trị y tế liên quan đến việc mang thai, kể cả việc sinh con, thuờng có chiếu khán hợp pháp B1/2 (tức chiếu khán vì công việc hoặc du lịch thuần túy). Nhưng quy luật mới có khả năng sẽ cấm phụ nữ mang thai nhập cảnh Hoa Kỳ để sinh con.
Cựu giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thế Quan (tức cơ quan Immigration and Custom Enforcement - ICE) đã nói rằng vấn đề được thụ đắc quốc tịch vì sinh con ở Hoa Kỳ đã là một nan đề từ lâu. Ông nói rằng nhiều người đến nước này để sinh con vì đứa trẻ sẽ được hưởng những phúc lợi xã hội, tiền trợ cấp và phiếu thực phẩm (food stamp).
Người đóng thuế ở Hoa Kỳ đã phải trả phí tổn 2 tỷ 400 triệu mỹ kim mỗi năm cho vấn đề du khách đến Hoa Kỳ sinh con. Trong số khỏang 300.000 hồ sơ, các cha mẹ là di dân bất hợp pháp; 39.000 người dùng các lọai chiếu khán sinh viên và làm việc và 33.000 người nhập cảnh với chiếu khán du lịch. Trong năm 2019, khỏang 270.000 em bé được sinh ra là con của những di dân ở Hoa Kỳ.
Tòa án từ chối quy luật mới về "gánh nặng xã hội" của ông Trump
Vào ngày 8 tháng 1 năm 2020 vừa qua, một tòa án liên bang ở tiểu bang Nữu Ước đã từ chối hành pháp Trump áp dụng quy luật mới về gánh nặng xã hội. Quy luật mới này sẽ giúp cho chính phủ có thể từ chối dễ dàng đơn xin thẻ xanh và xin chiếu khán từ những di dân có thể trở thành "gánh nặng xã hội" và cũng là gánh nặng cho những người trả thuế ở Hoa Kỳ.
Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Hai ở tiểu bang Nữu Ước đã quyết định tiếp tục ban lệnh cấm trên tòan quốc không được áp dụng quy luật mới về "gánh nặng xã hội". Những người ủng hộ di trú chống lại quy luật này nói rằng đó là điều ảnh hưởng bất công với những di dân có lợi tức thấp và những dân da màu tìm cách đến Hoa Kỳ.
Những quy định về gánh nặng xã hội là một trong một số đề nghị của hành pháp đưa ra trong năm 2019 để giới hạn gắt gao vấn đề di trú hợp pháp. Trong tháng 10 năm 2019, Tòa Bạch Ốc đưa ra quy luật sẽ đòi hỏi các đương đơn xin chiếu khán ở nước ngòai phải có bảo hiểm sức khỏe trong vòng 30 ngày sau khi đến Hoa Kỳ. Cũng giống như quy luật về gánh nặng xã hội, quy luật về bảo hiểm sức khỏe hiện nay cũng đã bị tòa án chận lại.
Thượng nghị sĩ Ron Johnson nói rằng Hoa Kỳ là nước lãnh đạo trên thế giới về việc cấp quy chế thường trú hợp pháp
Chẳng ai nghi ngờ về Hoa Kỳ giống như thỏi nam châm đối với người di dân, nhưng nếu so sánh với những nước khác ban quy chế thường trú ra sao? Nghị sĩ Johnson nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục làm tốt hơn những nước khác khi ban quy chế thường trú cho những người nhập cảnh Hoa Kỳ. Không có quốc gia nào, ngòai Hoa Kỳ, có thể ban quy chế thường trú (cấp Thẻ Xanh) cho hơn một triệu người mỗi năm.
Con đường "thường trú hợp pháp" đến quốc tịch không dễ dàng áp dụng đối với những quốc gia trên thế giới. Những Thường Trú Nhân, nếu sống ở Hoa Kỳ 5 năm, hoặc 3 năm nếu là vợ/chồng của công dân Mỹ, đều có thể có quốc tịch Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm những tội nghiêm trọng.
Những quốc gia khác cho nhập cảnh người ngọai quốc đến làm việc lâu dài hoặc du học, hoặc ngay cả cho phép lánh cư (asylum), nhưng hầu hết những trường hợp này rất khó thể được nhập tịch. Vì thế, Hoa Kỳ là một nước khác hòan tòan.
Tổng số người sinh đẻ ở ngọai quốc đang sinh sống ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 45 triệu người. Trong số này, khỏang 22 triệu 600 ngàn người đã được nhập tịch, và 22 triệu 100 ngàn người chưa là công dân, bao gồm khỏang 11 triệu người là di dân bất hợp pháp.
Theo một số thống kê gần đây, trong năm 2017, số người được cấp quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ vẫn trên 1 triệu 100 ngàn người. Điều này nếu so sánh với những nước khác sẽ thấy điều gì?
Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, với dân số nhỏ hơn nhưng rất gần gũi với Hoa Kỳ khi ban quy chế thường trú nhân và có thể trở thành công dân.
Gia Nã Đại, có dân số 37 triệu, cho nhập cảnh khỏang 330.000 thường trú nhân mỗi năm.
Úc Đại Lợi, với dân số 25 triệu người, giới hạn con số 160.000 thường trú nhân mỗi năm.
Tân Tây Lan, với dân số 4 triệu 800 ngàn người, đã có 150.000 thường trú nhân mới mỗi năm.
Tại Âu Châu có 1 triệu 300 ngàn người nộp đơn xin lánh cư (asylum) trong năm 2015. Nước Đức, với dân số 83 triệu, đã cho nhập cảnh khỏang 890.000 người tỵ nạn.
Hoa Kỳ với dân số khỏang 330 triệu. Không có nước nào có nhiều di dân như ở Hoa Kỳ. Và điều này sẽ luôn luôn như vậy. Hoa Kỳ là một nước giàu mạnh có đủ công ăn việc làm và nơi có thể giúp đỡ hơn 1 triệu 100 ngàn di dân mỗi năm.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Theo quy luật mới được đề nghị, Bộ Nội An sẽ bỏ quy chế D/S và đưa ra một thời gian rõ rệt giới hạn mà sinh viên ngoại quốc có thể ở lại Hoa Kỳ. Vậy họ có thể ở lại bao lâu?
- Đáp: Chúng ta kỳ vọng rằng Bộ Nội An sẽ tiêu chuẩn hóa thời gian được ở lại: Thí dụ như 4 năm với chứng chỉ Cử nhân; 2 năm với chứng chỉ Cao học và 1 năm với chương trình OPT. Bất cứ sự gia hạn nào cũng sẽ phải được Sở di trú chấp thuận và có thể rất khó được chấp thuận.
- Hỏi: Có thể chính phủ Hoa Kỳ vẫn cho phép phụ nữ mang thai đến Hoa Kỳ nhưng không cho phép những em bé này đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ không?
- Đáp: Một số quốc gia cho phép việc trở thành công dân sau khi sinh nhưng với điều kiện một trong cha hoặc mẹ là thường trú nhân hoặc là công dân của nước này. Hoa Kỳ có thể làm điều này nếu quốc hội bỏ phiếu thay đổi Hiến Pháp Hoa Kỳ liên quan đến quyền trở thành công dân khi sinh ra. Hiện nay, Hiến pháp nói rằng bất cứ trẻ em nào sinh ra tại Hoa Kỳ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.
- Hỏi: Trong năm 2015, nước Đức với 83 triệu dân nhưng đã chấp nhận 900.000 người tỵ nạn. Hoa Kỳ, với 333 triệu người, đã chấp nhận ít hơn. Tại sao vậy?
- Đáp: Nước Đức đã quyết định như vậy vì những lý do nhân đạo. Nước này đón nhận số lượng di dân khổng lồ đã trốn khỏi chiến tranh và ngược đãi , như những người đến từ Syria và A Phú Hãn. Những quốc gia Tây Âu khác như Tây Ban Nha, Pháp và Ý Đại Lợi cũng chấp nhận rất nhiều di dân liều chết để vượt biển từ Phi Châu bằng thuyền băng qua Địa Trung Hải.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Vào cuối năm 2020, Tòa Bạch Ốc hy vọng sẽ đưa ra nhiều sự thay đổi một số luật di trú. Sau đây là một vài sự thay đổi đã được đề nghị và có thể có hiệu lực trong năm nay.
Hiện tại, các sinh viên ngọai quốc du học có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi hòan tất chương trình học. Sự cho phép này được gọi là "Suốt Thời Gian của Diện (du học)" (tức Duration of Status, viết tắt là D/S). Điều lệ được cho phép trước đây giúp cho các sinh viên có thể ở lại Hoa Kỳ với tối đa thời gian nếu họ vẫn tiếp tục đi học hợp lệ. Theo quy luật hiện nay, các sinh viên có chiếu khán F nhập cảnh Hoa Kỳ đều có thể được cho phép ở "Suốt Thời Gian của Diện (du học)". Những sinh viên có diện D/S này đều có thể nhờ các trường đại học cho chuyển trường hoặc gia hạn việc học. Nhưng theo quy luật mới, Bộ Nội An sẽ bỏ quy chế D/S và đưa ra ngày cụ thể để giới hạn thời gian có thể ở lại Hoa Kỳ. Tương tự, quy luật mới sẽ tùy theo Sở di trú USCIS có chấp thuận sinh viên được chuyển trường hay không và có cho phép được hưởng chương trình Huấn Luyện Thực Tế Nhiệm Ý (tức Optional Practical Training) hay không. Điều này có nghĩa là thời gian chờ Sở di trú chấp thuận sẽ lâu hơn. Và điều này cũng sẽ làm nản chí những sinh viên ngọai quốc muốn du học tại Hoa Kỳ. Các nước Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Gia Nã Đại có thể chào đón sinh viên ngọai quốc niềm nở hơn.
Các Viên Chức Trường Học Được Chỉ Định cũng sẽ bị kiểm tra lý lịch
Chương trình chiếu khán (visa) du học "F" được giám sát bởi Các Viên Chức Trường Học Được Chỉ Định (tức Designated School Officials) tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Các viên chức này có trách nhiệm cập nhật và duy trì hồ sơ sinh viên trong Hệ Thống Sinh Viên và Trao Đổi Thông Tin (tức Student and Exchange Information System - gọi tắt là SEVIS). Theo quy luật mới được đề nghị, các viên chức kể trên sẽ là đối tượng được kiểm tra nhiều hơn như một điều kiện để được thuê làm việc.
Hủy Bỏ Chiếu Khán B1/B2 Nếu Đi Du Lịch và Sinh Con Ở Hoa Kỳ
"Du lịch sinh con" có nghĩa là du lịch qua Hoa Ký với chiếu khán phi di dân B1/B2 với mục đích sinh con ở nước này. Việc này thường xảy ra với những phụ nữ sống ở những nước có tỷ lệ sinh sản quá cao hoặc có số trẻ em tử vong cao sau khi chào đời. Những phụ nữ đến Hoa Kỳ để nhận được việc điều trị y tế liên quan đến việc mang thai, kể cả việc sinh con, thuờng có chiếu khán hợp pháp B1/2 (tức chiếu khán vì công việc hoặc du lịch thuần túy). Nhưng quy luật mới có khả năng sẽ cấm phụ nữ mang thai nhập cảnh Hoa Kỳ để sinh con.
Cựu giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thế Quan (tức cơ quan Immigration and Custom Enforcement - ICE) đã nói rằng vấn đề được thụ đắc quốc tịch vì sinh con ở Hoa Kỳ đã là một nan đề từ lâu. Ông nói rằng nhiều người đến nước này để sinh con vì đứa trẻ sẽ được hưởng những phúc lợi xã hội, tiền trợ cấp và phiếu thực phẩm (food stamp).
Người đóng thuế ở Hoa Kỳ đã phải trả phí tổn 2 tỷ 400 triệu mỹ kim mỗi năm cho vấn đề du khách đến Hoa Kỳ sinh con. Trong số khỏang 300.000 hồ sơ, các cha mẹ là di dân bất hợp pháp; 39.000 người dùng các lọai chiếu khán sinh viên và làm việc và 33.000 người nhập cảnh với chiếu khán du lịch. Trong năm 2019, khỏang 270.000 em bé được sinh ra là con của những di dân ở Hoa Kỳ.
Tòa án từ chối quy luật mới về "gánh nặng xã hội" của ông Trump
Vào ngày 8 tháng 1 năm 2020 vừa qua, một tòa án liên bang ở tiểu bang Nữu Ước đã từ chối hành pháp Trump áp dụng quy luật mới về gánh nặng xã hội. Quy luật mới này sẽ giúp cho chính phủ có thể từ chối dễ dàng đơn xin thẻ xanh và xin chiếu khán từ những di dân có thể trở thành "gánh nặng xã hội" và cũng là gánh nặng cho những người trả thuế ở Hoa Kỳ.
Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Hai ở tiểu bang Nữu Ước đã quyết định tiếp tục ban lệnh cấm trên tòan quốc không được áp dụng quy luật mới về "gánh nặng xã hội". Những người ủng hộ di trú chống lại quy luật này nói rằng đó là điều ảnh hưởng bất công với những di dân có lợi tức thấp và những dân da màu tìm cách đến Hoa Kỳ.
Những quy định về gánh nặng xã hội là một trong một số đề nghị của hành pháp đưa ra trong năm 2019 để giới hạn gắt gao vấn đề di trú hợp pháp. Trong tháng 10 năm 2019, Tòa Bạch Ốc đưa ra quy luật sẽ đòi hỏi các đương đơn xin chiếu khán ở nước ngòai phải có bảo hiểm sức khỏe trong vòng 30 ngày sau khi đến Hoa Kỳ. Cũng giống như quy luật về gánh nặng xã hội, quy luật về bảo hiểm sức khỏe hiện nay cũng đã bị tòa án chận lại.
Thượng nghị sĩ Ron Johnson nói rằng Hoa Kỳ là nước lãnh đạo trên thế giới về việc cấp quy chế thường trú hợp pháp
Chẳng ai nghi ngờ về Hoa Kỳ giống như thỏi nam châm đối với người di dân, nhưng nếu so sánh với những nước khác ban quy chế thường trú ra sao? Nghị sĩ Johnson nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục làm tốt hơn những nước khác khi ban quy chế thường trú cho những người nhập cảnh Hoa Kỳ. Không có quốc gia nào, ngòai Hoa Kỳ, có thể ban quy chế thường trú (cấp Thẻ Xanh) cho hơn một triệu người mỗi năm.
Con đường "thường trú hợp pháp" đến quốc tịch không dễ dàng áp dụng đối với những quốc gia trên thế giới. Những Thường Trú Nhân, nếu sống ở Hoa Kỳ 5 năm, hoặc 3 năm nếu là vợ/chồng của công dân Mỹ, đều có thể có quốc tịch Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm những tội nghiêm trọng.
Những quốc gia khác cho nhập cảnh người ngọai quốc đến làm việc lâu dài hoặc du học, hoặc ngay cả cho phép lánh cư (asylum), nhưng hầu hết những trường hợp này rất khó thể được nhập tịch. Vì thế, Hoa Kỳ là một nước khác hòan tòan.
Tổng số người sinh đẻ ở ngọai quốc đang sinh sống ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 45 triệu người. Trong số này, khỏang 22 triệu 600 ngàn người đã được nhập tịch, và 22 triệu 100 ngàn người chưa là công dân, bao gồm khỏang 11 triệu người là di dân bất hợp pháp.
Theo một số thống kê gần đây, trong năm 2017, số người được cấp quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ vẫn trên 1 triệu 100 ngàn người. Điều này nếu so sánh với những nước khác sẽ thấy điều gì?
Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, với dân số nhỏ hơn nhưng rất gần gũi với Hoa Kỳ khi ban quy chế thường trú nhân và có thể trở thành công dân.
Gia Nã Đại, có dân số 37 triệu, cho nhập cảnh khỏang 330.000 thường trú nhân mỗi năm.
Úc Đại Lợi, với dân số 25 triệu người, giới hạn con số 160.000 thường trú nhân mỗi năm.
Tân Tây Lan, với dân số 4 triệu 800 ngàn người, đã có 150.000 thường trú nhân mới mỗi năm.
Tại Âu Châu có 1 triệu 300 ngàn người nộp đơn xin lánh cư (asylum) trong năm 2015. Nước Đức, với dân số 83 triệu, đã cho nhập cảnh khỏang 890.000 người tỵ nạn.
Hoa Kỳ với dân số khỏang 330 triệu. Không có nước nào có nhiều di dân như ở Hoa Kỳ. Và điều này sẽ luôn luôn như vậy. Hoa Kỳ là một nước giàu mạnh có đủ công ăn việc làm và nơi có thể giúp đỡ hơn 1 triệu 100 ngàn di dân mỗi năm.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Theo quy luật mới được đề nghị, Bộ Nội An sẽ bỏ quy chế D/S và đưa ra một thời gian rõ rệt giới hạn mà sinh viên ngoại quốc có thể ở lại Hoa Kỳ. Vậy họ có thể ở lại bao lâu?
- Đáp: Chúng ta kỳ vọng rằng Bộ Nội An sẽ tiêu chuẩn hóa thời gian được ở lại: Thí dụ như 4 năm với chứng chỉ Cử nhân; 2 năm với chứng chỉ Cao học và 1 năm với chương trình OPT. Bất cứ sự gia hạn nào cũng sẽ phải được Sở di trú chấp thuận và có thể rất khó được chấp thuận.
- Hỏi: Có thể chính phủ Hoa Kỳ vẫn cho phép phụ nữ mang thai đến Hoa Kỳ nhưng không cho phép những em bé này đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ không?
- Đáp: Một số quốc gia cho phép việc trở thành công dân sau khi sinh nhưng với điều kiện một trong cha hoặc mẹ là thường trú nhân hoặc là công dân của nước này. Hoa Kỳ có thể làm điều này nếu quốc hội bỏ phiếu thay đổi Hiến Pháp Hoa Kỳ liên quan đến quyền trở thành công dân khi sinh ra. Hiện nay, Hiến pháp nói rằng bất cứ trẻ em nào sinh ra tại Hoa Kỳ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.
- Hỏi: Trong năm 2015, nước Đức với 83 triệu dân nhưng đã chấp nhận 900.000 người tỵ nạn. Hoa Kỳ, với 333 triệu người, đã chấp nhận ít hơn. Tại sao vậy?
- Đáp: Nước Đức đã quyết định như vậy vì những lý do nhân đạo. Nước này đón nhận số lượng di dân khổng lồ đã trốn khỏi chiến tranh và ngược đãi , như những người đến từ Syria và A Phú Hãn. Những quốc gia Tây Âu khác như Tây Ban Nha, Pháp và Ý Đại Lợi cũng chấp nhận rất nhiều di dân liều chết để vượt biển từ Phi Châu bằng thuyền băng qua Địa Trung Hải.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com