Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị gửi công nhân sang lao động tại Hoa kỳ và một số công ty môi giới đã quảng cáo về chương trình này. Trong số báo New York Times ra ngày 28 tháng 2 năm 2007, ký giả Steven Greenhouse có bài viết về tình cảnh của một số công nhân Thái tin tưởng vào lời quảng cáo của các công ty tuyển mộ, và đã thất vọng ê chề khi nhập vào thực tế trên đất Mỹ. Phóng viên Nguyễn An của đài Á Châu Tự Do (RFA) tóm lược và trình bày thêm chi tiết, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết quan trọng như sau:
Trước lời quảng cáo tuyển dụng công nhân sang Hoa Kỳ làm việc ở các nông trại tại tiểu bang North Carolina trong ba năm với số lương khoảng 16,000 đô la một năm, nhiều nông dân Thái đã cầm lòng không đậu.
Worawut Khansamrit là một trường hợp điển hình. Anh là một nông dân 40 tuổi, có một đứa con gái 15 tuổi mà anh chỉ mong sao cho nó được vào đại học. Anh so sánh số lưong trên tờ quảng cáo với thu nhập hiện tại của anh là 500 đô la một năm, và quyết định thật dễ dàng: đem mảnh ruộng hương hoả của mình ra cầm cố để có đủ số tiền 11,000 đô la nộp cho công ty tuyển dụng và quả nhiên anh được đưa sang North Carolina.
Nạn nhân của tệ buôn người
Tại đây anh gặp khoảng 30 người nữa trong hoàn cảnh chẳng khác gì anh. Họ đưa anh đến làm việc ở một nông trại thật, nhưng chỉ một tháng là hết việc. Sau đó, họ đưa anh xuống New Orleans để dọn dẹp một khách sạn bị tàn phá bởi trận bão Katrina hơn hai năm trước.
Anh không được lĩnh một đồng lương nào cho cái công việc nặng nhọc này, thế là anh cùng các bạn đồng hương đồng cảnh khác quyết định đưa nội vụ ra toà, nói là họ là nạn nhân của tệ buôn người. Công ty luật Legal Aid chuyên giúp những người cô thế nghèo khổ đại diện cho họ trong vụ kiện này.
Anh Pradit Wiangkham, một thợ điện 42 tuổi nói rằng không một chủ nhân nào thực hiện điều đã quy định trong hợp đồng. Anh cũng bị đưa xuống làm việc không lương tại New Orleans và tại đó, anh cùng các bạn phải ngủ trong một hotel hôi hám, không điện, không đèn, không nước nóng và không cả nước uống nữa, mà ngay ở North Carolina thì tình trạng chỗ ở cũng chẳng khá gì hơn. Có khi cả 33 công nhân Thái phải ngủ trong một nhà kho ở phía sau nhà của chủ thầu.
Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.
Mỗi năm, có khoảng 120 ngàn công nhân nước ngoài được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa kỳ để làm việc tại các nông trại hay các công việc không đòi trình độ kỹ thuật cao, với thời gian từ 3 tháng đến 9 tháng. Các chuyên gia lao động nhận xét rằng chủ nhân thường lạm dụng những người công nhân này vì lẽ họ biết có thể tống những người ấy về nước nếu có dấu hiệu bất mãn, và hơn nữa, những người ấy không thể nào kiếm được việc khác dù họ bất mãn với việc đang làm.
Thật ra thì ngay cả khi có công ăn việc làm thì cũng không có nghĩa là "giấc mộng đã thành", như lời luật sư Donovan E. Thomas, hành nghề tại tiểu bang Maryland và thường xin visa lao động, tức là visa H2A cho công nhân đến từ Ấn độ và Phi châu, trong một lần nói chuyện với đài RFA như sau:
"Việc đến Hoa Kỳ làm việc theo diện Visa H2A không cần phải có tay nghề vì quí vị sẽ làm việc ở trong các nông trại, nhưng quí vị nên nhớ rằng thời tiết và khí hậu ở bên Mỹ này khắc nghiệt lắm. Khi làm việc ở các nông trại, quí vị phải đi hái trái cây, làm cỏ, v..v.. dưới nhiệt độ có khi cao đến 110 độ F (tức 40 độ C) suốt 8 tiếng đồng hồ.
Quí vị phải có một sức khoẻ rất tốt, vì làm việc ngoài trời suốt ngày, phải chịu đựng ánh nắng mặt trời gay gắt. Đó là chưa kể đến trường hợp có những người chủ không tốt, họ lợi dụng quí vị, có khi lại còn giảm tiền lương của quí vị.
Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.
Cho nên, trước khi quí vị đến làm việc, quí vị phải nên biết sơ lược về công việc quí vị sẽ làm và người chủ của quí vị".
Thực tế phũ phàng giữa những lời hứa hẹn và quảng cáo của các công ty thuê muớn người, và các văn phòng môi giới ra sao, là những kinh nghiệm đầy nước mắt của những công dân nghèo khổ trên xứ người, và chúng tôi sẽ trình bày trong kỳ tới.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.