*
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai. Đối với vấn đề di trú dựa trên mối liên hệ gia đình, dự luật 2006 không thay đổi các diện bảo lãnh trực hệ đối với cha mẹ, vợ chồng và con dưới 21 tuổi của các công dân Mỹ. Tuy nhiên, tất cả các diện bảo lãnh khác sẽ bị hủy bỏ và được thay thế bằng hệ thống tính điểm dựa trên trình độ giáo dục, khả năng Anh ngữ và thạo nghề. Và như thế, các diện bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi và con có gia đình, cũng như diện bảo lãnh anh chị em của các công Mỹ sẽ đối diện với những trở lực định cư tại Hoa Kỳ. Nhưng may mắn thay cho những người di dân theo diện gia đình, dự luật cải tổ năm 2006 đã không thành công.
Hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho dự luật 2006 ra sao? Obama ủng hộ dự luật 2006 và ông hứa đưa ra một dự luật di trú trong năm đầu tiên nếu được chọn làm tổng thống.
John McCain là người ủng hộ đầu tiên tại quốc hội về dự luật cải tổ di trú toàn diện năm 2006. Ông muốn cải tiến an ninh biên giới và thực hiện luật tại những nơi làm việc, và thực hiện chương trình khách-công nhân. Ông McCain vừa tuyên bố rằng biên giới phải được an toàn trước khi các vấn đề cải tổ di trú khác được cứu xét.
Vấn đề an ninh biên giới: Cả hai ông McCain và Obama đều bỏ phiếu việc thiết lập hàng rào biên giới mới kéo dài 700 dặm.
Vấn đề di dân bất hợp pháp: Cả hai ứng cử viên tổng thống đều cho phép khoảng 12 triệu người di cư bất hợp pháp được hưởng quyền ở lại và trở thành công dân, nếu họ tuân theo một số luật lệ, trả tiền phạt và hội đủ những yêu cầu khác. Ông McCain nói rằng an ninh biên giới phải được ưu tiên thực hiện và sau đó sẽ có những cải tổ di trú để thể hiện "tình thương" và cũng đạt được những nhu cầu của kinh tế.
Về chương trình khách-công nhân: Obama ủng hộ chương trình khách-công nhân và nói rằng các vị khách-công nhân nên được quyền ở lại nếu họ tự chứng minh giá trị của mình. Dự luật 2006 của ông McCain cũng cho phép khách-công nhân quyền trở thành thường trú nhân và rồi trở thành công dân. Ông tiếp tục nhấn mạnh việc ông ủng hộ các chính sách phát triển kinh tế và một thị trường lao động uyển chuyển.
Một điều mà chúng ta có thể kỳ vọng ở hai ứng cử viên tổng thống: Lời hứa hẹn mà cả hai đưa ra về vấn đề di trú sẽ là chiến thuật chiếm lá phiếu của cộng động người La-tinh tại Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là trọng tâm của cả hai vị ứng cử viên sẽ đưa ra những phương cách giúp cho những người di cư bất hợp pháp trở thành hợp pháp. Tuyệt nhiên không thấy hai ứng cử viên tổng thống nói gì trong năm nay việc thay đổi luật liên quan đến việc bảo lãnh gia đình.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Các công dân Việt Nam có hợp lệ theo chương trình Khách-Công Nhân không?
- Đáp: Chắc chắn họ sẽ hợp lệ, nhưng các công nhân từ Mễ Tây Cơ và Trung Mỹ có thể có lợi thế hơn vì phí tổn di chuyển rẻ hơn và khả năng trao đổi Anh ngữ và tiếng Tây Ban Nha cũng dễ dàng hơn.
- Hỏi: Tại sao dự luật năm 2006 không được thông qua?
- Đáp: Những người chống dự luật này cho rằng nếu chúng ta tạo con đường công dân hóa những người di cư bất hợp pháp đang có mặt ở Hoa Kỳ, cũng giống như ban sự khoan hồng cho những người vi phạm luật pháp. Họ yêu cầu siết chặt an ninh biên giới để ngăn cản việc nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.