Chương Trình Mới Về Con Nuôi Quốc Tế Ở Việt Nam Đã Khởi Sự

Thứ Tư, 24 Tháng Chín 201400:00(Xem: 29954)
Chương Trình Mới Về Con Nuôi Quốc Tế Ở Việt Nam Đã Khởi Sự


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã ủy quyền cho hai Văn phòng Cung Cấp Dịch Vụ Con Nuôi ở Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động cho chương trình nhận Con Nuôi Quốc Tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ qua một Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt khởi sự từ ngày 16 tháng 9 năm 2014.

Cơ Quan Trung Ương Về Con Nuôi thuộc Bộ Tư Pháp Việt Nam đã loan báo rằng họ đã ủy quyền cho hai văn phòng cung cấp dịch vụ con nuôi ở Hoa Kỳ hoạt động để tạo sự dễ dàng cho chương trình con nuôi quốc tế ở Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 9 vừa qua, Bộ Tư Pháp Việt Nam đã chính thức cấp môn bài hoạt động cho hai văn phòng cung cấp con nuôi nói trên - đó là văn phòng Dillon International và văn phòng Holt International Children's Services. Hai văn phòng này được chọn để hoạt động Chương Trình Con Nuôi Quốc Tế dành cho:

- Những trẻ em có nhu cầu đặc biệt,
- Những trẻ em từ 5 tuổi trở lên, và
- Những trẻ em trong nhóm anh em ruột từ 2 em trở lên.

Cần ghi nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tiến hành Hiệp Định về con nuôi với Việt Nam vốn khác biệt với Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt.Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi chương trình trợ giúp trẻ em Việt Nam để có thể quyết định rằng liệu chương trình con nuôi quốc tế có thể được nới rộng hay không.

Chương trình con nuôi quốc tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đình đọng từ năm 2008, mà theo tin tức chính thức cho biết vì cán bộ nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều vụ gian dối về con nuôi. Kể từ đó, nhà nước Việt Nam đã phải cam kết đẩy mạnh việc cải tổ hệ thống con nuôi. Nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ trong nhiều bước để cải thiện việc thi hành những thủ tục duyệt xét con nuôi theo Hiệp Định Hague, đặc biệt là việc nhận con nuôi các trẻ em có những nhu cầu đặc biệt, cho những trẻ em lớn tuổi và các nhóm anh em ruột. Một đạo luật mới về con nuôi, sắc lệnh thi hành, những thông tư liên hệ đã được thông qua và đang được áp dụng. Chính phủ Hoa Kỳ hiện khẳng định rằng, thông qua Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt, họ có thể áp dụng vấn đề con nuôi theo Hiệp Định Hague từ Việt Nam.

Những Đòi Hỏi Của Sở Di Trú Hoa Kỳ Về Vấn Đề Con Nuôi Quốc Tế

Để có thể đưa con nuôi từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, qúy vị phải hội đủ những điều kiện hợp lệ và thực hiện những đòi hỏi phù hợp. Bộ Nội An Hoa Kỳ và Sở di trú USCIS sẽ quyết định người nào có thể nhận con nuôi theo luật di trú Hoa Kỳ.

Ai Có Thể Xin Con Nuôi? Thêm vào những đòi hỏi của chính phủ Hoa Kỳ, những cha mẹ nuôi tương lai cũng cần phải thực hiện những yêu cầu từ nhà nước Việt Nam để có thể xin con nuôi từ Việt Nam.

- Theo luật Việt Nam, những cha mẹ nuôi tương lai phải lớn hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi, ngoại trừ cha mẹ nuôi tương lai là cha/mẹ kế hoặc là cô/chú ruột của đứa trẻ muốn nhận làm con nuôi.

- Luật Việt Nam cho phép những người độc thân hoặc những người đã kết hôn được xin con nuôi quốc tế, tuy nhiên, những người đồng tính nam, nữ; chuyển giới - dù đã kết hôn hay không - sẽ không hợp lệ để xin con nuôi từ Việt Nam.

Những Đòi Hỏi Hợp Lệ Của Nhà Nước Việt Nam

- Vấn Đề Cho Con: Đối với những đứa trẻ hợp lệ để cho làm con nuôi, cha mẹ ruột hoặc người giám hộ hợp pháp phải tự nguyện viết văn bản thỏa thuận cho phép đứa trẻ làm con nuôi và gửi cho Sở Tư Pháp tỉnh.

- Vấn Đề Từ Bỏ Con: Đối với những đứa trẻ không biết cha mẹ là ai và đang được chăm sóc trong cô nhi viện, người lãnh đạo viện nơi đứa trẻ mồ côi sinh sống phải viết giấy chấp thuận và gửi cho Sở Tư Pháp tỉnh.

- Tuổi Của Con Nuôi: Đứa trẻ phải dưới 16 tuổi. Những trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải tự nguyện ký giấy chấp thuận làm con nuôi.

- Những Nhu Cầu Đặc Biệt và Những Điều Kiện Y Tế: Những trẻ em bị tàn tật, bị bệnh liệt kháng HIV/AIDS, và trẻ em ở trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, được liệt kê trong "Danh sách 2", là danh sách mà các cơ quan của nhà nước Việt Nam xác nhận những trẻ em với những nhu cầu đặc biệt, những trẻ em lớn hơn 5 tuổi và những trẻ em nằm trong nhóm những anh em ruột từ hai người trở lên, tức những trẻ em sẵn sàng để được nhận làm con nuôi. Tiến trình xác nhận tình trạng hợp lệ việc nhận con nuôi quốc tế của nhà nước Việt Nam đối với những trẻ em có nhu cầu đặc biệt, nếu được thực hiện nghiêm chỉnh, sẽ giúp thời gian được giải quyết hồ sơ con nuôi nhanh chóng hơn.

- Việc Nhận Con Nuôi Anh Chị Em và Nhận Con Nuôi Lớn Tuổi: Những trẻ em trong nhóm anh chị em và những trẻ em từ 5 tuổi trở lên cũng được xếp trong "Danh sách 2" đã nói ở trên và cũng là đối tượng được giải quyết nhanh chóng, cũng giống như trường hợp những trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Làm Sao Xin Con Nuôi?

1. Chọn một văn phòng cung cấp dịch vụ con nuôi ở Hoa Kỳ đã được Bộ Tư Pháp Việt Nam chấp thuận cho hoạt động ở Việt Nam (tức hai văn phòng Dillon International hoặc văn phòng Holt International).

2- Nộp đơn I-800A cho Sở di trú Hoa Kỳ để xác nhận sự thích hợp và hợp lệ để xin con nuôi. Khi Sở di trú xác định rằng qúy vị "thích hợp" và "hợp lệ" để xin con nuôi, họ sẽ chấp thuận đơn I-800A. Văn phòng cung cấp dịch vụ con nuôi của qúy vị sẽ cung cấp giấy chấp thuận cùng với những thông tin về đời sống của qúy vị và những thông tin cần thiết khác cho Bộ Tư Pháp ở Việt Nam, đây được xem là hồ sơ xin con nuôi của qúy vị. Bộ Tư Pháp Việt Nam sẽ duyệt xét đơn của qúy vị để xác định rằng qúy vị có hợp lệ xin con nuôi theo luật Việt Nam hay không.

3- Cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét qúy vị có thích hợp với đứa trẻ nuôi hay không.

4- Nộp đơn cho Sở di trú USCIS để xin cho con nuôi hợp lệ di dân sang Hoa kỳ và nhận được sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ tiến hành xét đơn I-800 bảo lãnh con nuôi.

Ghi nhớ: Trước khi xin con nuôi ở Việt Nam, qúy vị cần phải hoàn tất bốn bước kể trên. Chỉ khi hoàn tất những bước này, qúy vị mới có thể tiến hành thủ thủ sau cùng xin con nuôi ở Việt nam.

5- Nhận con nuôi ở Việt Nam.

6- Có chiếu khán (visa) di dân cho con nuôi và đưa con nuôi về nhà của qúy vị.

Vấn Đề Thích Hợp Với Trẻ Em Ở Việt Nam: Nếu cả chính phủ Hoa Kỳ lẫn nhà nước Việt Nam xác định rằng qúy vị hợp lệ để xin con nuôi, và Bộ Tư Pháp ở Việt Nam cũng khẳng định rằng đứa trẻ hợp lệ làm con nuôi, và vấn đề con nuôi quốc tế là quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ, Bộ Tư Pháp có thể cung cấp một bản tham khảo về đứa trẻ. Bản tham khảo này nói đến sự thích hợp được ghi nhận giữa qúy vị và đứa trẻ đã được nhắm tới, dựa trên việc duyệt xét hồ sơ của qúy vị và những nhu cầu đặc biệt của đứa trẻ ở Việt Nam. Bộ Tư Pháp sẽ cung cấp một bản nghiên cứu lý lịch và những thông tin khác, nếu có, về đứa trẻ nhằm giúp qúy vị quyết định có chấp thuận bản tham khảo này hay không. Mỗi gia đình sẽ phải tự quyết định xem mình có sẽ hội đủ những yêu cầu và mang lại một mái nhà vĩnh viễn cho đứa trẻ hay không. Nếu qúy vị chấp thuận bản tham khảo này, văn phòng cung cấp dịch vụ con nuôi sẽ liên lạc với Bộ Tư Pháp.

Nộp đơn cho Sở di trú USCIS về đứa trẻ hợp lệ di dân sang Hoa Kỳ và nhận thư chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ cho phép tiến hành thủ tục xin con nuôi

Sau khi chấp nhận nuôi một đứa trẻ thích hợp, qúy vị sẽ nộp đơn I-800 cho Bộ Nội An, Sở di trú USCIS Hoa Kỳ để được sự chấp thuận tạm thời xin cho đứa trẻ di dân sang Hoa Kỳ.

Sở di trú USCIS sẽ có một quyết định tạm thời nếu đứa trẻ phù hợp với định nghĩa của Hiệp Định Về Con Nuôi và sẽ hợp lệ nhập cảnh Hoa Kỳ, cũng như sẽ sống thường trú ở Hoa Kỳ như một di dân.

Sau khi đơn I-800 được chấp thuận tạm thời, văn phòng cung cấp dịch vụ con nuôi của qúy vị hoặc chính qúy vị sẽ nộp đơn xin chiếu khán cho Phòng Lãnh Sự thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, nơi có trách nhiệm cấp chiếu khán cho con nuôi ở Việt Nam. Nhân viên lãnh sự sẽ duyệt xét đơn I-800 đã được chấp thuận tạm thời và đơn xin chiếu khán. Nếu có những điểm không hợp lệ nào đó, lãnh sự sẽ góp ý và cho qúy vị cơ hội xin điều chỉnh những điểm không hợp lệ.

Xin Con Nuôi Ở Việt Nam

- Vai trò của văn phòng con nuôi: Văn phòng con nuôi điều phối dịch vụ con nuôi thay mặt cho những cha mẹ nuôi tương lai, bao gồm việc thành lập hồ sơ nộp cho Bộ Tư Pháp, cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho cha mẹ nuôi tương lai và con nuôi của họ, và cung cấp các báo cáo về con nuôi sau đó cho Bộ Tư Pháp Việt Nam. Văn phòng này cũng có trách nhiệm thông báo đầy đủ cho cha mẹ nuôi tương lai về tình trạng sức khỏe của con nuôi, và nếu có vấn đề, cha mẹ nuôi có thể quyết định về việc xin con nuôi.

- Thời Gian Xin Con Nuôi: Thủ tục xin con nuôi, nói chung, sẽ kéo dài khá lâu, ít nhất là từ 2 đến 3 năm.

- Phí Tổn: Phí tổn ước tính phải chăng là 30.000 Mỹ kim cho tất cả những chi phí liên quan đến việc xin con nuôi từ Việt Nam.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ mong muốn nhận cháu ruột của mình làm con nuôi để các cháu có một đời sống tốt đẹp hơn. Điều này có thể thực hiện được không?

- Đáp: Trẻ em chỉ có thể được nhận làm con nuôi dựa theo danh mục đã được quy định: Phải từ 5 tuổi trở lên, hoặc có nhu cầu đặc biệt, hoặc là nhóm anh chị em (từ 2 người trở lên), và một trong số này phải dưới 16 tuổi.

- Hỏi: Nếu tôi biết một đứa trẻ dưới 5 tuổi, tôi có thể lập hồ sơ xin con nuôi ngay bây không, vì đứa trẻ sẽ lên 5 tuổi vào lúc hồ sơ hoàn tất?

- Đáp: Đứa trẻ phải từ 5 tuổi trở lên ngay vào lúc thủ tục xin con nuôi khởi sự.

- Hỏi: Một cặp vợ chồng đồng tính rất muốn xin con nuôi ở Việt Nam, vì những cha mẹ nuôi đồng tính thường được chấp thuận khi xin con nuôi tại Hoa Kỳ. Tại sao nhà nước Việt Nam lại không cho phép việc này?

- Đáp: Mỗi quốc gia đều có quyết định riêng về loại gia đình nào mà đứa trẻ có thể sống chung. Việc kết hôn đồng tính hiện chưa hợp pháp ở Việt Nam.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 795)
(Robert Mullins International) Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ. Bộ An ninh Nội địa cho biết, trong ba năm, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã trục xuất nhiều người di dân hơn chính quyền ông Trump trong bốn năm. Điều này là đúng, theo thống kê.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 873)
(Robert Mullins International) Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4. Quốc tịch Hoa Kỳ tốn bao nhiêu? Các chi phí thì khác nhau. Mẫu đơn xin nhập tịch N-400 hiện có giá là $640 khi nộp đơn bằng giấy, hoặc $725 bao gồm phí lấy dấu vân tay, được gọi là "sinh trắc học". Vào ngày 1 tháng 4, giá của cả hai đều tăng lên $760.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 859)
(Robert Mullins International) Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Thứ Hai, 26 Tháng Hai 2024(Xem: 1141)
(Robert Mullins International) Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) gần đây đã công bố dự báo trong 10 năm. Họ nói rằng trong mười năm tới, tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ sẽ cao hơn dự kiến 7 nghìn tỷ Mỹ kim, và thâm hụt liên bang sẽ thấp hơn 1 nghìn tỷ Mỹ kim so với dự kiến. Tại sao? Là do nhập cư.
Thứ Hai, 19 Tháng Hai 2024(Xem: 1750)
(Robert Mullins International) Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú: 1. Xin tị nạn là cách chắc chắn nhất để người di dân ở lại Hoa Kỳ. Có 3 triệu hồ sơ xin tị nạn tồn đọng tại các tòa án di trú, vì vậy các hồ sơ phải chờ nhiều năm trời mới có quyết định. Và trong những năm đó, những người xin tị nạn được bảo vệ khỏi bị trục xuất và được phép làm việc tại Hoa kỳ. 2. Hãy xem YouTube và TikTok để biết những người di dân đến biên giới Hoa Kỳ và nhập cảnh vào Hoa Kỳ bất hợp pháp như thế nào. Những người di dân từ Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ đang thực hiện những hành trình dài và nguy hiểm để đến Hoa Kỳ vì họ tin chắc rằng một khi đến được Hoa Kỳ, họ sẽ có thể ở lại. Mãi mãi. Và hầu như họ luôn luôn đúng.
Chủ Nhật, 18 Tháng Hai 2024(Xem: 1717)
(Robert Mullins International) Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng di dân toàn cầu đang tăng tốc. Hàng năm, người di dân quốc tế chiếm khoảng 3% dân số thế giới và hàng năm, có khoảng 10% tổng số người di dân quốc tế là người tị nạn, chiếm 0,3% dân số thế giới. Những con số này vẫn ổn định, tỷ lệ phần trăm này vẫn ổn định đáng kể trong 50 năm qua.
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 2024(Xem: 2196)
(Robert Mullins International) Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024. Thiếu hụt nhân viên ngành y tế và giáo dục - Ngành y tế và giáo dục ở Hoa Kỳ tiếp tục cần một số lượng đáng kể các nhân viên chuyên nghiệp. Hoa Kỳ dự kiến sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt từ 37,800 đến 124,000 bác sĩ vào năm 2034. Tổng nguồn cung y tá được cấp phép giảm hơn 100,000 từ năm 2020 đến năm 2021. Trong khi đó, ngành giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giáo sư và các chuyên gia khác chất lượng hàng đầu, và đại dịch gần đây đã làm tăng nhu cầu đó.
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 2992)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2259)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1701)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.