Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 4) Cần Thông Cảm Lẫn Nhau

Thứ Tư, 22 Tháng Mười 201400:00(Xem: 25441)
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 4) Cần Thông Cảm Lẫn Nhau


*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Mới đây, chúng ta đã nói về những sự khác biệt văn hóa giữa người di dân trẻ và người bảo lãnh, và lý do nào đôi lúc đã gây nên sự thiếu cảm thông lẫn nhau.

Dựa trên nhiều dữ kiện cho thấy có ba vấn đề văn hóa khác biệt cần quan tâm:

- Các suy nghĩ của những di dân trẻ được sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh.

- Cách suy nghĩ của người bảo lãnh lớn tuổi sau khi trải nghiệm qua cuộc chiến tranh.

- Và cách suy nghĩ của người dân Mỹ, so sánh với cách suy nghĩ của cải hai thế hệ già - trẻ người Việt Nam.

Khi những thanh nhiên Mỹ lên 18 hoặc 20, họ muốn được độc lập và cha mẹ họ khuyến khích điều này. Khi tuổi trẻ Việt Nam đến tuổi này và sau khi tốt nghiệp đại học, họ muốn trở về nhà để giúp đỡ cha mẹ.

- Một thanh niên Mỹ không cảm nhận sự biết ơn đối với cha mẹ, người này có thể nói rằng: "Con không được chọn để sinh ra đời".

- Hầu hết giới trẻ được nuôi dưỡng với những giá trị truyền thống Việt Nam sẽ nói rằng: "Tôi biết ơn cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng tôi và tôi muốn trả ơn tất cả những gì mà cha mẹ đã làm cho tôi".

- Nhiều thanh niên Việt sùng đạo Phật sẽ nói thêm rằng: "Tôi cũng đã nợ cha mẹ quá nhiều khi sinh ra tôi, vì thế, trong cuộc đời này tôi mong có thể đạt được sự giác ngộ và chấm dứt vòng luân hồi".

Những điều gì có thể ràng buộc một gia đình Việt Nam với nhau? Đó là Tình Thương Yêu và niềm tin được chia xẻ với nhau, có lúc nào đó, trong sự nghèo khó. Nếu bạn là người Việt Nam, bạn không rời gia đình lúc 18 tuổi, chỉ vì bạn chưa đến 18 tuổi. Bạn sống với gia đình cho đến khi lập gia đình và kể cả đến lúc đó bạn có thể vẫn ở chung với gia đình vì chưa đủ tiền để mua một căn nhà cho bạn và người hôn phối. Vì thế, qúy vị tạo nên một gia đình ba thế hệ và muốn thực hiện điều này qúy vị phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân của mình. Qúy vị không thể có mọi thứ mong muốn vì phải chia xẻ những gì mình có để cùng sống còn. Qúy vị học cách sống hòa thuận và học cách từ bỏ tham vọng cá nhân. Quý vị học cách hy sinh thật nhiều để hòa đồng trong một đại gia đình. Nhưng ngược lại, bạn sẽ được một niềm an ủi mà nhiều người dân Mỹ không có được. Qúy vị biết là sẽ không bao giờ cô đơn. Qúy vị biết rằng sẽ được chăm sóc dù bất cứ hoàn cảnh nào. Qúy vị cùng hứa với nhau điều này. Qúy vị cùng hứa như vậy với hương linh tổ tiên ông bà. Khi qúy vị làm tan vỡ những điều kể trên sẽ bị xem là ích kỷ hoặc bất hiếu.

Những người Việt lớn tuổi có khuynh hướng bảo thủ sự suy nghĩ và ký ức của mình vì một số ký ức này có thể rất đau khổ. Nhưng đây là trách nhiệm mà thế hệ lớn tuổi muốn những người được bảo lãnh biết về đời sống trong những trại tù "cải tạo", kinh nghiệm đau thương của các thuyền nhân và sự điều chỉnh để hội nhập và đời sống Hoa Kỳ trong những thập niên 80 và 90. Nếu được như vậy, đời sống của người lớn tuổi và sự đấu tranh của họ có thể gần gủi với những thế hệ mới, và thế hệ mới này có thể hiểu rõ tại sao và cách nào người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ.

Dân Mỹ ít khi dạy con cái giá trị của sự thành công vì những thế hệ mai sau, trong khi người Việt Nam nghĩ đến tổ tiên ông bà và làm sao con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế, điều này có thể rất khó khăn, thường sẽ gây căng thẳng cho những di dân trẻ mới đến Mỹ phải cố gắng ứng xử đúng đắn theo truyền thống Việt Nam, nhưng cùng lúc phải hòa nhập tốt đẹp vào văn hóa Hoa Kỳ. Đây có thể là điều mà thế hệ lớn tuổi quên lãng, nhưng đôi khi đây là điều rất thực tế, là thách thức hàng ngày đối với nhiều di dân mới đến Mỹ.

Thế hệ lớn tuổi nên ghi nhớ điều này và không nên để nó gây mối bất đồng giữa hai thế hệ.

Người Việt cao niên kỳ vọng người trẻ làm những điều họ nói, không hỏi lý do tại sao, nhưng văn hóa Mỹ nói rằng mọi điều có thể thảo luận và đôi điều nào đó có thể chấp thuận.

Gìn giữ truyền thống việt Nam là mối quan tâm chính trong hầu hết những cộng đồng Mỹ gốc Việt và người Việt lớn tuổi thường lo lắng con cái họ có thể làm mất đi những đặc điểm văn hóa Việt Nam. Đau lòng thay, điều này có thể là sự thật, ít ra cũng là sự thật một phần nào đó. Một số điều nào đó sẽ mất nhưng với sự thông cảm lẫn nhau và đồng tâm hợp trí sẽ là cơ hội tốt để nền văn hóa Việt Nam tồn tại.

Nhiều người Việt lớn tuổi chịu đựng những căng thẳng của cuộc chiến tranh và cảnh sống xứ lạ quê người. Thế hệ trẻ Việt Nam đôi lúc tự tìm cách đáp ứng hai nền văn hóa, vì thế họ có thể hoang mang về những kỳ vọng của cha mẹ họ với những kỳ vọng của xã hội Hoa Kỳ.

Khi những di dân trẻ hoặc thanh niên Việt Nam sinh đẻ ở Mỹ tiếp nhận phong cách riêng và những nét văn hóa của giới trẻ Mỹ, điều này có thể dẫn tới sự xung đột giữa hai thế hệ, và đưa đến sự phàn nàn của người lớn tuổi rằng tuổi trẻ ngày nay "thiếu sự kính trọng".

Sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vấn đề chính trị trọng yếu đối với hầu hết người Việt Nam tại Hoa Kỳ và dễ gây ra sự bất đồng nhất. Một số người Việt muốn có những liên hệ gần gũi hơn với Việt Nam, vì họ cảm nhận rằng điều này sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quê cha đất tổ và góp phần mang lại tự do cho quê hương. Đa số người Việt khác phản đối bất cứ sự liên hệ nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì tin rằng những quan hệ giữa hai nước chỉ giúp cho chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay tồn tại mà thôi.

Điều thực tế là những di dân sinh trưởng ở Việt Nam sau năm 1975 chỉ có thể nhìn thấy một lá cờ Việt Nam với một ngôi sao vàng giữa nền đỏ. Họ cần ở Mỹ một lúc nào đó trước khi có thể hiểu rằng tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn được thế hệ lớn tuổi trân qúy.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có một số tin đồn trong cộng đồng Việt Nam rằng người bảo lãnh đã từng được nhận tiền hoàn lại từ chính phủ Hoa Kỳ vì đã bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam. Điều này có đúng không?

- Đáp: Điều này hoàn toàn sai lạc. Trước đây khá lâu, khi nhiều người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ, chính phủ giúp đỡ tài chánh trực tiếp cho người tỵ nạn để họ ổn định cuộc sống mới. Người bảo lãnh chưa bao giờ nhận bất cứ khoản tài chánh nào của chính phủ cho người tỵ nạn hoặc cho người di dân đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Những di dân mới đến Mỹ có nên ở riêng trong một căn nhà thuê, hay họ nên sống với người bảo lãnh để có cơ hội để dành tiền trước khi ra sống riêng bên ngoài?

- Đáp: Ngay cả những vấn đề đơn giản trong đời sống ở Hoa kỳ đều có thể gây bối rối cho người mới nhập cư. Họ nên sống với người bảo lãnh cho đến khi có cơ hội thông hiểu những vấn đề cần được thực hiện trong đời sống thường nhật tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Làm sao có thể chuyển ngân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo luật di trú của Việt Nam? Và làm sao có thể hợp pháp hóa việc chuyển ngân đối với chính phủ Hoa Kỳ?

- Đáp: Đây là câu hỏi được đưa ra khá thường xuyên và câu trả lời là tùy theo ngân hàng sẽ có thể chuyển ngân được. Không có thủ tục nào có chuẩn mực ở Việt Nam. Điểm chính là phải có nguồn gốc giấy tờ rõ ràng cho thấy số tiền được sở hữu hợp pháp từ kinh doanh hoặc bán bất động sản, và số tiền phải được chuyển từ một cơ sở tài chánh có uy tín.
 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 05 Tháng Hai 2023(Xem: 5237)
(Robert Mullins International) Khi chúng ta bước sang năm 2023 và các mối đe dọa tiếp tục đối với nền kinh tế, một phần đáp ấn cho vấn đề của chúng ta là nhập cư nhiều hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình của một xã hội khép kín với tỷ lệ sinh sản giảm và không muốn cho phép nhập cư. Nhật Bản giờ đây có nhiều thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang, dân số già làm việc ở độ tuổi 70 và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở nước ngoài. Tỷ lệ sinh sản của Hoa Kỳ khoảng 1,7 lần sinh trên một phụ nữ là không đủ để duy trì cho sự hùng vĩ của Hoa Kỳ. Tỷ lệ thay thế mong muốn là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ là cần thiết để dân số Hoa Kỳ không bị thu hẹp, nếu không có sự gia tăng nhập cư. Một giải pháp là cho nhập cư nhiều hơn.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 7305)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ đang gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường Trú Nhân (còn được gọi là Thẻ Xanh) cho những đương đơn nộp đúng Mẫu I-751, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về thường trú, hoặc Mẫu Đơn I-829, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú của nhà đầu tư, cho đến 48 tháng sau ngày hết hạn của thẻ. Thay đổi này bắt đầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-829 và sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-751. Sở Di Trú đang thực hiện thay đổi này để phù hợp với thời gian duyệt xét hiện tại đối với Mẫu I-751 và Mẫu I-829 đã tăng lên trong suốt năm qua.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 5768)
(Robert Mullins International) Nhà Trắng gần đây cho biết họ không thể mô tả những gì Phó Tổng thống Kamala Harris đang làm để giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của việc di cư ồ ạt đến biên giới phía Nam. Đây được cho là một trong những công việc chính của bà ấy. Làn sóng người di cư kéo đến biên giới phía nam trong những ngày gần đây vì họ mong đợi chính sách Title 42 sớm kết thúc. Điều khoản 42 là một chính sách do chính quyền trước tạo ra để ngăn người di cư vượt biên. Nhưng người phát ngôn - Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói rằng Điều khoản 42 kết thúc không có nghĩa là biên giới được mở. Ngày 27 tháng 12, 2022 Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời gia hạn điều khoản này.
Thứ Hai, 16 Tháng Giêng 2023(Xem: 5930)
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, luật mới về Gánh nặng xã hội của Bộ Nội An (DHS) có hiệu lực. Sở di trú cho biết luật mới hiện cung cấp sự rõ ràng và nhất quán về những người nào sẽ không thể nộp đơn xin hưởng quyền lợi di trú vì gánh nặng xã hội. Luật mới quay trở lại phiên bản năm 1999. Điều đó có nghĩa là việc nhận tiền phụ cấp an sinh (SSI) trước đây hoặc hiện tại; Hỗ Trợ Tạm Thời cho các Gia Đình Nghèo Khó (TANF); Hỗ trợ chung; hoặc nằm viện dài hạn với chi phí của chính phủ có thể khiến người nộp đơn không thể trở thành thường trú nhân. Sở Di Trú sẽ không áp dụng quyết định gánh nặng xã hội trong trường hợp người đó đã nhận được các khoản trợ cấp mà không phải bằng tiền mặt như Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ túc (SNAP), hỗ trợ y tế Medicaid, nhà ở công cộng hoặc các chương trình bữa ăn trưa ở trường.
Chủ Nhật, 08 Tháng Giêng 2023(Xem: 6703)
(Robert Mullins International) Bước vào tuần lễ thứ 2 của đầu Năm Mới, chúng ta đã có lưỡng viện Quốc Hội hoạt động với những Nghị sĩ và Dân biểu mới tuyên thệ nhậm chức. Điều gì ở phía trước cho việc di trú Hoa Kỳ vào năm 2023? Dưới đây là năm tiên đoán. Tiên đoán 1. Công nghệ chat GPT (trò chuyện tự động) sẽ cách mạng hóa di trú Hoa Kỳ Công nghệ AI, chẳng hạn như hộp trò chuyện chatbox tại chat.openai.com, sẽ thay đổi cách quản lý di trú. Công nghệ này sẽ cung cấp đầy đủ cho những người nộp đơn thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của nó và những bước mà họ cần phải làm để hoàn thành. Ví dụ, những di dân thương gia sẽ có thể được giúp để chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh. Những người tị nạn sẽ có thể có chi tiết về điều kiện của đất nước và tại sao họ sợ trở về nhà. Người lao động sẽ tìm thấy hướng dẫn về việc nộp đơn ở đâu để xin giấy phép làm việc và các tiêu chí để hoàn thành.
Thứ Hai, 02 Tháng Giêng 2023(Xem: 6401)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang cập nhật Hướng dẫn Chính sách của sở Di Trú cho phép Sở Di Trú tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường trú nhân (thường được gọi là Thẻ Xanh) cho những Thường trú nhân hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch. Bản cập nhật này dự kiến sẽ giúp ích cho những người nộp đơn xin nhập tịch mà bị thời gian chờ duyệt xét lâu hơn, do họ sẽ được gia hạn tình trạng thường trú nhân hợp pháp (LPR) và có thể không cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh). Những Thường trú nhân nộp đúng Mẫu N-400, Đơn xin Nhập tịch, có thể nhận được gia hạn này, cho dù là họ có nộp Mẫu đơn I-90 hay không.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6408)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như những viễn ảnh di trú có thể xãy ra trong năm mới 2023. Phần 2 chúng tôi trình bày những sự kiện di trú có thể xãy ra vào năm 2023 như sau: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng các cơ quan lãnh sự đang dần giảm thiểu tình trạng tồn đọng của các đơn xin chiếu khán đang chờ duyệt xét. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy thời gian chờ xếp lịch để phỏng vấn có phần lâu hơn trước. Ngoài ra, ngày đáo hạn cấp chiếu khán định cư hoàn toàn không thay đổi vào năm 2022, có nghĩa là một số người đang phải đợi thêm một hoặc hai năm nữa cho đến khi họ có thể nộp đơn xin chiếu khán hoặc thẻ xanh.
Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5953)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như có thể xãy ra trong năm mới 2023. Trước thềm Năm Mới, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc quý vị Năm Mới dồi dáo sức khỏe, an lành và đoàn viên. Theo một cuộc khảo sát mới được công bố gần đây, người Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề di dân và thậm chí ngày càng có nhiều người tin rằng mức độ di dân vào Hoa Kỳ nên được giảm xuống. Trong cuộc khảo sát này, có 38% số người cho rằng nên giảm số lượng người di dân vào nước này, trong khi 31% muốn giữ nguyên như hiện tại và 27% muốn tin rằng con số nên được tăng lên.
Chủ Nhật, 11 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5579)
(Robert Mullins International) Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Phần 2 của chủ đề này sẽ nói về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027. Đạo Luật Liêm Chính Cải Tổ EB-5 Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 tháng 3 năm 2022 (RIA) đã sửa đổi Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch để cho phép các nhà đầu tư EB-5 đủ điều kiện và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ [đã ở Hoa Kỳ] nộp Mẫu I-485 để Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I-526E, hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được chấp thuận.
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5394)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.