Xin Con Nuôi Từ Việt Nam - Cập Nhật Một Số Thông Tin

Thứ Năm, 06 Tháng Mười Một 201400:00(Xem: 27526)
Xin Con Nuôi Từ Việt Nam - Cập Nhật Một Số Thông Tin


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Sáu năm trước, Hiệp Định Về Con Nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt vì những "sự bất thường" ở Việt Nam, kể cả những cáo giác về việc mua-bán-trẻ-em. Vào tháng Chín năm 2014 vừa qua, Hiệp Định này được phục hồi, nhưng với nhiều thay đổi quan trọng.

Những cha mẹ có khả năng xin con nuôi thường mong muốn xin nuôi những trẻ sơ sinh hoặc những cháu trai hay cháu gái lớn tuổi. Trong hầu hết những hồ sơ, ước muốn này không còn có thể thực hiện được. Hiệp định xin con nuôi mới được gọi là Chương Trình Xin Con Nuôi Đặc Biệt và chỉ cho phép xin con nuôi trong ba loại trẻ em sau đây:

* Những trẻ em có vấn đề về sức khoẻ, chẳng hạn bị nhiễm HIV và những trẻ em bị tàn tật.

* Những trẻ em ít nhất từ 5 tuổi đến 15 tuổi.

* Những trẻ em thuộc nhóm anh em ruột thịt, từ 2 em trở lên, và một trong số những anh em này dưới 16 tuổi.

Sự thay đổi quan trọng thứ hai trong Chương Trình Xin Con Nuôi Đặc Biệt là những trẻ em này được nhà cầm quyền Việt Nam chọn lựa. Điều này có nghĩa là những cơ quan của nhà nước Việt Nam sẽ cung cấp thông tin cho những cha mẹ nuôi tương lai về một hay nhiều trẻ em hợp lệ để được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi có thể chọn một trong số này, hoặc từ chối.

Sự thay đổi quan trọng thứ ba là chỉ có hai văn phòng dịch vụ con nuôi ở Hoa Kỳ có thể tham dự trong Chương Trình Xin Con Nuôi Đặc Biệt. Đó là hai văn phòng Dillon International và Holt International Children's Services. Chỉ có hai văn phòng này có thể làm việc trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc tiến hành thủ tục giải quyết những hồ sơ xin con nuôi.

Vấn đề xin con nuôi quốc tế là một thủ tục rất phức tạp, không đơn giản như nộp đơn I-130 để bảo lãnh thân nhân. Thủ tục xin con nuôi đòi hỏi một hồ sơ Nghiên Cứu Tình Trạng Gia Đình để quyết định về sự thích hợp của cha mẹ nuôi. Sẽ có một số câu hỏi được đặt ra để quyết định về sinh hoạt xã hội, đạo đức, sức khỏe và khả năng tài chánh của cha mẹ muốn xin con nuôi. Một văn phòng dịch vụ di trú có thể giúp đỡ trong việc hoàn tất những vấn đề nêu trên trong hồ sơ Nghiên Cứu Tình Trạng Gia Đình.

Thủ tục xin con nuôi có thể mất từ hai đến ba năm, và phí tổn có thể từ 20.000 đến 30.000 Mỹ kim.

Sau đây là tóm tắt tiến trình xin con nuôi:

1- Nộp đơn trên mạng điện tử với văn phòng Holt International hoặc văn phòng Dillon International để bắt đầu thủ tục.

2- Hai văn phòng Dillon và Holt sẽ chuẩn bị một hồ sơ Nghiên Cứu Tình Trạng Gia Đình và sẽ soạn đơn I-800A để nộp cho Sở di trú USCIS.

3- Nộp đơn cho nhà cần quyền Việt Nam để xin con nuôi và xin cung cấp danh sách những trẻ em phù hợp (nhà cầm quyền Việt Nam sẽ cung cấp thông tin về một hoặc nhiều trẻ hợp lệ để được nhận làm con nuôi).

4- Nộp đơn cho Sở di trú USCIS (mẫu I-800) liên quan đến một đứa trẻ được xem là hợp lệ tạm thời để có thể di dân sang Hoa Kỳ và nhận được thư chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ tiến hành thủ tục xin con nuôi.

5- Xin con nuôi ở Việt Nam.

6- Nộp đơn xin chiếu khán (visa) di dân cho con nuôi sang Hoa Kỳ và đưa con nuôi về nhà của mình.


Chúng tôi hiểu và cảm kích về hảo ý của chính phủ Hoa Kỳ muốn mang lại những ngôi nhà tốt đẹp cho những đứa trẻ bị ruồng bỏ. Nhưng hầu hết cha mẹ nuôi đều tìm kiếm những trẻ sơ sinh hoặc những trẻ em lớn tuổi hơn một chút và có sức khoẻ tốt. Vào lúc những trẻ em lên 5 tuổi, các cháu sẽ khó thích ứng trong một gia đình mới và sẽ bỉ ảnh hưởng tâm lý khi mất đi không khí gia đình cũ. Và, nhận nuôi một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt có nghĩa là những cha mẹ nuôi cũng là những người rất đặc biệt.

Mặc dù là một thách thức không nhỏ để đưa một đứa trẻ đã lớn hoặc tàn tật vào gia đình mình, nhưng phần thưởng tinh thần cho cả cha mẹ nuôi và con nuôi rất lớn lao. Chương Trình Xin Con Nuôi Đặc Biệt thực sự là một chương trình đặc biệt dành cho những cha mẹ nuôi đặc biệt.

Xin kể lại đây một câu chuyện xin con nuôi rất xúc động đã xảy ra ở miền Bắc California. Một công dân Mỹ lập gia đình với một phụ nữ Thái Lan rất sùng đạo Phật. Vì lý do nào đó, hai vợ chồng không có con. Người vợ nghĩ rằng có lẽ nghiệp xưa của mình không lành nên đã bàn với chồng xin con nuôi, và chỉ nhận xin nuôi những trẻ em tàn tật. Sau vài năm, ông bà đã nhận nuôi tất cả 7 đứa trẻ bị tàn tật ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong số này có Việt, một đứa trẻ tàn tật vì bị liệt từng sống trong một cô nhi viện tại Việt Nam. Khi Việt lên 16 tuổi, cha mẹ nuôi kể lại nguồn gốc của mình và khuyến khích Việt về thăm cô nhi viện cũ ở Việt Nam. Vào một mùa hè, ba người đã về Việt Nam thăm cô nhi viện cũ. Khi Việt đứng trước cổng, một phụ nữ nghèo đứng tuổi thường ngồi bán lược trước cổng tình cờ nhìn thấy Việt và ngỡ ngàng khi thấy khuôn mặt của Việt rất giống người hàng xóm ở dưới quê. Bà lấy can đảm đến hỏi Việt qua người thông dịch, và cho biết ngoài việc người giống người, vợ chồng người hàng xóm đã từng đem một dứa con trai bị liệt bỏ trước cô nhi viện này hơn 15 năm trước vì lúc đó hoàn cảnh quá nghèo đói. Việt đề nghị bà bán lược về quê mời vợ chồng ngưòi hàng xóm lên Sài Gòn. Ngày hôm sau, một ngày duyên phận, vợ chồng người hàng xóm đã nhanh chóng có mặt và sau khi kiểm chứng mọi thông tin và dấu vết đặc biệt trên thân thể, Việt đã trùng phùng cha mẹ ruột của mình. Mọi người đều khóc. Nói về cha mẹ nuôi, hai người đã nhận nuôi 7 đứa trẻ tàn tật, thực sự đã trồng thêm những đóa Tâm Hoa trong đời sống này.


 Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ mong muốn nhận cháu ruột của mình làm con nuôi để các cháu có một đời sống tốt đẹp hơn. Điều này có thể thực hiện được không?

- Đáp: Trẻ em chỉ có thể được nhận làm con nuôi dựa theo danh mục đã được quy định: Phải từ 5 tuổi trở lên, hoặc có nhu cầu đặc biệt, hoặc là nhóm anh chị em (từ 2 người trở lên), và một trong số này phải dưới 16 tuổi. Và những trẻ em này phải do nhà cầm quyền Việt Nam quy định chỗ cư ngụ và cung cấp danh sách.

- Hỏi: Nếu tôi biết một đứa trẻ dưới 5 tuổi, tôi có thể lập hồ sơ xin con nuôi ngay bây không, vì đứa trẻ sẽ lên 5 tuổi vào lúc hồ sơ hoàn tất?

- Đáp: Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chỉ đưa ra danh sách những trẻ em có thể xin làm con nuôi phải ít nhất từ 5 tuổi trở lên.

- Hỏi: Ai có thể xin con nuôi?

- Đáp: Theo luật Việt Nam, những cha mẹ có thể xin con nuôi phải lớn hơn trẻ muốn nhận nuôi ít nhất 20 tuổi. Luật Việt Nam cho phép những người độc thân và những cặp vợ chồng có thể xin con nuôi, nhưng không áp dụng cho những người đồng tính hoặc chuyển giới xin con nuôi.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95615)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100612)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97371)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96176)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100898)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103268)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100513)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96937)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102146)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92581)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.