Điều Khó Hiểu Khi Kết Luận Về "Sự Gian Dối" Trong Những Hồ Sơ Diện Vợ-Chồng Và Hôn Phu-Thê Bị Từ Chối

Thứ Năm, 12 Tháng Ba 201514:04(Xem: 34088)
Điều Khó Hiểu Khi Kết Luận Về "Sự Gian Dối" Trong Những Hồ Sơ Diện Vợ-Chồng Và Hôn Phu-Thê Bị Từ Chối

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


(Robert Mullins International) Sự gian dối nói ở đây có nghĩa là đương đơn đã cố ý che dấu một - hoặc nhiều dữ kiện sẽ đưa đến việc bất hợp lệ để được cấp chiếu khán (visa). Nếu Lãnh sự nghi ngờ mối quan hệ, họ sẽ nói đã có sự gian dối. Lý do nào họ kết luận có sự gian dối? Họ thường nói rằng đương đơn - người được bảo lãnh - không thể trả lời những câu hỏi về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ. Đúng, đương đơn có thể thiếu một số thông tin về người bảo lãnh, nhưng không thể cho rằng có sự gian dối được. Đây cũng chỉ là cách Lãnh sự muốn từ chối một hồ sơ khi không có bằng chứng - hoặc không thể trả lời - về một câu hỏi hoặc một yêu cầu nào đó.

Sau khi một hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự gửi đơn bảo lãnh về lại cho Sở di trú tại Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Điều này tùy vào người bảo lãnh phải chứng minh cho Sở di trú hiểu rằng Lãnh sự sai lầm và không hề có sự gian dối nào hết. Nếu người bảo lãnh thất bại trong việc phản bác lại quyết định của Lãnh sự, hồ sơ của đương đơn sẽ ghi mãi chữ "có sự gian dối".

Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée), người bảo lãnh có thể quyết định nộp một hồ sơ hôn phu-thê mới hoặc quyết định kết hôn và người bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng. Nếu đơn bảo lãnh mới được Sở di trú chấp thuận, khi đương đơn đi  phỏng vấn lần thứ hai và có thể bị từ chối một lần nữa vì hồ sơ được ghi chú là "có sự gian dối". Lãnh sự sẽ khuyên đương đơn nên nộp đơn I-601 Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) cho Sở di trú tại Hoa Kỳ. Vấn đề là Sở di trú hiếm khi chấp thuận đơn I-601.

Điều cũng có thể xảy ra là Sở di trú tại Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn bảo lãnh mới nếu đơn bảo lãnh đầu tiên đã bị hủy bỏ vì "gian dối'. Hầu như người ta không thể thuyết phục Sở di trú rằng không hề có sự gian dối nào hết.

Mười năm trước, chúng tôi đã thực hiện một bản danh sách những lý do tại sao những hồ sơ bị từ chối trong các chương trình phát thanh hội thoại di trú của văn phòng Robert Mullins International. Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng về nhiều thông tin mà người được bảo lãnh ở Việt Nam phải biết về người bảo lãnh bao gồm lý lịch cá nhân cũng như đời sống ở Hoa Kỳ. Từ những hồ sơ của thân chủ, chúng tôi cũng đã đưa ra những thí dụ về những câu hỏi của Lãnh sự. Kể cả những câu hỏi mà chỉ có đương đơn trả lời được nếu người này đang sống ở Hoa Kỳ với người bảo lãnh, và vì thế, các đương đơn không thể trả lời được vì chưa hề sống ở Hoa Kỳ.

Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, Sở di trú sẽ gửi cho người bảo lãnh giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) và họ sẽ nhắc lại những lý do tại sao Lãnh sự trả đơn bảo lãnh. Thực ra, hầu hết những lý do này không thể bị xem là có ý định gian dối, nhưng Sở di trú chỉ dựa vào những gì Lãnh sự nói khi họ trả đơn bảo lãnh. Bây giờ là việc người bảo lãnh phải phản bác giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của Sở di trú.

Điểm quan trọng ở đây là khi Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh bị hoàn trả từ Lãnh sự, họ giả định rằng Lãnh sự từ chối hồ sơ vì những lý do cụ thể, và điều này có nghĩa là Sở di trú chưa hề biết khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Sở di trú nghĩ rằng Lãnh sự có những lý do chính đáng để từ chối hồ sơ.

Lãnh sự không có ý định từ chối  đơn bảo lãnh vì những lý do đã hiện hữu khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Chẳng hạn, nếu tuổi tác của người bảo lãnh và người bảo lãnh quá chênh lệch, Sở di trú đã biết điều này khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Lãnh sự không có quyền trả hồ sơ về Sở di trú vì lý do tuổi tác chênh lệch.

Khi Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú, họ đính kèm một lá thư cho biết người được bảo lãnh không biết rõ về người bảo lãnh, hoặc quan hệ không phù hợp với truyền thông văn hóa của Việt Nam. Điều này lại cho thấy chẳng có lý do hợp lý nào để có nói rằng đương đơn vì phạm tội gian dối cả.

Thí dụ, Lãnh sự nói rằng người được bảo lãnh không thể mô tả thành phố mà người bảo lãnh đang sống, không thể cho biết tên những người bạn của người bảo lãnh, không biết tên người chủ của người bảo lãnh, hai người chỉ có một lễ đính hôn hoặc lễ cưới quá nhỏ, hoặc hai người đính hôn hay kết hôn rất vội khi gặp nhau lần đầu tiên, hoặc người được bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) không thể cung cấp những dữ kiện căn bản về kế hoạch kết hôn ở Hoa Kỳ.

Không có điểm nào nêu trên có thể bị xem là có ý định gian dối cả, nhưng gian dối là lý do mà Lãnh sự từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

Nếu đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée) bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, phải mất thời gian khá lâu Sở di trú mới liên lạch với người bảo lãnh với thư Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ). Người bảo lãnh có thể tính đến việc bỏ hồ sơ này và quyết định kết hôn để bảo lãnh diện vợ chồng. Nhưng, nếu Sở di trú hủy bỏ Đơn Bảo Lãnh Hôn Thê, họ sẽ ghi chú có "sự gian dối" vào hồ sơ của đương đơn. Vì thế, không bảo giờ xem thường việc trả lời giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của đơn bảo lãnh đầu tiên mặc dù hai người có dự tính nộp đơn bảo lãnh mới.

Lãnh sự đã cho  chúng tôi biết rằng họ sẽ duyệt xét đơn bảo lãnh hôn phu-thê mới hoặc đơn bảo lãnh vợ-chồng mới, nhưng nếu đơn bảo lãnh thứ nhất bị Sở di trú hủy bỏ, thì Lãnh sự sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán cho đương đơn trong lần phỏng vấn thứ hai. Họ sẽ bảo đương đơn phải nộp đơn xin Đơn Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) I-601.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có cách nào tránh việc bị từ chối vì lý do gian dối không?

- Đáp: Không có cách nào chắc chắn cả. Nhưng điều có thể giúp ích là đơn bảo lãnh nên kèm theo một bản tường trính mối quan hệ giữa hai người và cũng nên trình bày bất cứ lý do nào có thể sẽ bị Lãnh sự từ chối. Với cách này, Lãnh sự không thể viện cớ rằng Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh mà không biết tất cả dữ kiện đã được trình bày trong hồ sơ bảo lãnh. Nói với Sở di trú những điều mà người được bảo lãnh sẽ không thể biết một cách hợp lý về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và những điều mà Lãnh sự có thể dùng để từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

- Hỏi: Nếu Lãnh sự từ chối hồ sơ và nói rằng người được bảo lãnh phải nộp đơn I-601 với Sở di trú thì điều gì sẽ phải làm?

- Đáp: Đơn I-601 phải cho thấy người bảo lãnh sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng nếu ở Hoa Kỳ nhưng không có người được bảo lãnh bên cạnh, hoặc người bảo lãnh cũng sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nếu phải về Việt Nam sống với người được bảo lãnh.

- Hỏi: Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ, bao lâu Sở di trú mới liên lạc với người bảo lãnh?

- Đáp: Có thể từ 6 tháng đến một năm. Người bảo lãnh nên kiểm lại với Lãnh sự xem họ đã trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú từ bao giờ, và phối kiểm với Sở di trú để có thể phản bác quyết định của Lãnh sự Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 05 Tháng Sáu 2023(Xem: 4397)
(Robert Mullins International) Các lãnh sự quán đang vật lộn để quay trở lại thời gian duyệt xét như trước khi Covid, nhưng ở nhiều quốc gia, tiến độ vẫn còn chậm. Vì vậy, nhiều người vẫn hỏi: Diện nào nhanh hơn, chiếu khán hôn phu hôn thê hay vợ chồng? Vào năm 2023, thời gian duyệt xét cho cả 2 loại chiếu khán diện hôn phu hôn hôn thê và vợ chồng gần như giống hệt nhau. Điều này dẫn đến nhiều người trực tiếp nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Trước đại dịch, chiếu khán diện hôn phu hôn thê thường được duyệt xét nhanh hơn nhiều - đôi khi nhanh hơn từ 6 đến 7 tháng so với chiếu khán diện vợ chồng. Tuy nhiên, vào năm 2023, cả hai đều mất một khoảng thời gian gần như bằng nhau.
Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023(Xem: 4470)
(Robert Mullins International) Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm: -Kiểm tra trang web của Sở di trú để biết các thông tin cập nhật trước khi bạn gửi đơn I-765. -Kiểm tra Mẫu I-20, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư, được ký tên, ghi ngày tháng và xác thực cho phép làm việc. -Nộp đơn trực tuyến. -Gửi Đơn I-765 trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày kể từ ngày Mẫu I-20 được cấp bởi Viên chức được chỉ định của nhà trường. -Gửi Mẫu I-20 đã hoàn thành đúng cách cùng với Đơn I-765 cùng một lúc. -Cập nhật địa chỉ gửi thư của bạn cho cả Sở di Trú và Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS)
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 5260)
(Robert Mullins International) Nhiều trang web cung cấp hướng dẫn về cách kết hôn trực tuyến ở hạt Utah. Chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một số điểm chính về thủ tục này. Các cặp đôi quyết định kết hôn trực tuyến ở Utah và dùng cuộc hôn nhân đó được công nhận cho mục đích di dân vào Hoa Kỳ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trước khi Đơn I-130 có thể được nộp bởi người phối ngẫu là công dân Hoa Kỳ, cặp đôi đó phải có trải qua cuộc chung sống vợ chồng. Nếu cặp đôi không có trải qua cuộc chung sống vợ chồng, Đơn I-130 sẽ bị Sở di trú Hoa kỳ từ chối. Sở di trú sẽ xem xét cuộc hôn nhân đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng nếu cả hai thành viên của cặp đôi ở cùng một nơi, vào cùng một thời điểm, SAU đám cưới. Bạn không cần phải cung cấp thêm các bằng chứng riêng tư rằng đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng.
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 4357)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính quyền đã chấm dứt các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đối với khách du lịch hàng không quốc tế vào ngày 11 tháng 5. Các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đã hỗ trợ và tăng cường việc chủng ngừa trên toàn quốc, và trọng tâm là việc chủng ngừa đã cứu sống hàng triệu mạng người.
Chủ Nhật, 07 Tháng Năm 2023(Xem: 4898)
(Robert Mullins International) Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ. Theo chương trình Nhập cảnh đơn giản hóa, CBP không còn đóng con dấu khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hiện sẽ chỉ cấp Mẫu I-94 điện tử trên trang web của mình. Cư dân không phải là người định cư của Hoa Kỳ nên thường xuyên kiểm tra trực tuyến Mẫu I-94 của họ khi họ trở về sau chuyến du lịch quốc tế. Mẫu I-94 rất quan trọng để xác định cá nhân có thể ở lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Giờ đây, những người không phải định cư khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu cùng với các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ, chưa hết hạn của họ và sẽ được trả lại hộ chiếu mà không cần đóng con dấu nhập cảnh ghi nhận họ đã nhập cảnh vào quốc gia này.
Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023(Xem: 4709)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ. Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau: • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185 • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205 • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315
Chủ Nhật, 23 Tháng Tư 2023(Xem: 4987)
(Robert Mullins International) Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, thị trường lao động nóng đỏ cuối cùng cũng bắt đầu hạ nhiệt. Trong thời kỳ đại dịch, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động là do số lượng người di dân giảm. Người di dân thường chiếm phần lớn trong việc tăng trưởng lực lượng lao động. Tuy nhiên dòng người di dân vào Hoa Kỳ đã tăng lên trong khoảng một năm qua. Các hạn chế đi lại do đại dịch đã kết thúc và Lãnh sự quán và Sở di trú Hoa Kỳ đã bắt đầu thụ lý các hồ sơ tồn đọng. Mối liên hệ giữa di dân và thị trường lao động là rất rõ ràng. Điều hiển nhiên trong thời kỳ đại dịch, những người lao động nhập cư đã đảm nhiệm rất nhiều công việc ở tuyến đầu, chẳng hạn như là người làm công việc chăm sóc ban ngày, y tá và bác sĩ, và cũng như những người đóng gói và giao hàng.
Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 4772)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 4589)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 4634)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.