Tòa Thượng Thẩm Ấn Định Ngày Tranh Luận Tác Động Hành Pháp Của Tổng Thống Obama Trong Tháng Tư

Thứ Tư, 01 Tháng Tư 201512:28(Xem: 26218)
Tòa Thượng Thẩm Ấn Định Ngày Tranh Luận Tác Động Hành Pháp Của Tổng Thống Obama Trong Tháng Tư


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


Một tòa thượng thẩm liên bang loan báo một phiên tòa sẽ mở ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2015 để nghe hai bên trình bày và sẽ quyết định xem việc tạm thời đình hoãn thi hành những tác động hành pháp của Tổng thổng Obama có nên được hủy bỏ hay không.


(Robert Mullins Internationla) Những tác động hành pháp của Tổng thống Obama về hai chương trình DACA và DAPA sẽ hoãn lại việc trục xuất khoảng 5 triệu người đang sống ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Những tác động hành pháp đã bị ngưng lại bởi một pháp lệnh của một vị chánh án quận Hoa Kỳ tại thành phố Brownsville, Texas ban hành vào tháng Hai vừa qua. Hai mươi sáu tiểu bang khác, dẫn đầu bởi tiểu bang Texas, đã nói rằng những tác động hành pháp của ông Obama là vi hiến.


Vào đầu tháng Ba vừa qua, Bộ Tư Pháp đã đệ nộp một kiến nghị khẩn cấp tại Tòa Rộng Quyền Thứ Năm, yêu cầu gỡ bỏ pháp lệnh của chán án Hanen. Bộ Tư Pháp nói rằng pháp lệnh này đã cản trở năng lực của Bộ Nội An trong việc bảo vệ quốc gia và gìn giữ an toàn biên giới.


Tòa Thượng Thẩm Rộng Quyền Thứ Năm tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, nói rằng vào ngày 17 tháng Tư sắp tới, mỗi bên sẽ có một tiếng đồng hồ để tranh luận về các pháp lệnh kể trên.


Một tiêu đề mới đây nói rằng: "Các Thành Viên (Đảng) Dân Chủ Sẽ Bảo Vệ Những Gia Đình Này Cho Đến Khi Việc Cải Tổ Di Trú Xảy Ra". Điều sẽ có thể xảy ra không? Hiện tại, chúng ta không thể chắc chắn rằng những gì mà đảng Dân Chủ sẽ có thể thực hiện. Nhưng điều có thể thấy rõ là các dân biểu của đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục đánh bại bất cứ việc cải tổ di trú có ý nghĩa.


Thực tế rất rõ ràng. Hầu như tất cả 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ sống ở đây cho đến hết cuộc đời của họ, bất kể chúng ta có thay đổi luật nào đi nữa. Hầu hết đã sống ở đây một thập niên, và hầu hết đều sống trong gia đình với con cái của họ, mà hầu hết những đứa trẻ này đều là công dân Hoa Kỳ. Việc trục xuất một con số bất hợp pháp lớn như vậy sẽ là điều không thể xảy ra.


Nói về luật, chúng ta ở trong tình trạng bế tắc. Những dân biểu Cộng Hòa trong Hạ viện có đủ phiếu bầu để thông qua một số đạo luật chống di dân và chống di trú trong quốc hội, nhưng có lẽ không đủ phiếu để thông qua trên Thượng viện. Và kể cả được thông qua đi nữa, Hạ viện lẫn Thượng viện có thể bị đánh bại bởi quyền phủ quyết của tổng thống, vì thể những đạo luật chống di dân sẽ không bao giờ thành luật.


Các nhà hoạt động di trú nói rằng chúng ta không cần thiết lập thêm hàng rào ở vùng biên giới. Một chương trình hợp pháp hóa có trật tự sẽ ít tốn kém hơn và là một con đường tốt đẹp ở phía trước. Và những người khác nói rằng nếu biên giới của chúng ta an toàn thì hầu hết dân Mỹ sẽ ủng hộ những ngoại kiều bất hợp pháp có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ, những người đã sống ở đây một thời gian và không có án hình sự. Con đường nhập tịch này sẽ xếp hạng của họ phải chờ sau cùng và sẽ đóng một số tiền phạt nào đó vì đã phạm luật nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp. Con đường trước mặt tốt nhất là bảo đảm Hoa Kỳ luôn duy trì là một quốc gia có luật pháp.


Nhiều ngoại kiều bất hợp pháp ở Hoa Kỳ đã đóng thuế lợi tức, có việc làm, học Anh ngữ và tuân thủ luật pháp. Những người này, và con cái của họ, sau khi đóng tiền phạt, có thể chờ xếp hàng và có cơ hội trở thành công dân Mỹ. Còn những ngoại kiều bất hợp pháp nào không theo luật nên bị trục xuất càng sớm càng tốt. Mặc dù Hoa Kỳ là một nước có nền dân chủ thật sự, là một cái "nồi hòa tan" mọi thứ như dân gian hay nói, nhưng chúng ta không thể để nước qúa sôi trong nồi tràn ra ngoài.


Chúng ta thực sự là một quốc gia của những người di dân, nhưng là những người đã đến dây với chính kiến và mục đích. Sự hòa nhập là mục tiêu chính của họ: Đó là suy nghĩ và ngôn ngữ Hoa Kỳ. Tập quán văn hóa cũ nên được giữ bên cạnh. Trách nhiệm cho việc hòa nhập tích cực hiện nay nằm trong tay người di dân. Người di dân bất hợp pháp cũng sẽ hiểu rằng sẽ là điều bất công nếu họ kỳ vọng rằng xã hội Hoa Kỳ phải chiều theo những điều họ muốn và họ cần.


Điều mà chúng ta có hôm nay là chính kiến được điều chỉnh về chính sách di dân hợp pháp và bất hợp pháp áp dụng cho người Cuba. Nếu qúy vị đến Hoa Kỳ, sống ẩn dật một thời gian, có thể có con cái, tránh vi phạm hình sự, quý vị có thể ở lại. Đây không phải là một "chính sách" hài lòng cho lắm.


Các nhà hoạt động nhấn mạnh rằng chúng ta phải đoan chắc rằng những ngoại kiều bất hợp pháp tại Hoa Kỳ được giáo dục càng nhiều càng tốt cả về mặt xã hội lẫn kinh tế. Thuế thu nhập tương lại tùy thuộc vào điều này. Họ nói rằng nếu chúng ta muốn được hưởng cách sống vui vẻ, chúng ta phải hợp pháp hóa, giáo dục và hòa nhập cộng đồng di dân của chúng ta.


Liệu những ngoại kiều bất hợp pháp có nên được hợp pháp hóa và hòa nhập vào nền kinh tế Hoa Kỳ không? Đây vẫn còn là câu hỏi trước mặt các thành viên quốc hội và trước mặt các công dân Hoa Kỳ.







Hỏi Đáp Di Trú


- Hỏi: Có cơ hội nào để những tác động hành pháp về hai chương trình DACA và DAPA sẽ có hiệu lực trong năm nay không?


- Đáp: Trước hết, chúng ta thấy tòa thượng thẩm liên bang sẽ quyết định vào cuối tháng Tư sắp tới. Nếu tòa thượng thẩm không quyết định ủng hộ những tác động hành pháp, hồ sơ này sẽ được chuyển lên Tối Cao Pháp Viện. Chúng ta sẽ không có kết quả như ý muốn cho đến cuối năm nay.


- Hỏi: Những ngoại kiều bất hợp pháp làm sao có thể hợp lệ được phục hồi tiền thuế qua chương trình DAPA?


- Đáp: Theo chương trình DAPA của tổng thống, từ bốn đến năm triệu ngoại kiều bất hợp pháp sẽ nhận được Số An Sinh Xã Hội, giúp họ hợp lệ để xin Phục Hồi Lợi Tức Thuế Đã Kiếm Được (tức Earned Income Tax Credit). Luật thuế Hoa Kỳ cho phép một người có thể điều chỉnh thuế lợi tức trong 3 năm qua. Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội từng khẳng định rằng hàng triệu ngoại kiều sẽ - mỗi người - hợp lệ có gần 25.000 Mỹ kim trong luật Phục Hồi Lợi Tức Thuế Đã Kiếm Được trong những năm khai thuế 2011 đến 2014.


- Hỏi: Có bao nhiêu tiểu bang cho phép những ngoại kiều bất hợp pháp được tiêu chuẩn xin tiền trợ giúp giáo dục và xin giảm tiền học phí?


- Đáp: Chỉ có tiểu bang California và một vài tiểu bang khác cho những ngoại kiều bất hợp pháp được hưởng quyền lợi như những cư dân hợp pháp khác. Mới đây tại tiểu bang Missouri, quốc hội tiểu bang này đã thông qua Đạo luật Hạ viện 187 cấm ngoại kiều bất hợp pháp được nhận những quyền lợi giáo dục sau chương trình Trung học, bao gồm những trợ giúp giáo dục lấy từ thuế người dân, các chương trình trợ cấp và trợ giúp tài chính.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106102)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 102736)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102395)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101514)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99066)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98404)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98063)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97629)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97384)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96570)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".