Bốn Mươi Năm Sau: Những Điều Không Thể Đổi Thay

Thứ Hai, 27 Tháng Tư 201512:39(Xem: 27460)
Bốn Mươi Năm Sau: Những Điều Không Thể Đổi Thay

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


(Robert Mullins International) Nhà nước Việt Nam có cởi mở hơn về quan hệ quần chúng không? Năm ngoái, một vài tin tức nói rằng nhà nước Việt Nam - một chế độ cộng sản - muốn thể hiện một chút nhân quyền - đã trở thành một nước đầu tiên ở Đông Nam Á bãi bỏ lệnh cấm về hôn nhân đồng tính.

Tin này không đúng. Vì điều này không bao giờ xảy ra.

Ở Việt Nam ngày nay, những cặp đồng tính chỉ có thể sống chung "hộ khẩu" và có thể tổ chức đám cưới, nhưng họ không bao giờ được xin giấy hôn thú. Chẳng hề có chuyện bãi bỏ luật cấm này và họ không thể nào kết hôn ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam loan báo rằng việc nới rộng kể trên là biểu tượng cho tính "khoan dung" và "thông cảm" của nhà nước, và một số người ngoại quốc cả tin thì lại nghĩ rằng đã có một số chỉ dấu cải thiện nhân quyền của Việt Nam! Nhưng đây chỉ là ảo tưởng, cố tạo ra một vài biểu tượng để thu mỹ kim từ những du khách đồng tính ngoại quốc. Thực ra chẳng có gì thay đổi cả. Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Á Châu (the Asia for Human Rights Watch) nói rằng "nhà nước Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền với sự báo động thường xuyên".

Trong tháng 4 này, chúng ta thấy nhiều bài viết trên một số cơ quan truyền thông Anh ngữ mô tả Việt Nam là nơi mà du khách "phải tìm đến"! Chẳng có ai ngạc nhiên về những người viết bài này được mời đến Việt Nam với sự tài trợ của nhà nước Việt Nam.

Nhiều thập niên sau chiến tranh, một số người tỵ nạn về Việt Nam làm ăn! Cuộc chiến Việt Nam đã lấy đi 3 triệu người Việt Nam và hơn 58.000 người Hoa Kỳ. Sau đó, hơn một triệu người bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù "cải tạo", nơi đã có nhiều người thiệt mạng vì nhiều lý do khác nhau và hàng chục ngàn người bị giam cầm cho đến cuối năm 1980. Cùng lúc, hàng ngàn người đấu tranh cho tự do dân chủ bị giam giữ khắp nơi ở Việt Nam. Nhiều người khác tìm cách vượt thoát khỏi chế độ cộng sản trên những chiếc ghe chở đầy người  phải đối phó với bọn hải tặc, giông bão và đói khát. Từ năm 1975 cho đến 1995, khoảng 800.000 thuyền nhân tỵ nạn đã phải lánh cư ở các quốc gia khác, trong khi có khoảng 300.000 gửi xác nơi biển cả mênh mông. Thời bấy giờ, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn xem những người Việt ra đi tỵ nạn là "bọn phản quốc".

Vậy thì tại sao một số người Việt lại quay về sống và làm việc tại Việt Nam? Trước hết, hầu hết những người trở về này không phải là những người phải chiến đấu trong cuộc chiến vừa qua, cũng không phải là những người từng phải trải qua nhiều năm trong tù "cải tạo". Họ là những người rời khỏi Việt Nam khi còn rất nhỏ và lớn lên ở một đất nước khác.

Một số người trở về Việt Nam có cảm nhận về một nơi đã bỏ đi khá lâu và biết rất ít về nơi chốn ấy vì họ rời khỏi quê hương khi còn bé. Một người nói rằng: "Tôi muốn trở về nơi đã rời bỏ. Một điều gì đó đã thúc đẩy tôi. Đó là nơi tôi nghĩ có nhiều cơ hội để làm một điều gì đó và là một cơ hội để tìm lại đất nước của bạn, tìm lại chính bạn". Những suy nghĩ lý tưởng này không kéo dài bao lâu, nhiều người trong số này đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại.

Trang mạng điện tử của đảng cộng sản Việt Nam khoe rằng từ năm 2004 đến giữa tháng Sáu 2013 có khoảng 3000 "Việt kiều" đã trở về sống thường trú ở thành phố Sài Gòn, trong khi có khoảng 9.000 người khác được cấp giấy phép sống thường xuyên ở Việt Nam để làm việc và đầu tư ở thành phố này. Nhưng trang mạnh điện tử của đảng chưa hề làm thống kê thú nhận đã có bao nhiều người bị lường gạt và khánh tận vì những luật lệ tròng tréo và thiếu minh bạch ở Việt Nam.

Một người thoát khỏi Sài Gòn khi còn trẻ trên một chiếc trực thăng trên nóc tòa Đại sứ Hoa Kỳ ngay lúc thành phố này bị cưỡng chiếm. Anh ta trở về Việt Nam sau hai thập niên và là giám đốc của một công ty Hoa Kỳ sản suất hàng hóa tại Việt Nam. Ông nói đây là cơ hội để làm một điều gì đó có ý nghĩa cho mảnh đất sinh ra anh. Tương tự, anh cũng phải bỏ cuộc vì tệ nạn tham nhũng kinh hoàng ở Việt Nam.

Một thanh niên khác có người chị bị hải tặc Thái Lan giết chết khi vượt biên khỏi Việt Nam, anh này mới đây trở về Sài Gòn và trở thành một doanh thương tương đối thành công, nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Một "Việt kiều" khác có cha từng bị tù "cải tạo" một thời gian dài, đã trở về Việt Nam để hưởng tuần trăng mật, và rồi cũng thất vọng về hệ thống du lịch kém chất lượng ở Việt Nam. Một người khác cũng có cha từng bị lao động khổ sai trong tù "cải tạo" đã trở về Việt Nam và hiện làm chủ một quán rượu, và cũng phải than thở về việc phải đóng tiền "hụi chết" thường xuyên cho công an địa phương.

Một vài người khác trở về với tinh thần khác. Một phụ nữ Việt từng vượt biên với gia đình vào cuối thập niên 70. Bà đã về Việt Nam để giúp lập một chương trình giúp đỡ những  gia đình nghèo ở đồng bằng Cửu Long để những gia đình này không bán con cho những đường dây buôn trẻ em. Bà đã giúp thay đổi số mệnh cho nhiều gia đình có đời sống tốt hơn.

Hầu hết những người tỵ nạn Việt Nam đều suy nghĩ rằng về Việt Nam muốn làm giàu là điều không tưởng. Còn muốn trợ giúp để đất nước tốt đẹp hơn thì không thể làm bằng cách chữa cháy thường trực, mà phải bằng những việc làm quyết tâm và cụ thể, để chấm dứt nguyên nhân gây ra thảm trạng này.

Một tựa tin nổi bật mới đây nói rằng "Người Việt tại Nam California phải dời nơi tổ chức lễ tưởng niệm sau khi lá cờ bị cấm treo ở căn cứ hải quân": Một bản tin trên báo Mỹ ở Nam California loan tin người Việt tỵ nạn đã huỷ bỏ chương trình tưởng niệm 40 năm mất miền Nam tại căn cứ quân sự Camp Pendleton Marine Corp Base, nơi đã từng là nơi trú ngụ của những người Việt tỵ nạn đầu tiên tại tiểu bang California. Căn cứ này thông báo rằng ban tổ chức lễ tưởng niệm không thể treo cờ của miền Nam tự do trước năm 1975.

Lễ tưởng niệm dự trù vào ngày 25 tháng Tư được chuyển đến một địa điểm mới ở Little Saigon thuộc quận hạt Orange County, nơi mà cộng đồng người Việt có thể tự do treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và cùng hát quốc ca Việt Nam.

Một người trong ban tổ chức nói rằng" Chúng tôi đều khẳng định rằng nếu không có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và quốc ca của miền Nam tự do, buổi tưởng niệm của chúng tôi sẽ không còn ý nghĩa nữa". Ông nói: "Lễ tưởng niệm là của cộng đồng chúng tôi và chúng tôi  xem đây là ưu tiên phải thực hiện".

Lá cờ biểu tượng cho tự do, dân chủ không được giương cao ở căn cứ quân sự Camp Pedleton cũng là điều dễ hiểu, vì đây là vấn đề chính trị. Như một thanh niên hoạt động cho nhân quyền Việt Nam ở Nam California  góp ý và nhấn mạnh rằng: "Người ta có thể dựa vào một nguyên tắc nào đó để ngăn trở một hành động đúng đắn, nhưng người ta, bất cứ ai, không thể nào ngăn cản, cấm đoán lá cờ tự do luôn giương cao trong lòng người dân Việt yêu dân chủ và tự do".

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 3930)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4070)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 4655)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4390)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4134)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 4571)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4319)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4694)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 4596)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 4464)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.