Danh Sách Chờ Đợi Chiếu Khán Di Dân Ngày Càng Đông LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 06-2015

Thứ Năm, 14 Tháng Năm 201512:51(Xem: 110883)
Danh Sách Chờ Đợi Chiếu Khán Di Dân Ngày Càng Đông LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 06-2015

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hơn 4 triệu 400 ngàn người đang ở trong danh sách chờ đợi chiếu khán (visa) di dân. So với năm 2014, con số đã tăng hơn 108.085 người. Chín mươi lăm phần trăm số người chờ đợi này đang được bảo lãnh bởi thân nhân ở Hoa Kỳ.  

Số người trong danh sách chờ đợi này đã xác minh họ có mối quan hệ gia đình thật sự. Danh sách này không bao gồm những người hiện đang ở Hoa Kỳ chờ đợi điều chỉnh từ diện cư trú tạm thời sang thường trú nhân. Danh sách chờ đợi cần có vì những giới hạn mỗi năm về số di dân có thể nhập cảnh qua những diện bảo lãnh gia đình và công việc làm, và cũng vì sự giới hạn số người đến từ những quốc gia khác nhau.

Việt Nam nằm trong 4 nước đứng đầu danh sách chờ đợi, những nước khác là Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và Ấn Độ. Hiện có 259.030 người ở Việt Nam đang chờ được phỏng vấn xin chiếu khán di dân.

Xin đừng lẫn lộn danh sách chờ đợi với tình trạng duyệt xét chậm trễ liên quan đến số lượng thời gian mà Sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh và các loại đơn di trú khác. Lý do phải có danh sách chờ đợi vì nhu cầu cấp thẻ xanh đã vượt qúa giới hạn mà Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn để điều hòa mực độ di dân. Việc duyệt xét đơn chậm trễ vì Sở di trú USCIS đã không điều hành hữu hiệu trước số lượng đơn quá nhiều của những người muốn có những lợi ích về di trú. Thí dụ như có lúc phải mất hơn 16 tháng để duyệt xét đơn bảo lãnh vợ/chồng và con dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, vì Sở di trú USCIS phải chia bớt người sang phụ trách duyệt xét đơn của chương trình DACA và đơn xin làm việc tại Hoa Kỳ.

Luật cho phép số chiếu khán (visa) không giới hạn cho vợ/chồng, con độc thân dưới 21 tuổi và cha mẹ của công dân Mỹ, vì thế các diện này không nằm trong danh sách chờ đợi, mặc dù vẫn phải có thời gian  khoảng 5 tháng để sở di trú duyệt xét đơn và thêm vài tháng nữa để Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) duyệt xét phần cuối cùng trước khi chuyển hồ sơ đến các Tòa Tổng lãnh sự.

Thời gian chờ đợi của các diện bảo lãnh gia đình (F1, F2, F3 và F4) từ 19 tháng đến hơn 10 năm cho các đương đơn ở Việt Nam.

Hơn một nửa danh sách chờ đợi trên toàn thế giới bao gồm khoảng 2 triệu 500 ngàn người trong diện bảo lãnh F4, được bảo lãnh bởi anh chị em là công dân Hoa Kỳ. Những đương đơn diện này hiện nay phải chờ ít nhất 13 năm để được phỏng vấn xin chiếu khán. Con số lớn nhất (30%) là các công dân Mễ Tây Cơ, anh chị em của họ phải chờ đợi ít nhất là 18 năm.

Trên toàn cầu, 806.000 đương đơn khác là con có gia đình của công dân Mỹ. Thời gian chờ đợi của diện bảo lãnh F3 này hiện nay trên 11 năm. Tuy nhiên, những đương đơn diện F3 tại Mễ Tay Cơ và Phi Luật Tân phải chờ đợi hơn 20 năm.

Trong những diện bảo lãnh gia đình (F1-1, F2, F3 và F4), số người trong danh sách chờ đợi đã tăng nhanh trong năm 2014, và danh sách chờ đợi tăng nhiều nhất là các con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Hoa Kỳ. Sự hiện hữu của danh sách chờ đợi xin chiếu khán di dân và thẻ xanh tăng quá nhiều đã đưa đến những câu hỏi quan trọng về việc cần phải cải tổ di trú.

Những di dân hợp lệ được bảo lãnh bởi các thành viên trong gia đình đang phải chờ đợi quá nhiều năm để có cơ hội nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp. Khi Tổng thống Obama ban cấp nhiều lợi ích di trú cho những người xin làm việc, các chương trình DACA và DAPA làm nhiều người cho rằng ông đã không công bằng đối với những người đang chờ đợi để có chiếu khán di dân. Đối với những di dân bị thiệt thòi này thì những ngoại kiều bất hợp pháp đang được sự đối xử ưu đãi hơn những người đang nộp đơn xin chiếu khán thông qua thủ tục hợp pháp được Quốc hội Hoa Kỳ quy định.

Thí dụ, Chương Trình Dành Cho Trẻ Em Trung Mỹ cho phép những ngoại kiều bất hợp pháp từ El Salvador và hai quốc gia khác được đưa gia đình sang Mỹ mà không cần phải đóng lệ phí và không cần xét đến những vị phạm án hình sự hoặc bị trục xuất trước đây.

Trong khi đó, 77.000 đương đơn hợp lệ từ El Salvador phải trả những lệ phí đơn bình thường, phải đáp ứng những tiêu chuẩn hợp lệ cao hơn và phải chờ đợi đơn xin chiếu khán của họ đáo hạn.

Tương tự, danh sách chờ đợi cho thấy 75% các đương đơn ở trong hai diện bảo lãnh F3 và F4 với thời gian chờ đợi kéo dài nhiều thập niên. Quốc hội nên quyết định về sự hợp lý của những diện bảo lãnh này. Những đương đơn thuộc các diện bảo lãnh F3 và F4 không thể nhập cảnh Hoa Kỳ trong một thời gian hợp lý và họ thường có con nhỏ nhưng sẽ không còn hợp lệ để đi theo cha mẹ. Một số người quan tâm về di trú nói rằng có vẻ như đây là trò đùa tàn ác hơn là một chính sách di trú có trách nhiệm.

*

Sau đây là một vài số liệu liên quan đến di dân Việt Nam. Trong tài khóa 2014, Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cấp tổng cộng 24.500 chiếu khán di dân. Thân nhân trực hệ của công dân Mỹ nhận 6.240 chiếu khán và 18.000 chiếu khán di dân khác được cấp cho những diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên như sau:

- 1.640 chiếu khán cho diện F-1
- 3.400 chiếu khán cho diện F2A
- 5.452 chiếu khán cho diện F3, và
- 7.149 chiếu khán cho diện F4

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 06-2015

 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/09/2007 (Tăng 2  tuần)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/10/2013 (Tăng 4 tuần

- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/09//2008 (Không thay đổi)

- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/02/2004 (Không thay đổi)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/09/2002  (Tăng 5 tuần)

-Tu Sĩ-SR:     Luôn luôn hiệu lực

*

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hiện quốc hội có vẫn đang quan tâm đến việc cải tổ di trú và có thể đưa đến việc hủy bỏ chiếu khán F3 và F4 không?

- Đáp: Không. Các diện F3 và F4 vẫn còn hiệu lực trong thời gian này. Quốc hội hiện đang tập trung tất cả sự quan tâm của họ vào việc làm sao kiểm soát biên giới hữu hiệu hơn và sẽ phải làm những gì để giải quyết hàng triệu di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Không còn cách nào có thể làm giảm thời gian chờ đợi của các diện bảo lãnh F3 và F4 hay sao?

- Đáp: Có một cách rất dễ dàng để duyệt xét nhanh chóng các diện bảo lãnh F3 và F4, đó là chỉ cần cấp một chiếu khán duy nhất cho mỗi đơn vị gia đình thay vì phải cấp riêng mỗi thành viên trong gia đình  một chiếu khán. Điều này sẽ làm dư ra hàng chục ngàn chiếu khán trên toàn cầu và làm giảm nhanh chóng thời gian chời đợi.

- Hỏi: Vấn đề chiếu khán Xổ Số ra sao?  Việt Nam có cơ hội nào được tham gia loại chiếu khán đặc biệt này trong tương lai không?

- Đáp: Chiếu Khán Xổ Số chỉ dành cho những quốc gia nhận số chiếu khán di dân ít ỏi mỗi năm. Việt Nam hiện nay không hợp lệ vì đã có quá nhiều chiếu khán di dân mỗi năm dành cho di dân Việt Nam.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM,  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95607)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100608)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97364)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96130)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100853)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103265)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100509)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96935)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102128)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92551)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.