Sở Di Trú Đề Nghị Nới Rộng Điều Luật Của I-601A LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2015

Thứ Ba, 18 Tháng Tám 201519:58(Xem: 33534)
Sở Di Trú Đề Nghị Nới Rộng Điều Luật Của I-601A LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2015


Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo những tin tức cập nhật về di trú, góp phần phát huy kiến thức di trú và bảo lãnh, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ,hoặc nghe và xem lại trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Vào thời điểm hiện nay, Sở di trú đang yêu cầu cộng đồng góp ý về một điều luật dự trù sẽ nới rộng sự hợp lệ tạm thời miễn áp dụng cấm nhập cảnh vì cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Luật dự trù sẽ nới rộng sự hợp lệ dành cho nhiều kiều dân có thể hợp lệ để xin chiếu khán (visa) di dân trong tương lai.

Nếu luật dự trù này được chấp thuận, việc nới rộng sự hợp lệ kể trên sẽ có thể có hiệu lực trước cuối năm 2015.

Cho đến nay, người ngoại quốc tại Hoa Kỳ sống bất hợp pháp, và với đơn bảo lãnh xin chiếu khán  di dân được chấp thuận, chỉ có thể nộp đơn I-601A xin miễn áp dụng việc trục xuất nếu họ là vợ-chồng hoặc cha-mẹ của công dân Hoa Kỳ. Nhưng luật nới rộng cũng sẽ cho phép cha-mẹ và vợ-chồng của Thường Trú Nhân cũng được nộp đơn I-601A.

Tại sao đơn I-601A là quá quan trọng như vậy? Một kiều dân không được chấp thuận để xin điều chỉnh tình trạng cư trú tại Hoa Kỳ vì sinh sống bất hợp pháp chỉ có thể ở lại Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc ra nước ngoài chờ thủ tục duyệt xét của Lãnh sự Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu kiều dân này sống tại Hoa Kỳ bất hợp pháp quá lâu, người này có thể là đối tượng bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ từ 3 đến 10 năm. Nhưng với đơn I-601A được chấp thuận, ngoại kiều này có thể nộp đơn xin chiếu khán tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ, không còn phải lo âu về việc cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm.

Theo luật mới, nếu qúy vị đang có đơn bảo lãnh, và nếu đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, qúy vị sẽ có thể xin áp dụng luật Miễn Tạm Thời. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cha-mẹ, các con và vợ-chồng của cả Công dân Mỹ lẫn Thường trú nhân.

Việc dự trù nới rộng này sẽ cho phép bất cư kiều dân nào đang muốn xin chiếu khán di dân hiện nay có thể nộp đơn xin miễn tạm thời trước khi rời Hoa Kỳ để tham dự buổi phỏng vấn chiếu khán di dân tại nước ngoài.

Những Lợi Ích Về Những Dự Trù Thay Đổi: Để thực hiện thủ tục duyệt xét dự luật Miễn Tạm Thời cho những cha-mẹ và vợ-chồng của cả công dân Hoa Kỳ lẫn Thường trú  nhân, Sở di trú sẽ nới rộng số kiều dân có thể được hưởng lợi tức từ thủ tục duyệt xét chiếu khán di dân một cách hợp lý. Sở di trú tin rằng việc nới rộng thủ tục duyệt xét việc tạm miễn (áp dụng trục xuất) tạm thời sẽ làm giảm tổng thời gian duyệt xét chiếu khán di dân của những đương đơn hợp pháp.

Sở di trú cũng tin rằng việc dự trù nới rộng này sẽ làm giảm sự khó khăn mà các công dân Mỹ và các Thường trú nhân phải trải qua vì sự xa cách người thân của họ.

Theo như luật dự trù, quý vị có thể hợp lệ xin miễn tạm thời  (áp dụng hình phạt) vì cư ngụ bất hợp pháp nếu:

- Qúy vị hiện đang có mặt thực tế tại Hoa Kỳ;
- Qúy vị là đương đơn của một hồ sơ bảo lãnh đã được chấp thuận, xác nhận qúy vị là thân nhân trực hệ của một công dân Mỹ hoặc của một Thường trú nhân;
- Qúy vị đang có hồ sơ xin chiếu khán di dân với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã trả lệ phí duyệt xét thủ tục xin chiếu khán di dân;
- Qúy vị không có ngày phỏng vấn chiếu khán di dân trước ngày luật dự trù mới có hiệu lực và qúy vị chưa nộp đơn xin chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ.
- Qúy vị bị cấm nhập cảnh vì có thời gian cư ngụ bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.

Các đương đơn diện I-601A phải trình bày để cho thấy việc từ chối không cho miễn (áp dụng sự vi phạm trước đây) sẽ gây nên những hoàn cảnh vô cùng khó khăn cho vợ-chồng hoặc cha-mẹ là công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân. Đây là việc đôi lúc rất khó khăn để thực hiện. Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama hồi tháng 11 năm ngoái đã đề cập đến những đòi hỏi phải chứng minh tình trạng "vô cùng khó khăn" cần được giảm nhẹ hơn, nhưng Luật Dự Trù mới đây lại không đề cập đến việc này.

Tình trạng vô cùng khó khăn được định nghĩa là sự khó khăn khác với sự chịu đựng thông thường mà gia đình phải trải qua khi thời gian xa cách kéo dài. Tình trạng vô cùng khó khăn có thể là kết quả từ những vấn đề về sức khỏe, tâm lý, tình cảm, tài chánh, những điều kiện ở nước ngoài, những ràng buộc gia đình ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài.... Không có công thức kỳ diệu nào để có thể chứng minh những khó khăn kể trên, và mỗi hồ sơ cần phải được lượng định theo những vấn đề hiện hữu của riêng nó.

Sau hết, xin ghi nhớ rằng không ai có thể nộp đơn dựa theo luật dự trù mới cho đến khi Sở di trú thông báo ngày bắt đầu, có lẽ sẽ phải chờ đến cuối năm nay.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2015

 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/12/2007 (Tăng 6  tuần)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/03/2014  (Tăng 10 tuần)

- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/12/2008 (Tăng 5  tuần)

- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/05/2004 (Tăng 4  tuần)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/01/2003  (Tăng 6 tuần)

-Tu Sĩ-SR:        Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu đơn của tôi yêu  cầu đang được cứu xét hoặc được chấp thuận để được tạm thời miễn việc cư trú bất hợp pháp, tôi có thể được những lợi ích tạm thời không?

- Đáp: Việc nộp đơn hoặc được chấp thuận tạm thời miễn việc cư trú bất hợp pháp sẽ không ảnh hưởng đến diện di trú hiện tại của cá nhân tại Hoa Kỳ. Việc xin miễn trừ này dù đang được cứu xét hoặc được chấp thuận:

SẼ KHÔNG mang lại những lợi ích tạm thời, chẳng hạn như quyền được làm việc và xin giấy xuất cảnh tạm thời;

SẼ KHÔNG loại bỏ những đòi hỏi phải rời khỏi Hoa Kỳ và xin chiếu khán di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ;

SẼ KHÔNG bảo đảm sẽ được cấp chiếu khán di dân hoặc được tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

- Hỏi: Tôi phải làm gì nếu đơn xin miễn trừ tạm thời việc cư ngụ bất hợp pháp được chấp thuận?

- Đáp: Sở di trú USCIS sẽ thông báo cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Sau khi NVC được thông báo, Bộ Ngoại Giao sẽ lại tiếp tục duyệt xét hồ sơ xin chiếu khán di dân của qúy vị. Cuộc phỏng vấn chiếu khán di dân sẽ được ấn định ngày ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ, và qúy vị sẽ được thông báo ngày phỏng vấn. Qúy vị cần phải rời khỏi Hoa Kỳ và tham dự cuộc phỏng vấn chiếu khán di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ.

- Hỏi: Nếu Sở di trú USCIS từ chối đơn xin tạm thời miễn trừ việc cư ngụ bất hợp pháp của tôi, liệu tôi có thể xin kháng cáo, hoặc xin tái mở hồ sơ cũ, hoặc xin được tái cứu xét không?

- Đáp: Không. Nếu Sở di trú từ chối đơn xin tạm thời miễn trừ việc cư ngụ bất hợp pháp, qúy vị không thể nộp đơn kháng cáo hoặc nộp thỉnh thư xin tái mở hồ sơ cũ, hoặc xin tái duyệt xét việc từ chối này. Qúy vị sẽ phải nộp đơn I-601A mới.

Kính mời quý độc giả đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM,  và 106.3FM, và trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99881)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 98128)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99777)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 100423)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 96330)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99623)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103531)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104020)
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104781)
Có một vài sự thay đổi trong thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn đến trong kỳ này. Trước hết, kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008, nếu bạn là cư dân tiểu bang California, đơn xin nhập tịch N-400 hiện nay phải được gửi đến cơ quan di trú USCIS tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizonna, thay vì gửi đến Trung tâm di trú California như trước đây.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 102021)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.