Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Thứ Tư, 04 Tháng Mười Một 201513:01(Xem: 27056)
Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch (tức the Immigration and Nationality Act, gọi tắt là INA) của năm 1965 đã tròn 50 tuổi vào ngày 3 tháng 10 năm 2015 vừa qua. Đạo luật này được thông qua ngay sau khi Đạo Luật Dân Quyền thành hình năm 1964 và 1965, và đạo luật INA chấm dứt hệ thống phân phối chiếu khán theo Nguồn Gốc Quốc Gia. Hệ thống này đã từng giới hạn hầu hết vấn đề di trú Hoa Kỳ đối với các công dân từ Bắc Âu Châu, chẳng như Đức Quốc, Anh Quốc và Ireland. Thí dụ, vào năm 1929, trong số 150.000 chiếu khán (visa) có sẵn cho vùng này, chỉ có 50.000 chiếu khán cấp cho công dân Đức, 100 chiếu khán cho công dân Hy lạp và không một chiếu khán nào cấp cho công dân Trung Hoa và Á Châu nói chung.

Luật năm 1965 đã thay đổi sự phân phối chiếu khán di trú từng dựa trên nguồn gốc quốc tịch và đã rất dễ dàng cấp chiếu khán cho công dân vùng Bắc Âu Châu. Hệ thống mới đã đặt nặng vấn đề đoàn tụ gia đình và đón mời những công dân có năng khiếu. Với Đạo luật năm 1965, Hoa Kỳ đã tự cam kết, lần đầu tiên, chấp nhận vấn đề di trú với tất cả những người có quốc tịch khác.

Gần 59 triệu người đã đến Hoa Kỳ từ năm 1965, và ba phần tư trong số này đã đến từ các nước ở Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đã thật sự trở thành một Biên Giới Mới, trẻ trung và đa sắc. Vấn đề di trú chắc chắn làm tăng thêm an ninh cho Hoa Kỳ. Nhiều di dân và con cái của họ đã gia nhập quân lực Hoa Kỳ sau năm 1965, và trong mỗi binh chủng ngày càng trở thành đa chủng tộc.

Những làn sóng người di dân mới cũng đã mang lại sự thịnh vượng chung mà nhiều người không thể tưởng tượng vào năm 1965. Giữa những năm 1990 và 2005, khi thời đại điện tử bùng nổ, 25% những công ty Mỹ phát triển nhanh nhất được thành lập bởi những người sinh đẻ ở ngoài Hoa Kỳ.

Đặc biệt là Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) ở thành phố San Jose đã thành công vượt bực. Tại tiểu bang California, nơi di dân Á Châu đã từng gặp nhiều khó khăn, thì cũng chính họ đã giúp thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Thống kê năm 2010 cho biết hơn 50% công nhân kỹ thuật tại vùng Thung Lũng Điện Tử là công dân Mỹ gốc Á Châu.

Những người chống đối việc di trú thường cho là mình đúng khi tranh luận rằng vấn đề di dân chỉ mang lại những thay đổi xấu hơn. Nhưng, sau 50 năm, điều rõ rệt là người di dân đã làm cho Hoa Kỳ tốt đẹp hơn. Vấn đề di trú đã thay đổi Hoa Kỳ trong hơn nửa thế kỷ qua. Những cư dân Hoa Kỳ sinh đẻ ở nước ngoài đã chiếm gần 14% trong số 320 triệu người hiện nay ở Hoa Kỳ. Khi chúng ta cộng thêm con cái của các công dân Hoa Kỳ, thì các gia đình di dân đã đại diện 26% trong toàn thể dân số Hoa Kỳ.

Dân Mỹ Phản Ứng ra Sao Về Cuộc Khủng Hoảng Người Tỵ Nạn Syria? Và nghĩ đến dòng lịch sử Việt Nam

Cho đến nay, câu chuyện này rất quen thuộc: Trẻ con, phụ nữ, nam giới - người chồng chất người - chen chúc nhau trong những con thuyền chỉ có thể chở tối đa 30 người. Họ biết đã không thể sống trên quê hương họ. Họ giao phó thân xác họ, đám con thơ của họ trong cơn sóng dữ của biển cả, và phó thác tâm hồn cho một tương lai vô định trên những bến bờ xa lạ. Chúng ta đang nói đến một Việt Nam 40 năm trước, nhưng thật giống hoàn cảnh bi thương của người tỵ nạn Syria hiện nay.

Mới đây, một thuyền nhân Việt Nam chia sẻ: "Nghe tin tức hôm nay, tôi như sống lại thời vượt thoát khỏi Việt Nam. Chúng tôi phải đi vì không còn chọn lựa nào khác. Và bây giờ- câu chuyện tương tự lại xảy ra, và lần này xảy đến với người Syria".

Mặc dù chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho những gia đình người tỵ nạn tràn ngập ở bờ biển và trên những ga xe lửa tại Âu Châu hiện nay, nhưng chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi họ đến nước của chúng ta. Nó không chỉ là sự hiểm nguy và nỗi đau buồn của họ làm chúng ta thương tâm, mà còn làm cho chúng ta nghĩ đến tình trạng tái định cư của họ. Những người này là tài sản của xã hội chúng ta.

Trong 5 năm kể từ khi khởi đầu cuộc khủng hoảng tại Syria, Hoa Kỳ chỉ nhận 1,500 người tỵ nạn Syria. Vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niêm 1980, Hoa Kỳ đã tái định cư hơn 150.000 người tỵ nạn từ Đông Nam Á mỗi năm. Chúng ta có thể làm tương tự cho người tỵ nạn Syria.

Điều gì sẽ xảy ra cho vụ tố tụng chống lại Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama?

Có câu nói rằng "công lý trì hoãn là công lý từ chối" và điều này có vẻ phù hợp với việc kháng cáo của hành pháp Obama qua vụ tố tụng chống lại những tác động hành pháp của tổng thống về vấn đề trục xuất. Vụ kháng cáo này đang nằm trong tay của hội đồng ba chánh án của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm từ ngày 10 tháng Bảy vừa qua. Nhưng ba tháng sau, hội đồng đã không ra phán quyết nào hết và làm cho 5 triệu 5 trăm ngàn những người chờ đợi Chương trình Ước Mơ và những cha/mẹ không có giấy tờ hợp lệ của các công dân Mỹ và Thường trú nhân không thể nộp đơn xin bất cứ diện cư trú hợp lệ nào.

Nếu đây là hồ sơ bình thường, sự trì trệ của chánh án có thể không là vấn đề. Nhưng đây không là sự việc thường tình vì nó tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người Hoa Kỳ trên cả nước, những người lo sợ rằng người hôn phối hoặc cha mẹ của họ sẽ bị trục xuất.

Sự thất vọng về việc trì trệ gia tăng vì họ không biết những vị chánh án này sẽ làm gì. Những chánh án này hầu như kiên quyết ủng hộ sự can thiệp ngay từ đầu nhằm chống lại việc ban hành Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama.

Sau cùng, những tác động hành pháp của ông Obama sẽ phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện. Nhưng thời gian quá ngắn ngủi. Tối Cao Pháp Viện đã bắt đầu nhiệm kỳ của họ. Ngoại trừ Tòa Rộng Quyền Thứ Năm phán quyết sớm, vì Tối Cao Pháp Viện khó thể quyết định hồ sơ này trước tháng Bảy năm 2017. Điều này có nghĩa là sự trì hoãn của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm sẽ để 5 triệu 5 trăm ngàn di dân không có giấy tờ hợp lệ và gia đình họ trong cõi di trú âm u cho đến khi ông Obama rời khỏi nhiệm vụ của mình.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Không còn cách nào để Quốc hội thi hành Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama hay sao?

-Đáp: Quốc hội chắc chắn có khả năng làm việc này, nhưng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama không thể thuyết phục dân biểu quốc hội thông qua việc cải tổ di trú tốt hơn.

- Hỏi: Vấn đề xổ số cấp chiếu khán (visa) di dân thường xảy ra thời gian này mỗi năm. Người dân ở Việt Nam có hợp lệ để nộp đơn không?

- Đáp: Những quốc gia như Việt Nam đã đưa quá nhiều di dân sang Hoa Kỳ trước đây nên không thể tham dự chương trình Xổ Số chiếu khán. Một số quốc gia khác cũng không hợp lệ tham dự Xổ Số Chiếu Khán là Ba Tây, Gia Nã Đại, Trung quốc, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Nam Hàn và Anh quốc.

- Hỏi: Nếu Hoa Kỳ chấp nhận hàng chục ngàn người tỵ nạn Syria, có cách nào để tin tưởng rằng quân khủng bố sẽ không thể đến Hoa Kỳ với danh nghĩa người tỵ nạn không?

- Đáp: Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể nào kiểm tra lý lịch những người đến từ Syria, Iraq, Somali and Sudan. Ở những nước này, những dữ kiện lưu trữ của cảnh sát và tình báo rất ít có thể nhận diện lý lịch khủng bố và tội phạm.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

 

Thứ Hai, 16 Tháng Giêng 2023(Xem: 5503)
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, luật mới về Gánh nặng xã hội của Bộ Nội An (DHS) có hiệu lực. Sở di trú cho biết luật mới hiện cung cấp sự rõ ràng và nhất quán về những người nào sẽ không thể nộp đơn xin hưởng quyền lợi di trú vì gánh nặng xã hội. Luật mới quay trở lại phiên bản năm 1999. Điều đó có nghĩa là việc nhận tiền phụ cấp an sinh (SSI) trước đây hoặc hiện tại; Hỗ Trợ Tạm Thời cho các Gia Đình Nghèo Khó (TANF); Hỗ trợ chung; hoặc nằm viện dài hạn với chi phí của chính phủ có thể khiến người nộp đơn không thể trở thành thường trú nhân. Sở Di Trú sẽ không áp dụng quyết định gánh nặng xã hội trong trường hợp người đó đã nhận được các khoản trợ cấp mà không phải bằng tiền mặt như Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ túc (SNAP), hỗ trợ y tế Medicaid, nhà ở công cộng hoặc các chương trình bữa ăn trưa ở trường.
Chủ Nhật, 08 Tháng Giêng 2023(Xem: 6314)
(Robert Mullins International) Bước vào tuần lễ thứ 2 của đầu Năm Mới, chúng ta đã có lưỡng viện Quốc Hội hoạt động với những Nghị sĩ và Dân biểu mới tuyên thệ nhậm chức. Điều gì ở phía trước cho việc di trú Hoa Kỳ vào năm 2023? Dưới đây là năm tiên đoán. Tiên đoán 1. Công nghệ chat GPT (trò chuyện tự động) sẽ cách mạng hóa di trú Hoa Kỳ Công nghệ AI, chẳng hạn như hộp trò chuyện chatbox tại chat.openai.com, sẽ thay đổi cách quản lý di trú. Công nghệ này sẽ cung cấp đầy đủ cho những người nộp đơn thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của nó và những bước mà họ cần phải làm để hoàn thành. Ví dụ, những di dân thương gia sẽ có thể được giúp để chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh. Những người tị nạn sẽ có thể có chi tiết về điều kiện của đất nước và tại sao họ sợ trở về nhà. Người lao động sẽ tìm thấy hướng dẫn về việc nộp đơn ở đâu để xin giấy phép làm việc và các tiêu chí để hoàn thành.
Thứ Hai, 02 Tháng Giêng 2023(Xem: 6006)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang cập nhật Hướng dẫn Chính sách của sở Di Trú cho phép Sở Di Trú tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường trú nhân (thường được gọi là Thẻ Xanh) cho những Thường trú nhân hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch. Bản cập nhật này dự kiến sẽ giúp ích cho những người nộp đơn xin nhập tịch mà bị thời gian chờ duyệt xét lâu hơn, do họ sẽ được gia hạn tình trạng thường trú nhân hợp pháp (LPR) và có thể không cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh). Những Thường trú nhân nộp đúng Mẫu N-400, Đơn xin Nhập tịch, có thể nhận được gia hạn này, cho dù là họ có nộp Mẫu đơn I-90 hay không.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5978)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như những viễn ảnh di trú có thể xãy ra trong năm mới 2023. Phần 2 chúng tôi trình bày những sự kiện di trú có thể xãy ra vào năm 2023 như sau: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng các cơ quan lãnh sự đang dần giảm thiểu tình trạng tồn đọng của các đơn xin chiếu khán đang chờ duyệt xét. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy thời gian chờ xếp lịch để phỏng vấn có phần lâu hơn trước. Ngoài ra, ngày đáo hạn cấp chiếu khán định cư hoàn toàn không thay đổi vào năm 2022, có nghĩa là một số người đang phải đợi thêm một hoặc hai năm nữa cho đến khi họ có thể nộp đơn xin chiếu khán hoặc thẻ xanh.
Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5539)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như có thể xãy ra trong năm mới 2023. Trước thềm Năm Mới, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc quý vị Năm Mới dồi dáo sức khỏe, an lành và đoàn viên. Theo một cuộc khảo sát mới được công bố gần đây, người Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề di dân và thậm chí ngày càng có nhiều người tin rằng mức độ di dân vào Hoa Kỳ nên được giảm xuống. Trong cuộc khảo sát này, có 38% số người cho rằng nên giảm số lượng người di dân vào nước này, trong khi 31% muốn giữ nguyên như hiện tại và 27% muốn tin rằng con số nên được tăng lên.
Chủ Nhật, 11 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5247)
(Robert Mullins International) Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Phần 2 của chủ đề này sẽ nói về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027. Đạo Luật Liêm Chính Cải Tổ EB-5 Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 tháng 3 năm 2022 (RIA) đã sửa đổi Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch để cho phép các nhà đầu tư EB-5 đủ điều kiện và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ [đã ở Hoa Kỳ] nộp Mẫu I-485 để Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I-526E, hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được chấp thuận.
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5100)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5749)
(Robert Mullins International) Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ. Chỉ hơn 700,000 người mới được nhận cư trú hợp pháp trong năm tài khoá vừa qua, giảm so với hơn một triệu người đã trở thành người cư trú hợp pháp trong mỗi năm của sáu năm trước đó. Khoảng một phần bảy trong số đó là những người được cấp thường trú hợp pháp lâu dài, Khoảng 100,000 người đến từ Mexico, một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là khoảng một trong bảy thường trú nhân mới là đến từ Mexico.
Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5647)
(Robert Mullins International) Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc toàn thể quý vị và quý quyến một mùa lễ an lành và đoàn viên với thân nhân tại Hoa Kỳ. Không có gì nghi ngờ rằng Fentanyl là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ. Trong thập kỷ qua, Fentanyl đã gây ra sự gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ. Năm 2021, gần 90% số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, là Fentanyl. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: đó không phải là những người di dân mang Fentanyl đến Hoa Kỳ trong ba lô; hầu hết là do các công dân Hoa Kỳ và các tài xế xe tải buôn lậu nó vào nước này, thông qua các cảng nhập cảnh hợp pháp.
Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5797)
(Robert Mullins International) Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Luật cuối của Bộ Nội An cho DACA đã có hiệu lực. Luật cuối này có nghĩa là DACA hiện được dựa trên một luật định chính thức, theo đó chương trình được bảo tồn và củng cố, mặc dù chương trình vẫn là chủ đề của các vụ kiện tụng trước tòa. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, DACA đã cho phép hơn 800.000 người trẻ tuổi ở lại Hoa Kỳ với gia đình của họ. Luật cuối xác nhận rằng: • Việc tạm hoãn bị trục xuất, được phép làm việc, và thông hành tạm thời (advance parole) của người nhận DACA hiện tại sẽ tiếp tục. • DACA không phải là một dạng tình trạng hợp pháp, nhưng những người đã nhận được DACA được coi là “hiện diện hợp pháp” ở Hoa Kỳ.