Có Chiếu Khán B1-B-2 Vẫn Có Thể Bị Từ Chối Nhập Cảnh Hoa Kỳ: Một Trường Hợp Điển Hình - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 12-2015

Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 201514:42(Xem: 32223)
Có Chiếu Khán B1-B-2 Vẫn Có Thể Bị Từ Chối Nhập Cảnh Hoa Kỳ: Một Trường Hợp Điển Hình - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 12-2015

*

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Khi nhập cảnh tại phi trường ở Hoa Kỳ, nhân viên Kiểm Soát Biên Giới và Hải Quan (tức Customs and Border Patrol - CBP) có thể hỏi: "Ông, Bà có ý định gì khi đến Hoa Kỳ?". Qúy vị trả lời câu hỏi này, cộng thêm thông tin mà qúy vị điền trên đơn xin chiếu khán (visa), cộng thêm sự quan sát của nhân viên CBP, sẽ quyết định rằng qúy vị được chấp thuận nhập cảnh hay không tại phi trường. Các nhân viên CBP và Sở di trú tại phi trường có thẩm quyền hơn Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trong việc quyết định này nếu ý định của qúy vị trùng hợp với loại chiếu khán nhận được từ Tòa lãnh sự Hoa Kỳ.

Đây là một thí dụ điển hình: Ông Nguyễn du lịch sang Hoa Kỳ nhiều lần với chiếu khán B1-B2 và chưa bao giờ gặp rắc rối ở phi trường. Tuy nhiên, trong lần cuối cùng ông Nguyễn đến Mỹ, ông được các nhân viên CBP và Sở di trú thẩm vấn và đã bị từ chối nhập cảnh. Ông bị bắt buộc phải trở về Việt Nam ngay lập tức.

Có hai câu hỏi được đặt ra. Thứ nhất, ông có thể nộp đơn xin chiếu khán du lịch B2 mới sau khi trở về Việt Nam không? Và thứ hai, tại sao ông bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ?

Trong trường hợp này, vì ông Nguyễn đã bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ, ông có thể phải đợi một thời gian trước khi có thể xin chiếu khán B2 mới. Và nếu ông có chiếu khán mới, cơ quan CBP và Sở di trú sẽ vẫn còn lưu giữ hồ sơ bị từ chối của ông. Nhưng trong trường hợp này, ông vẫn còn may mắn vì nhân viên Sở di trú cho ông một cơ hội để rút lại đơn xin nhập cảnh. Vì thế, ông được phép trở về Việt Nam một cách tự nguyện, không bị Sở di trú trục xuất. Nếu ông bị "trục xuất" tại phi trường, ông sẽ có thể không bao giờ được xin chiếu khán B1-B2 nữa.

Bây giờ cần duyệt qua lý do tại sao ông bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ. Ông Nguyễn đi du lịch với đứa con trai nhỏ. Nhân viên di trú tin rằng con trai ông không có ý định rời Hoa Kỳ khi chiếu khán du lịch B2 hết hạn. Điều này cũng rõ ràng cho thấy ông Nguyễn đã hoàn toàn không thành thật khi bị nhân viên CBP thẩm vấn.

- Nhân viên CBP đã tìm thấy một tờ giấy trong hành lý của cậu con trai: Trong tờ giấy này, cậu con trai đã nói với một người bạn là cậu sẽ không trở về Việt Nam sớm vì cậu muốn xin học tại Hoa Kỳ. Theo sự suy diễn của các nhân viên di trú, nội dung lá thư cho thấy rõ ý định vi phạm những quy định về chiếu khán du lịch B2.

- Cậu con trai có rất nhiều hành lý, bao gồm hình ảnh gia đình, máy điện tử và dụng cụ thể thao. Cậu con trai cũng mang theo giấy khai sinh, hồ sơ học bạ của trường học, v.v..., cho thấy cậu kỳ vọng sẽ ở lại Hoa Kỳ lâu dài và không có ý định rời Hoa Kỳ khi chiếu khán du lịch B2 hết hạn. Những điều mà nhân viên di trú quan tâm là những ai đến Hoa Kỳ với những chứng chỉ, hồ sơ giấy tờ liên quan đến giáo dục, công việc làm, là chỉ dấu cho thấy ý định của qúy vị muốn ở lại Hoa Kỳ trong thời gian lâu dài, lâu hơn sự cho phép của chiếu khán du lịch B2.

Thêm vào đó, ông Nguyễn nói với nhân viên CBP rằng vợ ông đang ở Việt Nam, nhưng nhân viên CBP đã tìm thấy giấy ly dị của ông trong nhiều giấy tờ mà ông mang theo. Điều này cho thấy ông đã nói nối với nhân viên CBP rằng ông có vợ ở Việt Nam. Lý do tại sao ông nói dối không thể thuyết phục được nhân viên di trú. Và tại sao ông lại mang quá nhiều giấy tờ cá nhân? Ông trả lời nhân viên di trú là ông muốn mở một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, nhưng điều hành một doanh nghiệp rõ ràng không cho phép người có chiếu khán B1-B2 thực hiện. Vì thế điều không thể chối cãi là ông đã có ý định vi phạm những quy định của chiếu khán mà ông đang có.

Xin nhớ rằng, tất cả những người có chiếu khán B1-B2 đều bị xem là có ý định di dân cho đến khi họ có thể chứng minh họ không có ý định này. Mặc dù qúy vị có ý định rời khỏi Hoa Kỳ khi chiếu khán B1-B2 hết hạn, và mặc dù qúy vị không có ý định làm việc hoặc xin học khi đang có chiếu khán B1-B2, nhưng vẫn có điều gì đó khiến các nhân viên di trú nghi ngờ. Và những sự nghi ngờ này sẽ làm cho qúy vị bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ dù có chiếu khán B1-B2.

* Từng có nhiều chuyến du lịch tại Hoa Kỳ. Các nhân viên CBP, Sở di trú có thể nghĩ rằng qúy vị có thể đang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc làm việc gì đó mà qúy vị không được phép làm, hay ít nhất họ có thể nghĩ rằng qúy vị đã dùng thời gian qúa nhiều ở Hoa Kỳ. Chỉ với những nghi ngờ này, qúy vị cũng có thể bị từ chối nhập cảnh.

* Mang theo nhiều thứ chứng tỏ qúy vị sẽ ở Hoa Kỳ lâu dài, chẳng hạn như quá nhiều quần áo, khung hình ảnh, nhiều nữ trang, giấy tờ như báo cáo của ngân hàng, khai sinh, hồ sơ trường học, v.v...

* Nói với nhân viên CBP rằng qúy vị muốn mở một doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Qúy vị không thể làm việc hoặc liên hệ trực tiếp trong việc điều hành một doanh nghiệp nếu qúy vị đang có chiếu khán B1-B2. Tuy nhiên, qúy vị có thể là chủ một doanh nghiệp và muốn thuê muớn một nhân viên quản lý để điều hành doanh nghiệp của qúy vị. Qúy vị có thể hẹn gặp một nhân viên hoặc thuê muớn nhân viên hợp pháp để làm việc. Nhưng nếu qúy vị nói với nhân viên di trú rằng muốn đến Hoa Kỳ để khởi đầu việc kinh doanh, cho thấy qúy vị không có ý định ở Hoa Kỳ tạm thời như một phi di dân. Vì thế, nhân  viên di trú sẽ có thể từ chối không cho phép qúy vị nhập cảnh. Nếu qúy vị có khả năng tài chánh, điều tốt nhất là nộp đơn xin chiếu khán đầu tư EB5 khi qúy vị đang còn ở Việt Nam.

* Nói với nhân viên CBP rằng qúy vị có ý định cho con xin học ở Hoa Kỳ. Điều mà qúy vị nên nói là có ý muốn tìm xem có trường học nào thích hợp cho con mình hay không và con của qúy vị sẽ nộp đơn xin học sau khi trở về Việt Nam. Con đường duy nhất mà con của qúy vị theo học hợp pháp tại Hoa Kỳ là phải có chiếu khán du học F1. Con của qúy vị có thể xin chuyển diện chiếu khán du lịch B2 sang chiếu khán du học F1 khi đang ở Hoa Kỳ, nhưng một số nhân viên di trú có thể chất vấn rằng tại sao con của qúy vị không xin chiếu khán du học F1 trước khi đến Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ SỚM TẠI HOA KỲ THÁNG 12-2015

 (1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/04/2008 (Tăng 5  tuần)

(Xin Chuyển Diện Cư Trú sớm Tại Hoa Kỳ: 01/05/2009)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/06/2014  (Tăng 4tuần)

(Xin Chuyển Diện Cư Trú sớm Tại Hoa Kỳ: 01/03/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/03/2009 (Tăng 3  tuần)

(Xin Chuyển Diện Cư Trú sớm Tại Hoa Kỳ 01/07/2010)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/07/2004 (Tăng 2  tuần)

(Xin Chuyển Diện Cư Trú sớm Tại Hoa Kỳ: 01/04/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/03/2003  (Tăng 3 tuần)

(Xin Chuyển Diện Cư Trú sớm Tại Hoa Kỳ: 01/02/2004)

(7) -Tu Sĩ-SR:              Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người có chiếu khán B1-B2 có thể sống và làm việc tại Hoa Kỳ trong khi chờ đợi đơn xin chiếu khán đầu tư EB5 được duyệt xét không?

- Đáp: Trong thời gian chờ đợi đơn đầu tư EB5 được duyệt xét, qúy vị không thể sống và làm việc tại Hoa Kỳ với diện chiếu khán B1-B2. Qúy vị có thể thăm viếng Hoa Kỳ để bàn thảo hợp đồng kinh doanh và thăm viếng những nơi vui chơi theo diện chiếu khán B1-B2.

- Hỏi: Em dâu tôi ở Việt Nam có một đứa con 6 tuổi với một công dân Hoa Kỳ mặc dù họ chưa bao giờ kết hôn. Người đàn ông này đã qua đời. Chúng tôi đã mời cô ta và đứa con sang thăm chúng tôi tại tiểu bang California. Lãnh sự Hoa Kỳ nói rằng trước khi họ cấp chiếu khán du lịch B2, người mẹ phải nộp đơn Thông Báo Lãnh Sự Về Việc Sinh Con (Của Công Mỹ) Ở Nước Ngoài. Tại sao vậy?

- Đáp: Lý do là công dân Mỹ không cần phải xin chiếu khán sang Hoa Kỳ. Nếu đứa trẻ là con của một công dân Mỹ, Lãnh sự sẽ không thể cấp chiếu khán cho cháu. Điều này cho thấy Lãnh sự tin rằng đứa trẻ hợp lệ là công dân Hoa kỳ. Nếu cháu là công dân Mỹ, người mẹ cần nộp đơn xin sổ thông hành (passport) Mỹ cho cháu.

- Hỏi: Tại phi trường, có cách nào xin kháng cáo nếu nhân viên di trú có ý định từ chối cho phép nhập cảnh không?

- Đáp: Cách duy nhất là xin nói chuyện với nhân viên di trú có trách vụ giám sát. Nhân viên giám sát này có thể sẽ cho thêm thời gian để trình bày vấn đề của qúy vị và có thể cho phép qúy vị nhập cảnh.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110512)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 109361)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111731)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112701)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117791)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113855)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110265)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118435)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112889)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110881)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định