Cảnh Báo Vấn Đề Du Lịch Trên Thế Giới

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 201515:39(Xem: 24209)
Cảnh Báo Vấn Đề Du Lịch Trên Thế Giới

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Vào ngày 23 tháng 11 năm 2015 vừa qua, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã cảnh báo các công dân Hoa Kỳ có thể gặp những nguy hiểm khi đi du lịch vì những đe dọa khủng bố gia tăng. Tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo, thường gọi là nhóm khủng bố ISIS, và một số nhóm khủng bố khác tiếp tục đưa ra những kế hoạch khủng bố tấn công ở nhiều nơi. Những cuộc tấn công này có thể nhắm vào những nơi đáng quan tâm của chính phủ hoặc của tư nhân, bao gồm ở những nơi có những biến cố thể thao lớn, rạp hát, chợ và những dịch vụ hàng không.

Các công dân Hoa Kỳ nên chuẩn bị trước những thủ tục kiểm tra an ninh thêm và những trở ngại không thể tránh được. Người du lịch cũng nên giữ liên lạc với thân nhân ở nhà và cần biết chắc rằng họ sẽ biết cách liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Người Tỵ Nạn Việt Nam Ở New Hamshire Nghĩ Gì Về Người Tỵ Nạn Syria:

Một số đồng bào Việt Nam mới đây đã có một buổi họp mặt tại Chùa Phước Điền tại thành phố Manchester, tiểu bang New Hamshire, để vinh danh Thượng nghị sĩ John McCain. Đối với cộng đồng Việt Nam, ông McCain là một ân nhân vì ông đã đề nghị một đạo luật từng giúp hàng chục ngàn người Việt  sang Hoa Kỳ sau khi chiến tranh chấm dứt. Người hướng dẫn chương trình trong buổi họp mặt này đã ca ngợi ông là một vị anh hùng của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Nhưng ngay cả Thượng nghị sĩ McCain cũng tin rằng chúng ta không nên quá hấp tấp chấp thuận người tỵ nạn Syria tái định cư tại Hoa Kỳ. Điểm chính đưa đến sự đắn đo này vì không có cách nào biết được nếu quân khủng bố sẽ có thể nhập cảnh Hoa Kỳ bằng cách trà trộn vào nhóm người tỵ nạn này.

Một phụ nữ Việt Nam trong buổi họp mặt tại New Hamshire đã nói rằng người tỵ nạn Syria khác với người tỵ nạn Việt Nam. Bà nói rằng một số trong nhóm người tỵ nạn này có thể là phần tử xấu, chỉ tìm cách phá hoại bất cứ điều gì.

Nhưng một phụ nữ khác nói rằng vì bà cũng là một người tỵ nạn nên bà đã dành tất cả cảm tình và chia xẻ với tất cả người tỵ nạn Syria. Bà hoan nghênh họ nếu chính phủ Hoa Kỳ có những phương cách điều tra nghiêm nhặt để loại bọn khủng bố ra ngoài.

Thượng nghị sĩ McCain nói rằng người tỵ nạn Việt Nam và người tỵ nạn Syria khác nhau. Vì chưa có một chỉ dấu nào cho thấy nhà nước Cộng sản Việt Nam dám xuất cảng bất cứ hình thức khủng bố hoặc tấn công nào trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này hòan tòan khác với những gì chúng ta đối đầu với những hình thức khủng bố của nhóm ISIS. Ông McCain nói rằng "Tôi mong muốn nhận người tỵ nạn Syria. Tôi chỉ muốn đoan chắc rằng chúng ta có những biện pháp thích hợp để biết chắc rằng họ sẽ không thực hiện những hàng động khủng bố, vì chúng ta biết rằng bọn cầm đầu ISIS muốn làm gì".

Giám đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang - FBI - thừa nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ không có phương cách nào có thể tin tưởng được để thực hiện việc kiểm tra lý lịch của người tỵ nạn Syria. Các hệ thống lưu trữ dữ kiện của FBI hoặc của các cơ quan an ninh Hoa Kỳ thiếu những thông tin cần thiết để có thể loại bỏ những tên khủng bố có thể trà trộn.

Chính phủ Gia Nã Đại đã đồng ý nhận 25.000 người tỵ nạn Syria vào cuối tháng 12 năm 2015, nhưng Thủ tướng Gia Nã Đại nói rằng chính phủ sẽ chỉ chấp nhận những gia đình, đàn bà và trẻ em; không chấp nhận đàn ông độc thân.

Tổng thống Obama yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quyết định sớm một số vấn đề di trú:

Vào ngày 24 tháng 11 năm 2015 vừa qua, Tổng thống Barrack Obama đã gửi một lá thư đến Tối Cao Pháp Viện để yêu cầu Tòa ấn định thời gian sớm nhất có thể được để quyết định về Những Tác Động Hành Pháp của ông liên quan đến hai chương trình DACA và DAPA. Chỉ vài ngày trước đó, 26 dân biểu tiểu bang của đảng Cộng Hòa đã yêu cầu Tòa hoãn lại quyết định sau ngày 20 tháng Giêng năm 2016. Việc trì hoãn này nhằm ngăn cản hồ sơ của ông Obama không thể được bàn bạc trong thời gian làm việc của Tòa. Nếu Tòa đồng ý việc trì hoãn này, quyết định về hai chương trình DACA và DAPA sẽ không thể được quyết định cho đến tháng Sáu năm 2017, năm tháng sau khi ông Obama rời khỏi Tòa Bạch Ốc. Ảnh hưởng của việc trì hoãn này sẽ là sự thất vọng to lớn đối với 5 triệu người đang đợi chờ chương trình DAPA và chương trình DACA mở rộng, để họ có thể có giấy phép làm việc, có bằng lái xe hoặc có thể xin viếng thăm quê hương cũ của họ.

Di dân Mễ Tây Cơ trở về quê hương: tin không tốt cho nền kinh tế Hoa Kỳ:

Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã phổ biến một bản tường trình trong tháng 11 vừa qua. Bản tường trình này nói rằng nhiều di dân Mễ Tây Cơ đang rời khỏi Hoa Kỳ và sẽ có rất ít người đến làm việc ở Hoa Kỳ. Tại nước Mễ, trong 10 năm qua, nhiều gia đình đã có ít con cái hơn và giới thanh niên có nhiều cơ hội kiếm việc làm ở quê nhà của họ. Song song, việc thi hành luật di trú nghiêm khắc hơn và số lượng chiếu khán (visa) ít ỏi đã gây thêm sự khó khăn cho người di dân Mễ đưa thân nhân gia đình sang Mỹ. Tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc di dân Mễ Tây Cơ sẽ bớt đi ở Hoa Kỳ?

Trong nền kinh tế phát triển của Hoa Kỳ, một thành phần đã đóng góp không nhỏ đó là những công nhân di dân làm việc ở nhiều lãnh vực khác nhau. Di dân Mễ đóng góp khá nhiều trong tiểu bang California và những sinh hoạt kinh tế địa phương, đặc biệt là ngành xây dựng, nông nghiệp và những  dịch vụ đa dạng khác. Người Mỹ đến tuổi về hưu ngày càng nhiều, vì thế nhu cầu cần có công nhân di dân sẽ càng gia tăng. Mặc dù số di dân Á Châu ở Hoa Kỳ ngày càng nhiều nhưng người Á Châu lại không mặn mà lắm nhiều loại việc làm mà di dân Mễ đang làm ở Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Liệu có cách nào đó có thể đăng ký với Tòa Lãnh sự hoặc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ khi tôi đang du lịch ở ngoại quốc không?

- Đáp: Qúy vị có thể đăng ký trên mạng điện tử qua chương trình Smart Traveler Enrollment Program, gọi tắt là STEP. Đây là dịch vụ miễn phí cho phép cư dân Hoa Kỳ du lịch ngoại quốc đăng ký chuyến đi của họ với Tòa lãnh sự. Qúy vị cung cấp địa chỉ email và số điện thoại ở nước ngòai. Qúy vị sẽ nhận được thông tin quan trọng từ Tòa lãnh sự về những điều kiện an toàn ở địa phương. Tương tự, điều này sẽ giúp Lãnh sự liên lạc với qúy vị trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thiên tai, tình trạng bất ổn dân sự ở nước ngoài hoặc việc khẩn cấp gia đình. Và điều này cũng sẽ giúp cho gia đình và bạn bè liên lạc được với qúy vị trong trường hợp khẩn cấp. Chi tiết xin xem ở trang mạng điện tử travel.state.gov.

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ đã dùng loại kiểm tra lý lịch nào đối với người Việt tỵ nạn trước khi họ được chấp thuận tái định cư tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ lo lắng về bọn khủng bố từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Thực sự chưa xảy ra tình trạng kiểm tra lý lịch hầu hết người tỵ nạn Việt Nam. Các nhân viên Hoa Kỳ thường chỉ dựa vào những lời khai báo của người tỵ nạn khi họ được phỏng vấn ở các trại tỵ nạn.

- Hỏi: Chúng ta có thể kỳ vọng những thay đổi nào về di trú trong năm 2016?

- Đáp: Nếu Tối Cao Pháp Viện hợp tác với Tòa Bạch Ốc về việc điều trần hai chương trình DACA và DAPA, chúng ta có thể biết quyết định này vào tháng Sáu 2016. Tất cả những vấn đề tỵ nạn và di trú khác sẽ có thể phải đợi một tân tổng thống và tân quốc hội trong năm 2017.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4465)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4681)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4485)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4575)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4425)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4624)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5265)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5007)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4757)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5184)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.