Thời Gian Cư Trú Hợp Lệ Để Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 4-2016

Thứ Năm, 17 Tháng Ba 201613:32(Xem: 29288)
Thời Gian Cư Trú Hợp Lệ Để Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 4-2016


*
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Có một số đòi hỏi mà qúy vị cần phải hội đủ để hợp lệ xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Trong số những đòi hỏi phức tạp nhất là những quy định về thời gian cư trú tại Hoa Kỳ. Điều này đòi hỏi thời gian mà quý vị đã sinh sống ở xứ sở này bao lâu và diện di trú của qúy vị ra sao trong suốt thời gian này.

Một cách chính xác, quý vị phải chứng minh rằng là một thường trú nhân và đã cư trú liên tục tại Hoa Kỳ ít nhất 5 năm, hoặc 3 năm nếu đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong suốt thời gian này.

Qúy vị phải ở thực tế tại Hoa Kỳ ít nhất một nửa thời gian 3 năm, hoặc 5 năm trước khi nộp đơn và phải sống liên tục ba tháng tại tiểu bang mà quý vị nộp đơn xin nhập tịch. Sau cùng, qúy vị không thể từ bỏ nơi cư trú tại Hoa Kỳ.

Nếu kết hôn với một công dân Mỹ, qúy vị chỉ cần sinh sống liên tục với người phối ngẫu và có Thẻ Xanh trước nộp đơn xin nhập tịch. Tuy nhiên, còn có thêm một số đòi hỏi như sau:

- qúy vị phải sống thực tế với người vợ, hoặc chồng công dân Mỹ ít nhất 3 năm trước khi qúy vị có kỳ thi nhập tịch, và
- người vợ, hoặc chồng của qúy vị phải là công dân Mỹ trong suốt ba năm.

Nếu qúy vị sử dụng thời gian qúa nhiều ở ngoài Hoa Kỳ trong thời gian 3 hoặc 5 năm, Sở di trú có thể nói rằng qúy vị đã vi phạm quy định cư trú liên tục. Nếu qúy vị ở ngoài Hoa Kỳ dưới 6 tháng thì không có gì trở ngại. Những thời gian vắng mặt ngắn ngủi không quan trọng.

Nếu qúy vị vắng mặt ở Hoa Kỳ từ sáu tháng đến một năm, qúy vị cần giải thích sự vắng mặt này với Sở di trú và phải chứng minh rằng qúy vị không vi phạm quy định về cư trú liên tục. Thí dụ, qúy vị cần chứng minh rằng trong khi ở nước ngoài hơn sáu tháng, qúy vị đã không bỏ việc làm tại Hoa Kỳ, thân nhân trực hệ của qúy vị vẫn còn ở Hoa Kỳ, và qúy vị vẫn giữ căn nhà của mình tại Hoa Kỳ.

Qúy vị cũng sẽ cần chứng minh rằng không có việc làm khi đang ở nước ngòai, và qúy vị không yêu cầu xin đóng thuế theo loại "không là cư dân". Nếu qúy vị nhận mình "không là cư dân" vì mục đích khai thuế, cũng có nghĩa là qúy vị không phải là cư dân để có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Vắng mặt tại Hoa Kỳ liên tục trong thời gian từ một năm trở lên sẽ ảnh hưởng đến quy định cư trú liên tục. Nếu qúy vị sống ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ trên một năm, và muốn nộp đơn thi quốc tịch, qúy vị sẽ phải đợi bốn năm nữa sau khi trở lại Hoa Kỳ.

Qúy vị cần nộp đơn xin Thẻ Được Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-Entry Permit) để có thể sinh sống ngoài Hoa Kỳ trên một năm, nhưng dưới hai năm. Mặc dù sống ở nước ngoài trên một năm với Thẻ Được Phép Tái Nhập Cảnh, qúy vị sẽ vẫn phải sống thực tế tại Hoa Kỳ ít nhất 3 năm, hoặc 5 năm theo quy định phải có mặt thực tế.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 4-2016
(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2008 (Tăng 6 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2009)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 22/10/2014 (Tăng 4 tuần)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2015)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/06/2009 (Tăng 3 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/12/2010)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/11/2004 (Tăng 5 tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2005)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/07/2003 (Tăng 3 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2004)
(7) -Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi về Việt Nam đôi lần trong một năm để lo những vấn đề gia đình. Những chuyến đi đó rất ngắn. Vào những mùa hè, khi con cái không đi học, chúng đi cùng với tôi và ở lại Việt Nam từ hai đến ba tháng. Liệu những chuyến đi này có thể ngăn trở tôi trở thành công dân Mỹ không?
- Đáp: Khi nào qúy vị sống ít nhất một nửa thời gian tại Hoa Kỳ, công việc vẫn còn ở Hoa Kỳ, và không từ bỏ nơi cư trú ở Hoa Kỳ, qúy vị có thể nhập tịch.

- Hỏi: Nếu một người không thể nói tiếng Anh, liệu họ có thể nộp đơn xin nhập tịch không ?
- Đáp: Luật quốc tịch có đưa ra ba trường hợp có thể xin miễn thi bằng Anh ngữ khi xin nhập tịch. Đó là:
* những đương đơn từ 50 tuổi trở lên và đã từng là thường trú nhân ít nhất 20 năm,
* những người trên 55 tuổi và đã từng thường trú ít nhất 15 năm,
* những người tàn tật về cơ thể hoặc tinh thần khiến cho họ không thể học Anh ngữ.

- Hỏi: Cha tôi đã 75 tuổi và là thường trú nhân 10 năm, nhưng ông không thể nói tiếng Anh. Bác sĩ của ông đã viết một lá thư xin miễn sử dụng tiếng Anh khi nhập tịch, nhưng đã bị Sở di trú từ chối. Cha tôi có thể làm gì?
- Đáp: Nếu bác sĩ chỉ nói đại loại như "ông qúa già để học tiếng Anh", Sở di trú sẽ từ chối việc yêu cầu xin miễn này vì tuổi già không phải là một căn bệnh hoặc bị tàn phế.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật lúc 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128469)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138431)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125115)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137212)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134130)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125494)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133233)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 141069)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142968)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137413)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.