Tổng thống Obama đến Việt Nam

Chủ Nhật, 29 Tháng Năm 201618:59(Xem: 23714)
Tổng thống Obama đến Việt Nam
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

tong-thong-obama-rmiodp(Robert Mullins International) Tại Hoa Kỳ, nếu chúng ta nhìn vào Tỷ Lệ Tán Thành Công Việc của Tổng thống Obama trong tháng Năm 2016, thì chỉ có 51% dân Hoa Kỳ hài lòng công việc của ông. Tỷ lệ tán thành công việc của ông từ tháng Giêng 2009 đến nay chỉ ở mức trung bình 47%. Nhưng nơi nào ông Obama được tỷ lệ hài lòng 100%? Không khó lắm, ông chỉ cần đến Việt Nam. Điều hiển nhiên cho thấy trong tuần qua khi hàng ngàn người vui vẻ đón chào ông ở khắp nơi khi ông viếng thăm Hà Nội và Sài Gòn. Điều này rất nổi bật, vì tại Á Châu, rất hiếm khi những cuộc viếng thăm của những nhân vật lãnh đạo quốc gia được người dân bình thường đón tiếp nồng hậu đến như vậy. Đặc biệt là ông Tập Cẩm Bình, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc, khi đến Việt Nam thì chỉ bị dân chúng tràn ra đường biểu tình chống đối và dĩ nhiên đã bị công an đàn áp thẳng tay.

Nói chung, liên hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam chắc chắn không bình thường. Nó phức tạp và đặc biệt trong nhiều phương diện.

Một cư dân ở Sài Gòn nghĩ rằng ông Obama được đón chào thân ái như vậy vì ông đại diện cho một cường quốc giàu mạnh và mang lại rất nhiều tự do cho người dân Hoa Kỳ. Người dân ở các nơi đều chiêm ngưỡng và mong muốn điều này.

Chuyến viếng thăm của ông Obama bao gồm những tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, một số thỏa ước mậu dịch, lập quy chế cấp chiếu khán (visa) một năm cho du khách Hoa Kỳ đến Việt Nam, và thành lập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Chỉ vài ngày trước khi ông Obama đến Hoa Kỳ, hàng không VietJet tuyên bố sẽ mua một số máy bay trị giá 11 tỷ 100 triệu Mỹ kim từ công ty hàng không Hoa Kỳ Boeing. Tại sao là hãng Boeing mà không phải là hãng Airbus? Một số người cho rằng điều này liên hệ đến những tuyên bố của ông Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam.

Về nhân quyền: Tổng thống Obama bày tỏ sự thất vọng về cách ứng xử của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về quyền tự do chính trị sau khi nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam bị ngăm cấm tới gặp ông tại Hà Nội. Bộ ngọai giao cộng sản Việt Nam đã không hề lên tiếng giải thích về sự việc này. Ông Obama nhấn mạnh rằng một số nhà đấu tranh dân chủ đã bị ngăn cản đến gặp ông. Hầu hết đều bị quản thúc tại nhà của họ. Ông nói vẫn còn nhiều vấn đề rất cần quan tâm về những quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và chính phủ phải có trách nhiện giải thích về những cấm đóan này.

Có khoảng 1 triệu 500 ngàn người Việt đã vượt thóat đến Hoa Kỳ sau tháng Tư năm 1975 để lánh họa cộng sản và họ đã có một cuộc sống tự do và tốt đẹp. Nhưng, những thế trẻ Việt Nam sau này tại Hoa Kỳ không có những ký ức về Việt Nam, nên một số người nghĩ rằng sự hấp dẫn về nền kinh tế, cộng với sự tò mò muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, nên muốn về Việt Nam thử ước mơ của mình. Dĩ nhiên, cha mẹ của những thế trẻ này thường chống đối ý tưởng trở về Việt Nam của con cái họ.

Một người trẻ ở Hoa Kỳ nói rằng: "nhà nước và người dân ở Việt Nam thấy người Việt ở hải ngọai được giáo dục tốt. Chúng tôi có cái nhìn tòan cầu, thóang rộng hơn. Chúng tôi có thể đưa tài nguyên, hệ thống và kiến thức vào nước này. Và họ sẽ thấy việc này sẽ giúp phát triển kinh tế, và vì thế những hỗ trợ cho những người Việt Nam trở về đang thực hiện". Nhưng thực tế cho thấy, những sự hăm hở lý tưởng ban đầu của một số người này đã vỡ mộng sau khi về sống và làm ăn ở Việt Nam một thời gian. Nhiều người phải "bỏ của chạy lấy người".

Còn những người Việt ở Hoa Kỳ thích công việc nhân đạo ở Việt Nam, họ có thể gia nhập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ và có hai năm để thử thách công việc đầy lý tưởng này trước sự giám sát chặt chẽ của nhà nước cộng sản Việt Nam.

*

Một số tin tức khác: Một công ty của Nam Hàn đã bán một lọai thuốc tẩy gây tử vong hàng chục người và hàng trăm người khác bị ảnh hưởng phổi nghiêm trọng. Trong tháng Tư vừa qua, một nhân viên điều hành công ty nói rằng công ty hòan tòan chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe và những tử vong đã xảy ra. Công ty này hứa bồi thường cho những người tử vong cũng như bị thương, và lập "quỹ nhân đạo" trị giá nhiều triệu mỹ kim.

Những nếu so sánh với lời tuyên bố của một viên chức Đài Loan của một công ty đang họat động ở Việt Nam về hàng triệu con cá đã chết vì chất thải độc hại, người ta đã phải nghe những gì? Ông này nói rằng "Việt Nam có thể phải chấp nhận môi trường (độc hại) để đánh đổi với sự phát triển kỹ nghệ - có thể là phải chọn lựa giữa sắt thép và cá"!

Một số nhà nghiên cứu do nhà nước chỉ định kết luận rằng "những yếu tố độc hại" đã làm cho cá chết, và ngay cả một con cá heo cũng không sống nổi. Nhưng câu trả lời chỉ ngừng ở đó. Nhà nước cộng sản rất do dự để tìm cách cứu vãn tình trạng nguy hiểm cho người dân. Được biết có đến 10 tỷ mỹ kim  của ngọai quốc đã đầu tư vào ngành kỹ nghệ sắt thép này. Người dân địa phương, nhất là ngư dân, đã tố cáo thảm họa môi trường này là do công ty Formosa, nhà máy thép từ Đài Loan đã bơm nước thải thép chưa được lý giải vào một hệ thống ống ngầm tuôn ra biển bất hợp pháp. Hậu quả môi trường ở nhiều nơi có thể gánh thảm họa.

Bộ trưởng Môi trường của Việt Nam thừa nhận rằng công ty này đã làm một ống dẫn chất phế thải bất hợp pháp tại một trong những xưởng chế biến thép và ra lệnh phải điều tra tận gốc. Nhưng ông lại cho rằng ống dẫn chất phế thải này chưa chắc liên hệ đến chuyện cá bị chết, nhưng các ngư dân đoan chắc rằng đây là nguyên nhân chính làm nhiễm độc môi trường. Trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam lại ngăn cản mạnh mẽ những ai muốn làm ầm ỹ biến cố này rộng rãi.

Mặc dù nhà nước ra lệnh cấm không dùng cá chết để làm thực phẩm hoặc nuôi gia súc, những nhiều người vẫn lo ngại rằng số cá chết sẽ được chế biến làm nước mắm. Người ta nhìn thấy một bà nội trợ tại một ngôi chợ ở Hà Nội đã chất rất nhiều chai nước mắm trên xe đẩy. Bà nói rằng muốn tích trữ nước mắm cho một năm để tránh lọai nước mắm làm từ cá chết. Người ta cho rằng số lượng nước mắm hiệu Phú Quốc sẽ được tiêu thụ rất nhiều, nhưng rất cần phải tránh lọai nước mắm Phú Quốc giả hiệu.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi:  Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ sẽ làm gì ở Việt Nam?

- Đáp: Những Thiện Nguyện Viên của Đòan Hòa Bình sẽ dạy Anh ngữ và huấn luyện các giáo viên Anh văn tại Hà Nội và Sài Gòn. Để được gia nhập Đòan Hòa Bình, qúy vị phải là công dân Hoa Kỳ và tốt nghiệp một trường đại học. Các thiện nguyện viên sẽ nhận lương không nhiều nhưng vừa đủ và được cấp nơi ở. Họ phục vụ trong hai năm.

- Hỏi: Về chiếu khán hưu trí dành cho công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam ra sao?

- Đáp: Nhà nước cộng sản Việt Nam không cấp lọai chiếu khán hưu trí. Hiện nay họ chỉ đang cấp chiếu khán phi di dân cho du khách từ 6 đến 12 tháng. Công dân Hoa Kỳ kết hôn với công dân ở Việt Nam có thể nộp đơn xin lọai chiếu khán 5 năm và được nhập cảnh nhiều lần.

- Hỏi: Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bắt đầu cấp chiếu khán có giá trị một năm và được nhập cảnh nhiều lần chưa?

- Đáp: Chiếu khán  lọai này chính thức đã có, nhưng khi người ta nộp đơn xin chiếu khán một năm trong tuần này thì chỉ được cấp chiếu khán 6 tháng, mà không có một lời giải thích nào cả.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật, 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127126)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 124055)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 124065)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128945)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213575)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134282)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124069)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119841)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121849)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134735)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.