Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 2) - Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 8-2016

Thứ Ba, 12 Tháng Bảy 201620:47(Xem: 21710)
Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 2) - Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 8-2016
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Khách đến ngày đầu tiên với vẻ mặt lo âu, căng thẳng. Vì có vốn liếng Anh ngữ, anh tự làm đơn, nộp giấy tờ bảo lãnh cho hôn thê (fiancée) ở Việt Nam. Sau tờ biên nhận vài tháng, anh nhận được thư của cơ quan di trú Hoa Kỳ đòi bổ túc thêm chứng cớ về sự liên hệ của hai bên. Nhưng sau khi bổ túc theo yêu cầu, như anh cho biết, hồ sơ xin bảo lãnh hôn thê bị từ chối. Anh không hiểu tại sao và không biết phải làm sao? - một trở ngại khác, khách đến nhờ văn phòng làm lại bộ Công Hàm Độc Thân để về Việt Nam lấy chồng. Lý do: khách đã từng ly hôn nhưng không hề biết luật rắc rối ở Việt Nam đòi hỏi phải có thêm bộ "Ghi chú ly hôn". Và rất nhiều trường hợp khác gặp trở ngại từ Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, làm sai bảo trợ tài chánh, không biết thủ tục kháng cáo khi bị từ chối, gặp khó khăn trong thủ tục khám sức khoẻ, và nhiều vấn đề nan giải khác... Chính vì vậy, điều mà các thân chủ quan tâm đầu tiên cho hồ sơ bảo lãnh là tìm một văn phòng chuyên môn đảm trách.

Uỷ thác niềm tin

Hầu hết thân chủ đều muốn đến một văn phòng chuyên về di trú được người thân quen giới thiệu. Người Việt mình trọng hai chữ "tín nhiệm". Khi những người thân quen giới thiệu một văn phòng dịch vụ đã hoàn tất thành công các hồ sơ bảo lãnh cho chính họ, thường mang lại niềm tin giới thiệu tiếp cho họ hàng, bạn hữu.... Sự tín nhiệm này luôn được người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và người được bảo lãnh ở Việt Nam quan tâm. Một số đông khác chọn sự uỷ thác của mình qua những dịch vụ di trú được quảng cáo trên các cơ quan truyền thông. Tâm lý của nhiều người muốn chọn các văn phòng có người ngoại quốc và có chi nhánh dịch vụ ở Việt Nam. Khách cũng có thể thẩm định phần nào về những loại quảng cáo "giá rẻ bất ngờ" mà nhiều người đã phải ân hận khi lỡ "trao duyên" cho các văn phòng này. Khách cần lệ phí bảo lãnh trong tầm tay nhưng điều quan trọng vẫn là công việc bảo lãnh phải trôi chảy. Những văn phòng uy tín luôn xem trọng khách hàng, theo dõi hồ sơ như công việc nhà, và nhất là không thể có quan niệm "kiếm sống" bằng cách hứa hẹn với khách hàng những điều mà chính họ biết rằng không thể làm được.

Khách hàng biết rất rõ những văn phòng uy tín có thể giúp họ vượt qua những trở ngại, vì các văn phòng này được sự tín nhiệm trong cộng đồng, có uy tín với các công sở liên hệ đến di trú của chính phủ; cũng như có một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chân thành.

Về phía bên nhà, người được bảo lãnh - vợ hay chồng - thường giao phó việc chọn lựa văn phòng cho người hôn phối bên Mỹ. Họ chỉ quan tâm khi hồ sơ gặp vấn đề: thời gian chờ đợi quá lâu hay gặp trở ngại với Lãnh sự Hoa Kỳ. Vấn đề lo âu đầu tiên là thủ tục giấy tờ làm Công Hàm Độc Thân của người bên Mỹ. Đối với các Sở Tư Pháp ở Việt Nam, mỗi tỉnh có "quyền" giải quyết thủ tục đang ký kết hôn theo kiểu của mình. Mặc dù hiện nay, năm 2016, thủ tục "đăng ký kết hôn" được nhà nước loan báo đơn giản hóa một chút, cho phép hạ một cấp cơ quan hành chánh lo việc này. Có nghĩa là thay vì Sở Tư Pháp Tỉnh giải quyết thì nay là cấp Thành Phố; hoặc cấp Quận, Huyện. Chưa biết việc "đơn giản hóa" này trong tương lai có dễ thở hơn trước  không nhưng nhiều cặp vợ chồng mới đây cho biết vẫn là kiểu "hành-chính" theo nghĩa vẫn "hành" là "chính"!
 
Người bảo lãnh chưa hề kết hôn thường dễ dàng hơn người đã từng ly hôn. Với tâm lý tiện lợi, người hôn phối ở Việt Nam vẫn thích những dịch vụ có thể lo "từ A đến Z", chẳng hạn như: lo luôn thủ tục đăng ký kết hôn (thường rất tốn kém), tổ chức nghi lễ đám cưới, tìm chỗ thuê xe cưới, tiệc cưới, giấy tờ bảo lãnh và những giấy tờ liên quan khác, giới thiệu và, nếu có thể, lo luôn việc hướng dẫn những chuyến đi hưởng tuần trăng mật....

Nhưng, các loại dịch vụ được quảng cáo lo "từ A đến Z" như đã kể trên thường để lại nhiều kinh nghiệm không vui cho khách hàng. Giống như sức khỏe vậy, người ta thường tìm đến các bác sĩ chuyên khoa hơn là bác sĩ toàn khoa, khi muốn được chữa bệnh đặc biệt của mình đến nơi đến chốn. Nhưng con đường được đoàn tụ với vợ, chồng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng như mặt nước hồ thu...

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay....

Như các bài góp ý khác của văn phòng Robert Mullins International trước đây, việc bảo lãnh vợ-chồng, hay hôn phu-hôn thê, không còn dễ dàng như trước biến cố 11 tháng 9 năm 2001. Với tiêu lệnh "an ninh quốc gia", các cơ quan liên hệ đến di trú của chính phủ được toàn quyền về thời gian xem xét các hồ sơ bảo lãnh, nhất là những người bảo lãnh đến từ các quốc gia có tên trong "danh sách cần quan tâm". Cộng thêm việc thiếu nhân viên di trú và ngân sách thiếu hụt, các cơ quan di trú không thể nào làm khác hơn là chịu đựng những lời than phiền, đôi khi phẫn nộ, từ khách hàng về sự chậm trễ giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Và các văn phòng chuyên trách về di trú cũng bị ảnh hưởng không ít về sự "kiên nhẫn" của khách hàng.

Thông thường, những khách hàng chọn được văn phòng chuyên môn và theo đúng sự hướng dẫn của văn phòng thì hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận dễ dàng. Và ngược lại, hoặc vì những lý do "thầm kín" đi ra ngoài sự hiểu biết của văn phòng, những hồ sơ bị từ chối hẳn, hoặc được yêu cầu bổ túc thêm chứng minh, giấy tờ; hay phải chờ đợi quá lâu, phản ứng nóng nảy thường xảy ra và đôi khi bất chấp những lý giải hợp tình, hợp lý. Dù sao đi nữa, những phản ứng này có thể hiểu được và nên chia xẻ.

Trong hoàn cảnh này, người vợ ở Việt Nam thường có phản ứng sốt ruột dữ dội nhất, và cũng thường lên tiếng than trách những người liên hệ trong hồ sơ bảo lãnh. Người bảo lãnh, người chồng, luôn lãnh chịu những áp suất hối thúc từ người vợ, gia đình vợ, họ hàng và bạn bè bên vợ. Người bên ngoài thường hay góp ý, bàn tán và sự tưởng tượng đôi khi đi quá xa. Người chồng bên này đại dương bỗng chốc bị mang tiếng "không sốt sắng" và "có ý muốn" bỏ rơi người vợ bên nhà! Thí dụ không thiếu: Anh A đến văn phòng trong trạng thái mệt mỏi, xin tham vấn trường hợp bảo lãnh của anh. Vì muốn tiết kiệm tiền, anh đã tự làm hồ sơ bảo lãnh vợ, và hồ sơ gặp trở ngại phía Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Họ của anh giống với họ của vợ. Lãnh sự yêu cầu anh và vợ anh phải nộp khai sinh của hai bên cha-mẹ. Anh không có khai sinh cha mẹ. Không biết xoay sở ra sao, anh đành thúc thủ và đã để hồ sơ kéo dài. Bên gia đình vợ "tiếng chì tiếng bấc", cho rằng anh muốn bỏ... vợ! Có lúc, lòng kiên nhẫn của anh mòn dần. Anh đến nhờ văn phòng giúp đỡ. Dĩ nhiên, vợ anh sau đó đã sang Mỹ đoàn tụ với anh và mọi việc sáng tỏ. Anh được rửa mối "hàm oan" và tình yêu ngày càng mặn nồng....

Ngày rời Việt Nam vốn là kỷ niệm khó quên. Nước mắt, nụ cười, thương nhớ, với biết bao kỳ vọng, mong chờ nơi xứ lạ quê người của người đi và những người ở lại. Một điều mà ít ai để ý là tại phi trường trong ngày tiễn biệt, người đi từ Sài Gòn thường được vây quanh đông đảo bởi toàn bộ gia đình và bạn bè thân thiết; nhưng số đông này nhỏ dần với những người đến từ các tỉnh xa xôi. Nhưng dù nhiều hay ít, tình cảm thân thương vẫn dạt dào.

Tuy nhiên, có người nói: "Hôn nhân không phải là thuyền cập bến mà bắt đầu ra khơi". Sau mười mấy giờ bay với nhiều thổn thức, những người vợ, người chồng sắp gần gũi nhau. Duyên phận thế nào, đó là chuyện mai hậu. Bởi thuyền đã bắt đầu ra khơi. Và đó lại là một chuyển tiếp khác của một đời sống muôn vàn đổi thay, và sẽ được gửi đến qúy vị trong Phần 3 của lọat bài này trong kỳ tới.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 8-2016

(1) - IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/05/2009 (Tăng 8 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/01/2010)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/11/2014 (Không thay đổi)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/11/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/01/2010 (Tăng 4 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/02/2011)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/08/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2003  (Tăng 1 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2004)

(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Em của tôi vừa đến Hoa Kỳ với chiếu khán di dân. Trước khi nhận Thẻ Xanh, em tôi có thể trở về Việt Nam để giải quyết một số công việc và sau đó lại dùng chiếu khán di dân dể tái nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Chiếu Khán Di Dân (Immigarnt Visa) là loại chiếu khán chỉ được cấp một lần và dùng một lần. Nếu em của anh muốn trở về Việt Nam trước khi có Thẻ Xanh, anh ấy có thể sử dùng sổ thông hành Việt Nam có đóng dấu mộc di trú của Hoa kỳ Khi nhập cảnh. Dấu mộc này có ghi ngày nhập cảnh và diện nhập cảnh. Dấu mộc này tương được với Thẻ Xanh tạm và có giá trị một năm. Hoặc em của anh sẽ cần xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit). Việc xin Giấp Phép Tái Nhập Cảnh mất thời gian khá lâu, vì thế, anh ấy có thể nhận được Thẻ Xanh trước khi nhận được Giấy Phép Tái Nhập Cảnh.

- Hỏi: Thời gian thông thường phải chờ đợi Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét những hồ sơ bị từ chối là bao lâu, và có thể làm gì để thúc đẩy việc duyệt xét nhanh hơn không?

- Đáp: Hầu hết các hồ sơ này phải đợi khoảng 6 tháng để được duyệt xét. Chỉ có những trường hợp y tế khẩn cấp mới có thể được quan tâm như một lý do chính đáng để thúc đẩy việc duyệt xét nhanh hơn. Điều cần là kiên nhẫn và quan tâm đến việc liên lạc với Lãnh sự Hoa Kỳ để hỏi thăm về kết quả duyệt xét hồ sơ.

- Hỏi: Cách nào tối nhất để điền đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 mà không bị sai sót?

- Đáp: Nếu tự làm đơn khai thuế cho chính mình, qúy vị có thể điền đơn I-864 chính xác. Nếu thuế của qúy vị do một nhân viên chuyên môn phụ trách, qúy vị vẫn có thể điền đơn này với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm điền đơn I-864.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4817)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 5282)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 5142)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 5051)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.
Thứ Hai, 05 Tháng Sáu 2023(Xem: 4956)
(Robert Mullins International) Các lãnh sự quán đang vật lộn để quay trở lại thời gian duyệt xét như trước khi Covid, nhưng ở nhiều quốc gia, tiến độ vẫn còn chậm. Vì vậy, nhiều người vẫn hỏi: Diện nào nhanh hơn, chiếu khán hôn phu hôn thê hay vợ chồng? Vào năm 2023, thời gian duyệt xét cho cả 2 loại chiếu khán diện hôn phu hôn hôn thê và vợ chồng gần như giống hệt nhau. Điều này dẫn đến nhiều người trực tiếp nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Trước đại dịch, chiếu khán diện hôn phu hôn thê thường được duyệt xét nhanh hơn nhiều - đôi khi nhanh hơn từ 6 đến 7 tháng so với chiếu khán diện vợ chồng. Tuy nhiên, vào năm 2023, cả hai đều mất một khoảng thời gian gần như bằng nhau.
Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023(Xem: 5020)
(Robert Mullins International) Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm: -Kiểm tra trang web của Sở di trú để biết các thông tin cập nhật trước khi bạn gửi đơn I-765. -Kiểm tra Mẫu I-20, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư, được ký tên, ghi ngày tháng và xác thực cho phép làm việc. -Nộp đơn trực tuyến. -Gửi Đơn I-765 trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày kể từ ngày Mẫu I-20 được cấp bởi Viên chức được chỉ định của nhà trường. -Gửi Mẫu I-20 đã hoàn thành đúng cách cùng với Đơn I-765 cùng một lúc. -Cập nhật địa chỉ gửi thư của bạn cho cả Sở di Trú và Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS)
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 5923)
(Robert Mullins International) Nhiều trang web cung cấp hướng dẫn về cách kết hôn trực tuyến ở hạt Utah. Chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một số điểm chính về thủ tục này. Các cặp đôi quyết định kết hôn trực tuyến ở Utah và dùng cuộc hôn nhân đó được công nhận cho mục đích di dân vào Hoa Kỳ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trước khi Đơn I-130 có thể được nộp bởi người phối ngẫu là công dân Hoa Kỳ, cặp đôi đó phải có trải qua cuộc chung sống vợ chồng. Nếu cặp đôi không có trải qua cuộc chung sống vợ chồng, Đơn I-130 sẽ bị Sở di trú Hoa kỳ từ chối. Sở di trú sẽ xem xét cuộc hôn nhân đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng nếu cả hai thành viên của cặp đôi ở cùng một nơi, vào cùng một thời điểm, SAU đám cưới. Bạn không cần phải cung cấp thêm các bằng chứng riêng tư rằng đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng.
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 4928)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính quyền đã chấm dứt các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đối với khách du lịch hàng không quốc tế vào ngày 11 tháng 5. Các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đã hỗ trợ và tăng cường việc chủng ngừa trên toàn quốc, và trọng tâm là việc chủng ngừa đã cứu sống hàng triệu mạng người.
Chủ Nhật, 07 Tháng Năm 2023(Xem: 5517)
(Robert Mullins International) Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ. Theo chương trình Nhập cảnh đơn giản hóa, CBP không còn đóng con dấu khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hiện sẽ chỉ cấp Mẫu I-94 điện tử trên trang web của mình. Cư dân không phải là người định cư của Hoa Kỳ nên thường xuyên kiểm tra trực tuyến Mẫu I-94 của họ khi họ trở về sau chuyến du lịch quốc tế. Mẫu I-94 rất quan trọng để xác định cá nhân có thể ở lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Giờ đây, những người không phải định cư khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu cùng với các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ, chưa hết hạn của họ và sẽ được trả lại hộ chiếu mà không cần đóng con dấu nhập cảnh ghi nhận họ đã nhập cảnh vào quốc gia này.
Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023(Xem: 5340)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ. Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau: • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185 • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205 • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315