Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 1)

Thứ Ba, 26 Tháng Bảy 201620:39(Xem: 23194)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 1)
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Kinh Cựu Ước có nói về Miền Đất Hứa (Promised Land). Đó là miền đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Albraham. Đó là miền đất của tự do dành cho người Do Thái để thóat khỏi cảnh nô lệ. Ngày nay, dường như hàng ngàn người từ nhiều quốc gia đang cố tìm một Miền Đất Hứa, cho một đời sống tốt đẹp hơn, hoặc muốn rời quê hương của họ để thoát khỏi những áp bức về nhân quyền, và dĩ nhiên, nơi chọn quê hương mới của họ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Ngày nay, người dân ở Việt Nam dự tính di dân sang Hoa Kỳ với những kỳ vọng thực tế hơn về nơi xứ lạ quê người. Họ biết đời sống ở Hoa Kỳ không dễ dàng và đường phố không trải vàng. Nhưng, Hoa Kỳ vẫn là nơi cho họ nhiều cơ hội phát triển về kinh tế và giáo dục.

Trong bốn thập niên vừa qua, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những nhóm kiều dân đông nhất tại Hoa Kỳ. Di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ hình thành trong ba giai đoạn, và giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ biến cố kinh hoàng 1975 khi chiến tranh chấm dứt.

Sài Gòn thất thủ đưa đến làn sóng di tản được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ với số người tỵ nạn lên đến khoảng 125.000 người. Nhóm tỵ nạn đầu tiên này phần lớn là quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, những cư dân thành thị, những chuyên gia. Phần lớn trong số này có liên hệ với chính phủ miền Nam và quân đội Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, họ là những 'đối tượng" mà nhà cầm quyền mới rất quan tâm.

Vào cuối thập niên 1970, nhóm người tỵ nạn Việt Nam thứ hai đến Hoa Kỳ trong làn sóng "thuyền nhân" tỵ nạn kinh hoàng và bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến cuối thập niên 1980. Nhóm di dân này phần lớn xuất phát từ những vùng thôn quê hẻo lánh gần sông, biển. Trong số này có một số người dân tộc Hoa phải trốn thoát vì sự ngược đãi tại Việt Nam.

Những người Việt trở thành "thuyền nhân" hoặc "bộ nhân" phải trốn thoát khỏi Việt Nam vì những chính sách mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng về chính trị, kinh tế và nông nghiệp dựa trên chủ thuyết cộng sản. Những chính sách này bao gồm "trại cải tạo", cưỡng bách tái định cư ở những "vùng kinh tế mới" và đầy đọa các cựu quân nhân và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những người vẫn còn tư tưởng ủng hộ chính nghĩa của nền dân chủ tự do ở miền Nam. Hầu hết những "thuyền nhân" đều liều mạng sống của mình đến những trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á và chờ đợi để được tái định cư ở một nước thứ ba.

Có sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân thuần túy và một người tỵ nạn. Người di dân muốn đi vì cuộc sống mới, trong khi người tỵ nạn bị buộc phải trốn thoát để tự cứu chính mình. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận 530.000 người tỵ nạn và những người  muốn lánh cư Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2000.

Nhóm người di dân Việt Nam thứ ba đến Hoa Kỳ từ thập niên 1980 đến thập niên 1990 qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) khởi sự từ năm 1979. Nhóm người di dân này bao gồm các cựu quân nhân từng bị tù "cải tạo" với chương trình HO, diện con lai Mỹ và một số người trong diện tỵ nạn đặc biệt.

Kể từ sau cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng khoảng từ 231.000 người trong năm 1980 lên đến gần 1 triệu 300 ngàn người vào năm 2012, trở thành số dân ngoại kiều đông đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự tăng nhanh này xảy ra trong thập niên 1980 và 1990, khi số di dân Việt Nam gần như tăng gấp đôi trong mỗi thập niên. Mặc dù người tỵ nạn bao gồm hai làn sóng di dân Việt Nam đầu tiên, nhưng cuộc di dân sau đó hầu hết là những di dân đoàn tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ.

Hầu hết di dân Việt Nam (99%) nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân trong năm 1982 là người tỵ nạn. Ngược lại, chỉ có 2% di dân Việt Nam có Thẻ Xanh trong năm 2012 là người tỵ nạn, trong khi 96% có Thẻ Xanh qua việc đoàn tụ gia đình. Phần lớn những người định cư mới đây là thân nhân của những người tỵ nạn và con lai Mỹ đã đến Hoa Kỳ trước đây.

Dân số người Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay gần 2 triệu người, bao gồm những người sinh ở Việt Nam hoặc có nguồn gốc Việt Nam.

Tổng số tiền được gửi về Việt Nam khoảng 11 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, tương đương khoảng 6% tổng sản lượng nội địa của Việt Nam. Số tiền gửi về Việt Nam đã tăng gấp 10 lần kể từ cuối thập niên 1990.

Hiện nay, 40% dân số Việt Nam sống tại Quận hạt Orange County, miền Nam tiểu bang California. Số dân khác nhỏ hơn thành lập những cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose, Bắc California và thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, và vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Người di dân Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ gìn trọn vẹn những truyền thống Việt và những giá trị tôn giáo. Những căn bản giá trị truyền thống của họ bao gồm những kỳ vọng về sự thành đạt học vấn cao và mối liên hệ gia đình thật gắn bó. Vì đặt nặng vấn đề giáo dục, tỷ lệ sự thành đạt nhanh chóng của người Việt hiện nay đã ở những vị trí đáng phục trong những ngành nghề chuyên nghiệp, quản trị và kinh doanh, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật cao cấp và trong những nơi chuộng về điện tử như Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley ở miền Bắc tiểu bang California. Chỉ trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Việt đã đóng góp đáng kể vào xã hội Hoa Kỳ. Nhiều người đã đóng góp trực tiếp vào những công việc của chính phủ. Tại nhiều thành phố khác nhau ở California, bao gồm San Jose, Westminster và Garden Grove, nhiều người Việt Nam đang phục vụ trong những công sở, nhiều người khác đang phục vụ ở những văn phòng với quy chế cấp tiểu bang.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thái độ ra sao với chương trình di dân vào đầu thập niên 1980?

- Đáp: Người Việt nào muốn di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1980 đã gặp rất nhiều những trở ngại phải vượt qua, thông thường họ phải lo lót "tiền trà nước" với các cán bộ địa phương. Để có bản sao những giấy tờ hộ tịch, muốn xin sổ thông hành (hoặc hộ chiếu) và muốn có tên trong danh sách của những người được chấp thuận phỏng vấn với nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ đều phải lo lót tiền bạc. Thêm vào đó, họ phải trả nhiều loại tiền hải quan rất vô lý nếu muốn nhận thuốc men, quần áo… từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về. Và những cán bộ địa phương thường rất để ý những người thường nhận quà từ ngoại quốc và có toan tính ra đi.

- Hỏi: Khi nào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về vấn đề di dân thay đổi?

- Đáp: Sau hết, các cán bộ nhà nước quan sát và nhận ra rằng những người định cư ở Hoa Kỳ thường xuyên gửi tiền cho thân nhân còn ở lại Việt Nam. Những cán bộ nhà nước này đã đủ khôn ngoan để thả lỏng vấn đề di dân nhằm hưởng lợi từ những đồng tiền ở nước ngoài gửi về. Khi vấn đề ngoại giao được nối lại với Hoa Kỳ vào năm 1994, người ta đã thấy không còn nhiều những phí tổn "đặc biệt" cần phải chi để có tên trên danh sách  phỏng vấn hoặc xin hộ chiếu nữa.

- Hỏi: Trong quan điểm của Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, khi nào người di dân Việt Nam trở thành người di dân bình thường?

- Đáp: Cho đến cuối thập niên 1990, các nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ và các viên chức Sở di trú xem những đương đơn người Việt Nam xin chiếu khán (visa) như những hồ sơ đặc biệt vì họ đã sống còn sau cuộc chiến và những gian khổ mà nhà cầm quyền đặt lên họ. Tuy nhiên, với thời gian trôi qua, nhiều người trẻ đã bắt đầu làm việc với Bộ Ngoại Giao  và Sở di trú Hoa Kỳ, những người Việt Nam xin chiếu khán di dân được cứu xét kỹ lưỡng giống như những đương đơn ở các quốc gia khác.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7085)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5024)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 4767)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 4714)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 4811)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5138)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4391)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.
Chủ Nhật, 05 Tháng Hai 2023(Xem: 4862)
(Robert Mullins International) Khi chúng ta bước sang năm 2023 và các mối đe dọa tiếp tục đối với nền kinh tế, một phần đáp ấn cho vấn đề của chúng ta là nhập cư nhiều hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình của một xã hội khép kín với tỷ lệ sinh sản giảm và không muốn cho phép nhập cư. Nhật Bản giờ đây có nhiều thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang, dân số già làm việc ở độ tuổi 70 và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở nước ngoài. Tỷ lệ sinh sản của Hoa Kỳ khoảng 1,7 lần sinh trên một phụ nữ là không đủ để duy trì cho sự hùng vĩ của Hoa Kỳ. Tỷ lệ thay thế mong muốn là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ là cần thiết để dân số Hoa Kỳ không bị thu hẹp, nếu không có sự gia tăng nhập cư. Một giải pháp là cho nhập cư nhiều hơn.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 6797)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ đang gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường Trú Nhân (còn được gọi là Thẻ Xanh) cho những đương đơn nộp đúng Mẫu I-751, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về thường trú, hoặc Mẫu Đơn I-829, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú của nhà đầu tư, cho đến 48 tháng sau ngày hết hạn của thẻ. Thay đổi này bắt đầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-829 và sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-751. Sở Di Trú đang thực hiện thay đổi này để phù hợp với thời gian duyệt xét hiện tại đối với Mẫu I-751 và Mẫu I-829 đã tăng lên trong suốt năm qua.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 5323)
(Robert Mullins International) Nhà Trắng gần đây cho biết họ không thể mô tả những gì Phó Tổng thống Kamala Harris đang làm để giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của việc di cư ồ ạt đến biên giới phía Nam. Đây được cho là một trong những công việc chính của bà ấy. Làn sóng người di cư kéo đến biên giới phía nam trong những ngày gần đây vì họ mong đợi chính sách Title 42 sớm kết thúc. Điều khoản 42 là một chính sách do chính quyền trước tạo ra để ngăn người di cư vượt biên. Nhưng người phát ngôn - Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói rằng Điều khoản 42 kết thúc không có nghĩa là biên giới được mở. Ngày 27 tháng 12, 2022 Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời gia hạn điều khoản này.