Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 2) - Những Cam Kết Bảo Trợ Tài Chánh Và Những Chờ Đợi Thực Tế

Thứ Ba, 02 Tháng Tám 201621:23(Xem: 23440)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 2) - Những Cam Kết Bảo Trợ Tài Chánh Và Những Chờ Đợi Thực Tế
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Nếu qúy vị ký đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh, liệu vấn đề "bảo lãnh" có đồng nghĩa với việc "mang nợ" vào thân không? Câu trả lời là "không". Bảo lãnh một người KHÔNG giống như bảo đảm một món nợ và bất cứ loại nợ nào của người di dân (tức người được bảo lãnh) và không là trách nhiệm của người bảo lãnh. Những món nợ thẻ tín dụng, nợ cờ bạc và bất cứ món nợ nào hoặc những cam kết tài chánh mà người được bảo lãnh gây ra là trách nhiệm của chính người được bảo lãnh, chứ không của người bảo lãnh.

Người bảo lãnh ký tên trên đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh sẽ có những trách nhiệm nào? Nói ngắn gọn, chính phủ có thể yêu cầu người bảo lãnh hoàn lại những món tiền liên quan đến các chương trình lợi ích công cộng đã được thẩm tra trước khi trợ cấp, và những chương trình này không dành cho những di dân được bảo lãnh, chẳng hạn như:

- Phiếu thực phẩm (food stamps)
- Trợ cấp An Sinh Xã Hội (SSI)
- Trợ cấp y tế (Medicaid)
- Trợ Giúp Tạm Thời Cho Những Gia Đình Cần Thiết (Temporary Assistance for Needy Families)
- Chương Trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Trẻ Em Trong Tiểu Bang (State Child Health Insurance Program).

Nếu người di dân được bảo lãnh sử dụng những lợi ích công cộng của liên bang, người bảo lãnh phải hoàn lại những phí tổn này. Nhưng trên thực tế, trong suốt 25 năm qua, chúng tôi chưa hề nghe thấy có một trường hợp nào mà chính phủ yêu cầu hoàn lại tiền cho những trợ giúp xã hội kể trên.

Những chương trình trợ giúp nào cho phép người di dân được nhận dù được Bảo Trợ Tài Chánh?

Đó là:

- Trợ giúp Y Tế Khẩn Cấp
- Chương trình ăn trưa miễn phí trong trường học
- Chích ngừa và điều trị những bệnh truyền nhiễm
- Trợ giúp sinh viên cấp đại học hoặc cao hơn  
- Một số loại trợ giúp chăm sóc hoặc trợ giúp xin con nuôi
- Các chương trình huấn nghệ
- Chương trình giáo dục mầm non (Head Start)
- Sự trợ giúp khẩn cấp không có tiền mặt và ngắn hạn.

Sự cam kết chủ yếu của người bảo lãnh là duy trì sự giúp đỡ người được bảo lãnh ở mức 125% trên quy định tối thiểu về mức độ nghèo đói của liên bang. Ngoại trừ một số trường hợp ly dị, chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy một người được bảo lãnh thưa kiện người bảo lãnh vì đã không giúp đỡ họ trên mức 125%.

Khi nào người bảo lãnh không còn những cam kết của đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh?

Trách nhiệm của người bảo lãnh kéo dài cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ, hoặc đã làm việc đủ 40 qúy có đóng tiền an sinh xã hội (tức khoảng 10 năm làm việc), hoặc qua đời, hoặc rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn.

Ly dị không chấm dứt những cam kết của người bảo lãnh theo đơn I-864. Nhưng, nếu người bảo lãnh đang trả tiền cấp dưỡng con cái ít nhất 125% theo mức tối thiểu, thì người này không phải trả thêm những trợ giúp khác. Nếu không có cấp dưỡng con cái, nhưng người phối ngẫu cũ đang đi làm và có lợi tức 125% theo mức tối thiểu thì người bảo lãnh không phải trả thêm. Nếu người phối ngẫu cũ có mức lương ít hơn 125%, người bảo lãnh sẽ chỉ trả số tiền sai biệt.

Chúng tôi chỉ nghe nói đến người được bảo lãnh đã thưa kiện người bảo lãnh trong một vài trường hợp ly dị. Dĩ nhiên, đôi khi người được bảo lãnh chưa bao giờ có ý định kéo dài mối liên hệ hôn nhân, nhưng phải làm như vậy để lợi dụng người bảo lãnh nhằm đạt được quy chế di dân hợp pháp. Nếu người bảo lãnh có thể chứng minh rằng người được bảo lãnh lừa dối mình, việc này có thể bảo đảm hoàn toàn những trách nhiệm pháp lý trong tương lai và cũng có thể được quyền xin hủy hôn (thay vì ly dị).

Ký tên trên đơn I-864 là một vấn đề nghiêm chỉnh và nên thực hiện khi hoàn toàn tín nhiệm người được bảo lãnh. Dù là một cuộc hôn nhân giả tạo chấm dứt bằng ly dị, nhưng người bảo lãnh vẫn còn trách nhiệm theo những đòi hỏi của đơn I-864. Nếu người bảo lãnh nói rằng không chịu trách nhiệm về tài chính vì đã biết rằng đó là một cuộc hôn nhân giả tạo thì người này sẽ có khả năng bị phạt tiền nặng và bị tù.

Một số người hành nghề di trú đề nghị rằng những người được bảo lãnh nên ký một bản thỏa thuận sẽ không thưa kiện người bảo lãnh về việc bảo trợ tài chánh và sẽ hoàn trả tiền cho người bảo lãnh nếu họ nhận trợ cấp xã hội. Điều này cũng giống như bản thỏa thuận trước khi hai người nào đó kết hôn. Chúng tôi không nghĩ rằng điều này thích hợp và  người được bảo lãnh sẽ không hoan nghênh vì việc làm này thể hiện sự thiếu tin tưởng lẫn nhau.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất nên cho người được bảo lãnh biết những vấn đề tài chánh sẽ gặp sau khi đến Hoa Kỳ. Đến một quốc gia mới là một thách thức và sẽ giúp họ thông hiểu những loại cam kết nào mà người bảo lãnh sẽ thực hiện và sẽ không cần thực hiện.

Thí dụ, đã có một vài tin đồn cho rằng người bảo lãnh đã nhận được tiền của chính phủ Hoa Kỳ khi bảo lãnh. Một số người được bảo lãnh, khi bối rối và căng thẳng khi hội nhập cuộc sống mới, đã đòi hỏi người bảo lãnh trả cho họ số tiền mà người bảo lãnh đã nhận được từ chính phủ Hoa Kỳ, hoặc đòi người bảo lãnh phải trợ giúp họ mãi mãi. Ngay cả họ có thể tự động rời khỏi nhà của người bảo lãnh và nộp đơn xin trợ cấp xã hội.

Trải qua nhiều năm chờ thủ tục bảo lãnh, nhiều người có kỳ vọng rất cao. Người bảo lãnh lẫn người được bảo lãnh đều mệt mỏi những thủ tục di trú ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam. Người được bảo lãnh khi đến nơi ở mới của họ, những va chạm về văn hóa, ngôn ngữ khó khăn, việc làm khó kiếm, đã làm cho một số người có ý muốn ở Việt Nam nhận tiền trợ giúp của người bảo lãnh hơn là sang Hoa Kỳ. Một số người được bảo lãnh đôi khi không nhận thấy những nỗ lực của người bảo lãnh đưa họ sang Hoa Kỳ và họ bất cần những góp ý của người bảo lãnh về phương cách hộp nhập thành công trong xã hội Hoa Kỳ.

May mắn thay, những việc xảy ra không tốt đẹp chỉ là con số nhỏ. Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều người được bảo lãnh hội nhập tốt đẹp tại Hoa Kỳ và xây dựng đời sống rất thành công. Họ trân trọng những nỗ lực của người bảo lãnh. Họ trân qúy đời sống tự do. Họ tự trọng khi vươn đến tương lai với chính sức lực và cái tâm sáng của họ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ có thường xuyên đòi hỏi người bảo lãnh phải hoàn trả những lợi ích trợ cấp xã hội mà người bảo lãnh đã nhận, chẳng hạn như trợ cấp tiền mua thực phẩm (food stamps) hoặc trợ cấp an sinh xã hội (SSI) không?

- Đáp: Chưa có một phúc trình nào của chính phủ thưa kiện người bảo lãnh phải hoàn trả những phí tổn nói trên.

- Hỏi: Một góa phụ của một công dân Mỹ đang sống ở Việt Nam và đang xin chiếu khán di dân. Người góa phụ này có cần nhờ một người nào đó làm đơn  Bảo Trợ Tài Chánh cho bà không?

- Đáp: Không, người góa bụa và các con nhỏ của một công dân Hoa Kỳ không cần phải làm Bảo Trợ Tài Chánh.

- Hỏi: Nếu lương của người được bảo lãnh dưới 125% theo tiêu chuẩn căn bản tối thiểu, liệu người bảo lãnh vẫn phải trợ giúp theo mức 125% không?

- Đáp: Không, người bảo lãnh chỉ cần trợ giúp số sai biệt giữa lương của người được bảo lãnh và tiêu chuẩn căn bản của liên bang. Thí dụ, nếu lương của người được bảo lãnh là 100% theo tiêu chuẩn tối thiểu, thì người bảo lãnh sẽ chỉ có trách nhiệm trợ giúp số sai biệt là 25%.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122123)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120071)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 109974)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 107959)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108044)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109498)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128780)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100846)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104003)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110697)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.