Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau

Thứ Ba, 16 Tháng Tám 201621:10(Xem: 21103)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Mới đây, chúng ta đã nói về những sự khác biệt văn hóa giữa người di dân trẻ  và người bảo lãnh, và lý do nào đôi lúc đã gây nên sự thiếu cảm thông lẫn nhau.

Dựa trên nhiều dữ kiện cho thấy có ba vấn đề văn hóa khác biệt cần quan tâm:

- Các suy nghĩ của những di dân trẻ được sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh.

- Cách suy nghĩ của người bảo lãnh lớn tuổi sau khi trải nghiệm qua cuộc chiến tranh.

- Và cách suy nghĩ của người dân Mỹ, so sánh với cách suy nghĩ của cải hai thế hệ già - trẻ người Việt Nam.

Khi những thanh niên Hoa Kỳ lên 18 hoặc 20, họ muốn được độc lập và cha mẹ họ khuyến khích điều này. Khi tuổi trẻ Việt Nam đến tuổi này và sau khi tốt nghiệp đại học, họ muốn trở về nhà để giúp đỡ cha mẹ.

- Một thanh niên Hoa Kỳ không cảm nhận sự biết ơn đối với cha mẹ, người này có thể nói rằng: "Con không được chọn để sinh ra đời".

- Hầu hết giới trẻ được nuôi dưỡng với những giá trị truyền thống Việt Nam sẽ nói rằng: "Tôi biết ơn cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng tôi và tôi muốn trả ơn tất cả những gì mà cha mẹ đã làm cho tôi".

- Nhiều thanh niên Việt sùng đạo Phật sẽ nói thêm rằng: "Tôi cũng đã nợ cha mẹ quá nhiều khi sinh ra tôi, vì thế, trong cuộc đời này tôi mong có thể đạt được sự giác ngộ và chấm dứt vòng luân hồi".

Những điều gì có thể ràng buộc một gia đình Việt Nam với nhau? Đó là Tình Thương Yêu và niềm tin được chia xẻ với nhau - một lúc nào đó - trong sự nghèo khó. Nếu bạn là người Việt Nam, bạn không rời gia đình lúc 18 tuổi, chỉ vì bạn chưa đến 18 tuổi. Bạn sống với gia đình cho đến khi lập gia đình và kể cả đến lúc đó bạn có thể vẫn ở chung với gia đình vì chưa đủ tiền để mua một căn nhà cho bạn và người hôn phối. Vì thế, qúy vị tạo nên một gia đình ba thế hệ và muốn thực hiện điều này qúy vị phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân của mình. Qúy vị không thể có mọi thứ mong muốn vì phải chia xẻ những gì mình có để cùng sống còn. Qúy vị học cách sống hòa thuận và học cách từ bỏ tham vọng cá nhân. Quý vị học cách hy sinh thật nhiều để hòa đồng trong một đại gia đình. Nhưng ngược lại, bạn sẽ được một niềm an ủi mà nhiều người dân Hoa Kỳ không có được. Qúy vị biết là sẽ không bao giờ cô đơn. Qúy vị biết rằng sẽ được chăm sóc dù bất cứ hoàn cảnh nào. Qúy vị cùng hứa với nhau điều này. Qúy vị cùng hứa như vậy với hương linh tổ tiên ông bà. Khi qúy vị làm tan vỡ những điều kể trên sẽ bị xem là ích kỷ hoặc bất hiếu.

Những người Việt lớn tuổi có khuynh hướng bảo thủ tư duy và ký ức của mình vì một số ký ức này có thể rất đau khổ. Nhưng đây là trách nhiệm mà thế hệ lớn tuổi muốn những người được bảo lãnh biết về đời sống trong những trại tù "cải tạo", kinh nghiệm đau thương của các thuyền nhân và sự điều chỉnh để hội nhập và đời sống Hoa Kỳ trong những thập niên 80 và 90. Nếu được như vậy, đời sống của người lớn tuổi và sự đấu tranh của họ có thể gần gủi với những thế hệ mới, và thế hệ mới này có thể hiểu rõ tại sao và cách nào người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ.

Dân Hoa Kỳ ít khi dạy con cái giá trị của sự thành công vì những thế hệ mai sau, trong khi người Việt Nam nghĩ đến tổ tiên ông bà và làm sao con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế, điều này có thể rất khó khăn, thường sẽ gây căng thẳng cho những di dân trẻ mới đến Hoa Kỳ phải cố gắng ứng xử đúng đắn theo truyền thống Việt Nam, nhưng cùng lúc phải hòa nhập tốt đẹp vào văn hóa Hoa Kỳ. Đây có thể là điều mà thế hệ lớn tuổi quên lãng, nhưng đôi khi đây là điều rất thực tế, là thách thức hàng ngày đối với nhiều di dân mới đến Hoa Kỳ.

Thế hệ lớn tuổi nên ghi nhớ điều này và không nên để nó gây mối bất đồng giữa hai thế hệ.

Người Việt cao niên kỳ vọng người trẻ làm những điều họ nói, không hỏi lý do tại sao, nhưng văn hóa Hoa Kỳ nói rằng mọi điều có thể thảo luận và đôi điều nào đó có thể chấp thuận.

Gìn giữ truyền thống Việt Nam là mối quan tâm chính trong hầu hết những cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt và người Việt lớn tuổi thường lo lắng con cái họ có thể làm mất đi những đặc điểm văn hóa Việt Nam. Đau lòng thay, điều này có thể là sự thật, ít ra cũng là sự thật một phần nào đó. Một số điều nào đó sẽ mất nhưng với sự thông cảm lẫn nhau và đồng tâm hợp trí sẽ là cơ hội tốt để nền văn hóa Việt Nam tồn tại.

Nhiều người Việt lớn tuổi chịu đựng những căng thẳng của cuộc chiến tranh và cảnh sống xứ lạ quê người. Thế hệ trẻ Việt Nam đôi lúc tự tìm cách đáp ứng hai nền văn hóa, vì thế họ có thể hoang mang về những kỳ vọng của cha mẹ họ với những kỳ vọng của xã hội Hoa Kỳ.

Khi những di dân trẻ hoặc thanh niên Việt Nam sinh đẻ ở Hoa Kỳ tiếp nhận phong cách riêng và những nét văn hóa của giới trẻ Hoa Kỳ, điều này có thể dẫn tới sự xung đột giữa hai thế hệ, và đưa đến sự phàn nàn của người lớn tuổi rằng tuổi trẻ ngày nay "thiếu sự kính trọng".

Sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vấn đề chính trị trọng yếu đối với hầu hết người Việt Nam tại Hoa Kỳ và dễ gây ra sự bất đồng nhất. Một số người Việt muốn có những liên hệ gần gũi hơn với Việt Nam, vì họ cảm nhận rằng điều này sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quê cha đất tổ và góp phần mang lại tự do cho quê hương. Đa số người Việt khác phản đối bất cứ sự liên hệ nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì tin rằng những quan hệ giữa hai nước chỉ giúp cho chế độ cộng sản hiện nay tồn tại mà thôi.

Điều thực tế là những di dân sinh trưởng ở Việt Nam sau năm 1975 chỉ có thể nhìn thấy một lá cờ Việt Nam với một ngôi sao vàng giữa nền đỏ. Họ cần ở Hoa Kỳ một lúc nào đó trước khi có thể hiểu rằng tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn được thế hệ lớn tuổi trân qúy vô cùng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có một số tin đồn trong cộng đồng Việt Nam rằng người bảo lãnh đã từng được nhận tiền hoàn lại từ chính phủ Hoa Kỳ vì đã bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam. Điều này có đúng không?

- Đáp: Điều này hoàn toàn sai lạc. Trước đây khá lâu, khi nhiều người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ, chính phủ giúp đỡ tài chánh trực tiếp cho người tỵ nạn để họ ổn định cuộc sống mới. Người bảo lãnh chưa bao giờ nhận bất cứ khoản tài chánh nào của chính phủ cho người tỵ nạn hoặc cho người di dân đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Những di dân mới đến Hoa Kỳ có nên ở riêng trong một căn nhà thuê, hay họ nên sống với người bảo lãnh để có cơ hội để dành tiền trước khi ra sống riêng bên ngoài?

- Đáp: Ngay cả những vấn đề đơn giản trong đời sống ở Hoa kỳ đều có thể gây bối rối cho người mới nhập cư. Nếu có thể được, họ nên sống với người bảo lãnh cho đến khi có cơ hội thông hiểu những vấn đề cần được thực hiện trong đời sống thường nhật tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Làm sao có thể chuyển ngân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo luật di trú của Việt Nam? Và làm sao có thể hợp pháp hóa việc chuyển ngân đối với chính phủ Hoa Kỳ?

- Đáp: Đây là câu hỏi được đưa ra khá thường xuyên và câu trả lời là tùy theo ngân hàng nào sẽ có thể chuyển ngân được. Không có thủ tục nào có chuẩn mực ở Việt Nam. Điểm chính là phải có nguồn gốc giấy tờ rõ ràng cho thấy số tiền được sở hữu hợp pháp từ kinh doanh hoặc bán bất động sản, và số tiền phải được chuyển từ một cơ sở tài chánh có uy tín.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109539)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113539)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 114212)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117258)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 114934)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115495)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117654)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115750)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2007(Xem: 117672)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 18 Tháng Mười 2007(Xem: 123823)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 25 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.