Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 5) - Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?

Thứ Ba, 23 Tháng Tám 201601:11(Xem: 24105)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 5) - Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Một số người bảo lãnh nói với người thân rằng có lẽ sẽ là điều tốt hơn nếu họ ở lại Việt Nam vì những khó khăn mà người di dân sẽ gặp sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng, khi người bảo lãnh về thăm Việt Nam, họ nhanh chóng than phiền về sự ô nhiễm, thời tiết nóng nực, lưu thông hỗn loạn, nhiều lúc phải chi tiền "trà nước" và thiếu nhiều thứ tự do mà họ đang thụ hưởng ở Hoa Kỳ. Sau khi thăm viếng Việt Nam, liệu có bao nhiêu người bảo lãnh muốn trở về sống ở Việt Nam? Không nhiều đâu!

Những người nghe chương trình hội thoại phát thanh hoặc đọc các chủ đề di trú của văn phòng Robert Mullins International đều biết rất rõ những khó khăn mà những người mới đến sẽ gặp ở Hoa Kỳ. Người bảo lãnh cần dùng kinh nghiệm riêng của mình để quyết định nên dùng cách góp ý nào cần chia xẻ với thân nhân ở Việt Nam. Thí dụ, nếu  đang bảo lãnh cho gia đình anh-chị-em có gia đình, qúy vị có nghĩ rằng gia đình này sẽ có thể thích ứng êm đẹp trong xã hội Hoa Kỳ không? Liệu con cái của họ có tha thiết đến Hoa Kỳ để tiếp tục học hành không, hoặc chúng sẽ bị gián đoạn việc học hành ở Việt Nam?

Liệu anh-chị-em của qúy vị có hiểu rằng qúy vị sẽ chỉ có vài tuần lễ giúp thân nhân ổn định và rồi qúy vị sẽ phải trở về với công việc của mình? Và họ sẽ phải tự lo bản thân mình!

Người bảo lãnh cũng phải quan tâm đến người phối ngẫu của mình. Liệu người phối ngẫu có 100% tán thành việc chào đón người di dân mới vào nhà mình không? Liệu việc này sẽ làm cho hai vợ chồng to tiếng cãi nhau? Liệu người di dân có cảm thấy có tội khi ăn nhờ ở tạm nhà của người bảo lãnh, và liệu điều này có sẽ là áp lực để họ phải dọn ra khỏi nhà trước khi họ có thể sẵn sàng tự mưu sinh mà không cần sự giúp đỡ thường nhật của người bảo lãnh?

Qúy vị biết người thân của qúy vị, vì thế, vấn đề của qúy vị là khuyến khích họ hoặc làm họ nản chí, dựa trên những gì qúy vị biết về khả năng của họ có thể đáp ứng những điều kiện mới trong cuộc sống, và dựa vào thái độ chào đón của gia đình qúy vị đối với người di dân như những thành viên mới trong gia đình của qúy vị.

Lại có câu hỏi rằng vậy gia đình người thân của qúy vị có thực sự tồi tệ khi ở lại Việt Nam không? Lại nghe nói rằng Việt Nam ngày càng phát triển và tự do hơn cơ mà?

Điều thực tế là người ta có thấy bầu trời Sài Gòn đã có nhiều văn phòng mọc trên những cao ốc và những khu chung cư mới mẻ, xa lộ mới có vẻ tân kỳ, việc xây dựng đã bắt đầu với hệ thống đường ngầm ở trung tâm Sài Gòn, những khu phố buôn bán và siêu thị nhan nhản có những thứ gần như có sẵn ở Hoa Kỳ. Nhưng, phản ứng xấu từ việc phát triển bừa bãi và thiếu khoa học này là số xe cộ ngập tràn thành phố hiện nay chứa từ 10 đến 12 triệu người, và không khí bị ô nhiễm kinh hoàng từ kết quả đó. Thí dụ, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tức đường Công Lý ngày xưa) có mức ô nhiễm không khí gây nguy hại trầm trọng đến sức khỏe người dân, nhất là trẻ em.

Sách Dữ Kiện của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) cho biết ở Việt Nam hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm gây nguy hại đến sức khỏe con người, bao gồm những bệnh như: tiêu chảy, viêm gan hepatitis A, sốt thương hàn, số xuất huyết "dangue", sốt rét, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh cúm gia cầm H5N1. Cũng trong danh sách này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thêm những bệnh nguy hiểm khác như bệnh dại, bệnh tả, bệnh ô nhiễm vật thể phân tử và lao phổi. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng nói rằng "Những cơ sở y tế ở Việt Nam thường xuyên không hội đủ những tiêu chuẩn quốc tế và thiếu thuốc men cũng như dụng cụ y tế". Và "những dịch vụ cung cấp ý tế khẩn cấp nói một cách tổng quát là vô lương tâm, không tin cậy hoặc gần như không hiện hữu".

Liên quan đến những quyền tự do cá nhân ở Việt Nam, quý vị có thể vào trang điện tử Google để xem Bản Tường Trình Quan Sát Nhân Quyền từ năm 1975 cho đến năm 2015, sẽ biết sự đánh giá về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đen tối như thế nào.

Vấn đề giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế của các bậc tiểu học và trung học có ở Sài Gòn, với học phí khoảng 2.000 Mỹ kim mỗi tháng cho một học sinh. Y tế theo tiêu chuẩn quốc tế cũng có, nếu gia đình nào có đủ khả năng tài chánh để chi trả. Gia đình trung bình ở Việt Nam không thể kham nổi những phí tổn này. So sánh với xã hội Hoa Kỳ, chính phủ mang lại một nền giáo dục miễn phí, hoặc với phí tổn vừa phải ở những trình độ học cao hơn, cung cấp bảo hiểm sức khỏe với lệ phí hợp lý, và đặc biệt là một hệ thống y tế không ăn hối lộ có thể làm nguy hại tính mạng cho nhiều bệnh nhân nghèo khổ.

Ở quận 7, Sài Gòn, khu phát triển Phú Mỹ Hưng làm cho một số người nhớ đến khu vực dân cư ở Singapore. Nơi đây có không khí tương đối trong lành, thoáng mát mà nhiều cư dân ở Sài Gòn ao ước, như một số dân Mỹ muốn sống ở khu Beverly Hills. Nếu thân nhân của người bảo lãnh sống ở khu Phú Mỹ Hưng thì có lẽ họ sẽ cảm thấy chẳng có gì cần thiết phải di dân sang Mỹ. Nhưng với quảng đại quần chúng bình thường, thành phố Sài Gòn quá đông người, ồn ào, môi trường ỗ nhiễm và thật không công tâm nếu người bảo lãnh lại đề nghị thân nhân của mình ở lại và nuôi con cái ở Việt Nam. Một người di dân Việt Nam trung bình ở California chắc chắn có đời sống sung túc hơn một người trung bình sống ở Việt Nam.

Những cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã phát triển với tổng số dân lên đến gần 1 triệu 500 ngàn người. Một bản danh sách rất dài vừa phổ biến mới đây về thế hệ thứ nhất và thứ hai liệt kê tên những công dân Mỹ gốc Việt đạt những thành công trong dòng sinh hoạt chính của Hoa Kỳ.

Chúng ta có còn nhớ đến cậu bé dễ thương đóng phim cùng với tài tử nổi tiếng Harrison Ford trong phim "Indiana Jones and the Temple of Doom" không? Tên của cậu bé là Jonathan Kế Quân. Trong năm 1995, hãng phim Walt Disney trình chiếu phim "Operation Dumbo Drop" với bối cảnh chiến tranh Việt Nam, tài tử trẻ tuổi Lê Thiên Định đã đóng phim bên cạnh hai tài tử gạo cội Danny Glove và Ray Liotta. Lê Thiên Định và gia đình đã được văn phòng tham vấn di trú Robert Mullins International giúp bảo lãnh sang Hoa Kỳ.

Thính giả vùng Vịnh, miền Bắc tiểu bang California đã từng xem cô Thúy Vũ, xướng ngôn viên và phóng viên đa tài của đài truyền hình CBS-5 ở San Francisco, từng được trao giải thưởng cao quý Emmy. Bên cạnh đó, những người nổi tiếng trong ngành truyền thông còn có Betty Nguyễn, Leyna Nguyễn, Vicky Nguyễn, Mary Nguyễn, Châu Nguyễn.... Trong lãnh vực khác, cô Chloe Đào, nhà thiết kế thời trang đã đoạt giải trong chương trình truyền hình "Project Runway" nổi tiếng. Còn có Tila Tequila, người phụ nữ được yêu chuộng nhất trên trang mạng MySpace.

Trong doanh nghiệp, phải nói đến Bill Nguyễn rất thành công với hai trang mạng onebox.com và lala.com và đã bán hai công ty này với giá 940 triệu Mỹ kim, và Trung Dũng đã bán trang mạng OnDisplay của ông với giá 1 tỷ 800 triệu Mỹ kim. Và rất cần phải nói đến ông Frank Jao, người đã phát triển trung tâm thương mại Little Saigon và Asian Garden Mall tại thành phố Westminster, miền nam tiểu bang California.

Những người Việt Nam nổi tiếng trong sinh hoạt chính trị phải kể đến Nghĩ sĩ Janet Nguyễn của tiểu bang California; Thị trưởng Trí Tạ ở quận hạt Orange County;  cựu dân biểu liên bang Joseph Cao ở tiểu bang Louisiana; cô Madison Nguyễn ở San Jose hoặc dân biểu Văn Trần của tiểu bang California....

Ông Eugene H. Trịnh, phi hành gia của cơ quan NASA, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên du hành ra vũ trụ. Giáo sư, nhà sáng chế Võ Đình Tuân được xếp hạng 43 trong danh sách 100 nhân vật thông minh nhất thế giới. Và Tướng Luong Viet, một vị tướng tài giỏi gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ....

Danh sách tên tuổi những người Việt Nam sẽ còn được viết thêm, liên tục, trong tương lai, cho thấy những công dân Mỹ gốc Việt là thành phần rất quan trọng trong nền văn hóa Hoa Kỳ.

Nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ như tiệm làm móng tay, cắt tóc, chợ, tiệm tạp hóa, xuất-nhập cảng... thường có mặt ở những nơi người Việt Nam đi tìm sự thành công kinh tế. Người Việt làm chủ hơn 100.000 thương nghiệp, thuê mướn hơn 400.000 nhân công, với lượng buôn bán trị giá khoảng 10 tỷ Mỹ kim.

Cho đến nay, những vấn đề khác biệt giữa các thế hệ, những thay đổi trong đời sống gia đình, tham gia chính trị, cũng như sự phát triển của các trung tâm kinh tế khắp Hoa Kỳ, đang trở thành mối quan tâm nhiều hơn cho những công dân Mỹ gốc Việt đang hướng về phía trước. Những công dân gốc Việt của thế hệ thứ hai đã tự cảm thấy họ là người Mỹ hơn là những người tha hương từ Việt Nam. Dựa vào những thành tựu của họ, tương lai sẽ tươi sáng.

Theo bản tường trình vào tháng 2 năm 2013 vừa qua của trung tâm nghiên cứu Pew Research Center, chỉ cần một thế hệ của những gia đình di dân đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội khởi sắc, bao gồm việc kiếm được lợi tức nhiều hơn, làm chủ căn nhà của mình và tham gia các trường đại học. Những công dân Mỹ của thế hệ thứ hai - con cái sinh trưởng tại  Mỹ của người di dân - đạt được nhiều thành tựu hơn cha mẹ di dân của họ.

Chúng tôi xin trích dẫn một số cảm tưởng của một gia đình di dân sang Hoa Kỳ qua sự bảo lãnh diện chị em. Cảm tưởng được đăng trên một nhật báo điện tử ở Việt Nam, cũng là một sự kiện khá hiếm hoi: Người được bảo lãnh là một kỹ sư và vợ của anh là một dược sĩ. Cả hai vợ chồng được xem là rất thành công về mặt tài chánh ở Việt Nam. Nhưng cả hai đều không lưỡng lự bỏ lại tất cả để mang hai con sang Hoa Kỳ. Vừa qua đến tiểu bang New York, hai vợ chồng sắn tay ngay vào những việc làm lao động tay chân và không hề than thở về sự mệt nhọc hàng ngày. Anh chị quên hẳn những ngày sống khá đầy đủ tiện nghi so với nhiều người dân khác khi còn ở Việt Nam. Anh nói gia tài duy nhất của vợ chồng anh là hai đứa con và việc giáo dục cho tương lai của chúng là quan trọng nhất. Thời gian trôi qua nhanh chóng, hai người con của anh đã tốt nghiệp đại học ở những trường nổi tiếng, và có việc làm được trả lương tương xứng. Giờ đây, khi tờ báo hỏi anh có hối tiếc khi rời khỏi Việt Nam không? Câu trả lời của anh rất nhanh và gọn: "Có gì để hối tiếc cơ chứ!".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao để những người ở Việt Nam có thể chuẩn bị kinh nghiệm khi trở thành người di dân mới ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Không có lớp học nào hướng dẫn về đời sống mới ở Hoa Kỳ dành cho những người chuẩn bị ra đi. Những di dân trẻ đã có thể quen thuộc thuộc với đời sống của những nước khác, và cần phải cảm ơn những trang điện tử như Facebook và những hệ thống thông tin xã hội khác, cũng như truyền hình và phim ảnh đã giúp họ những kiến thức này. Tuy nhiên, ngoài những lợi điểm quá nhiều, vẫn có những khuyết điểm là một số thực tế của đời sống ngoại quốc sẽ không hoàn toàn giống như trong phim ảnh.

- Hỏi: Nếu một người di dân trở thành công dân Hoa Kỳ, nhưng quyết định về sống thường xuyên ở Việt Nam, luật lao động Việt Nam nói gì về việc thuê mướn công nhân ngoại quốc?

- Đáp: Nếu một người vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, người này có thể được thuê mướn như một người Việt Nam hơn là người ngoại quốc. Người ngoại quốc chỉ có thể được thuê mướn trong một hoặc hai năm với nghề nghiệp như quản lý, giám đốc điều hành, chuyên viên và nhân viên kỹ thuật.

- Hỏi: Những di dân thành công này có thể nộp đơn xin chiếu khán (visa) làm việc cho nhân viên có khả năng đang sống ở Việt Nam không? Họ sẽ có thể đầu tư chung với những người đang xin chiếu khán đầu tư EB-5 từ Việt Nam không?

- Đáp: Việt Nam không nằm trong danh sách những nước hợp lệ có thể đưa công nhân ngoại quốc đến Hoa Kỳ để làm những việc tạm thời. Những chủ nhân sẽ phải nộp đơn cho những công nhân có tài năng, trong hạng mục H-1B dành cho Nghề Nghiệp Đặc Biệt. Hoặc, trong một vài trường hợp, họ có thể xin chiếu khán L dành cho nhân viên liên công ty. Những đương đơn xin chiếu khán đầu tư EB-5 luôn luôn được hoanh nghênh trong việc đầu tư 500.000 Mỹ kim cho những đề án được chấp thuận. Những nguồn tiền hợp pháp và tạo công việc làm cho công nhân Mỹ là những đòi hỏi chính yếu.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 5205)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 5124)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 5058)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7741)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5600)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 5344)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 5221)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 5379)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5727)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4722)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.