Một Số Vấn Đề Di Trú Cần Quan Tâm - Chương Trình EB5 gia hạn đến 30/9/2017

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 201701:10(Xem: 41473)
Một Số Vấn Đề Di Trú Cần Quan Tâm - Chương Trình EB5 gia hạn đến 30/9/2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Ngày 01 tháng 5, 2017 Quốc Hội đã gia hạn chương trình EB5 đến ngày 30 tháng 9, 2017 mà không thay đổi bất kỳ một điều khoản nào. Điều này sẽ giúp cho nhiều đồng hương có thời gian chuẩn bị mộ hồ sơ đầu tư định cư EB5 chu đáo,từ những văn bản chứng minh nguồn vốn hợp lê, phối hợp với  phương thức chuyển ngân qua hệ thông ngân hàng chính thức, đến việc chọn một dự án khả thi để có kết quả và bảo tồn vốn đầu tư. Văn phòng RMI là đại diện chính thức cho một dự án uy tín và danh tiếng tại Los Angeles. Có giấy phép thu nhận 100 nhà đầu tư để xây một khách sạn 180 phòng và 60 đơn vị gia cư. Nhà đầu tư có thể vừa chọn đầu tư định cư vừa mua một căn hộ để sinh lời và bảo tồn vốn. Thêm vào đó, chủ đầu tư gia tăng khuyến mãi từ 1% lên đến 3% tiền lời mỗi năm.  Quý vị có thể liên lạc trực tiếp với RMI để biết thêm chi tiết.

Ông Trump nói rằng di dân trẻ diện DACA hãy sống "thoải mái".

Ngày 21 tháng Tư vừa qua, Tổng thống Donald Trump nói rằng những di dân trẻ diện DACA có thể sống "thỏai mái", và họ sẽ không phải là trọng điểm trong vấn đề trục xuất theo những chính sách di trú của ông. Diện di trú DACA là chương trình tạm hõan thi hành lệnh trục xuất những người đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ thơ ấu. Ông Trump nói rằng hành pháp "không truy đuổi "Dreamers", mà chỉ truy đuổi tội phạm mà thôi". Ông cũng nói rằng khi trở thành "Dreamers" thì "đây là một vấn đề lương tâm"

Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors). Đây là một dự luật nhắm đến việc trợ giúp các trẻ em gốc La Tinh hiện đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Khi ông Trump nói đây là một vấn đề của "lương tâm", thì cùng lúc đó, một di dân 23 tuổi thuộc chương trình DACA, anh Juan Manuel Montes, mới đây đã bị trục xuất về Mễ Tây Cơ mặc dù anh nói anh hợp lệ chương trình DACA. Nhưng ông Trump lại nói rằng trường hợp này "hơi khác biệt với những hồ sơ Dreamer khác", nhưng ông không giải thích khác biệt ra sao!

Điện thọai giả di trú muốn trộm lý lịch nạn nhân

Trưởng Phòng Điều Tra thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ nói rằng bọn giả mạo đang gọi điện thọai và tự nhận đang làm việc cho "Sở Di Trú Hoa Kỳ". Họ gọi cho rất nhiều di dân trên khắp Hoa Kỳ, với ý đồ đánh cắp thông tin cá nhân và lý lịch. Bọn giả mạo này có địa bàn hoạt động tại Ấn Độ và thường có âm giọng của người Ấn Độ. Họ đang dùng kỹ thuật được gọi là "lừa đảo", bằng cách sửa đổi số điện thọai giống như cuộc gọi từ số điện thọai khẩn cấp từ Bộ Nội An Hoa Kỳ, đó là số 1-800-323-8630.

Bọn lừa đảo này đòi có hoặc muốn xác minh thông tin cá nhân của nạn nhân. Đôi khi, chúng nói với những người này là nạn nhân bị đánh cắp lý lịch nên cần phối kiểm!

Bộ Nội An không bao giờ dùng điện thọai khẩn để gọi ra ngòai cộng đồng. Họ chỉ dùng số điện thọai để nhận những cuộc gọi từ cộng đồng. Qúy vị không nên trả lời những cuộc gọi có số 1-800-323-8603, nhưng nếu đã lỡ nghe cuộc gọi này thì không nên cho bất cứ thông tin cá nhân nào của mình.

Bọn giả mạo giả danh một nhân viên Sở di trú USCIS và đòi hỏi những thông tin cá nhân, chẳng hạn như số An Sinh Xã Hội, số Thông Hành (passport), hoặc số ngọai kiều (alien number). Và chúng bịa rằng có những vấn đề rắc rối trong hồ sơ di trú của nạn nhân, và yêu cầu nạn nhân trả tiền để điều chỉnh những hồ sơ này.

Nên nhớ, Sở di trú KHÔNG bao giờ yêu những thông tin cá nhân hoặc phải trả tiền qua điện thọai và Sở di trú không bao giờ gọi cho bất kỳ ai.

Úc sẽ giới hạn công nhân ngọai quốc và khắt khe hơn với luật nhập tịch

Mới đây, ông Trump tuyên bố chương trình chiếu khán (visa) H1-B cần được nghiên cứu lại vì ông cảm thấy có quá nhiều việc làm sẽ đưa cho người ngọai quốc. Có khỏang 200.000 người ngọai quốc ở Hoa Kỳ có chiếu khán làm việc H1-B, và ông Obama đã cho phép người hôn phối của họ làm việc tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là 400.000 việc làm tại Hoa Kỳ đã đưa cho người ngọai quốc. Sắc lệnh hành pháp mới nhất của ông Trump được gọi là "Mua (hàng) Mỹ, Mướn Người Mỹ". Sắc lệnh này nói rằng chương trình chiếu khán làm việc H1-B sẽ được thay đổi rất nhiều để giảm số công nhân ngọai quốc có năng khiếu làm việc tạm thời tại Hoa Kỳ.

Trong năm nay, suốt tuần đầu tiên của Tháng Tư, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được 200.000 đơn của những người ngọai quốc muốn có được 1 trong số 85.000 chiếu khán H1-B đang có sẵn. Tám mươi lăm ngàn đương đơn sẽ được chọn bất kỳ từ một chương trình của máy điện tử, cũng giống như xổ số vậy. Ông Trump tin rằng với những đòi hỏi khó khăn hơn sẽ làm nản lòng những công ty thuê muớn người ngọai quốc gửi tràn ngập đơn H1-B đến Sở di trú hàng năm. Kết quả có thể làm cho những công ty như Amazon và Intel sẽ có cơ hội tốt hơn để thu nhận cẩn thận những công nhân ngọai quốc được chọn lọc.

Trở lại vấn đề Úc Đại Lợi: Thủ tướng Malcom Turn quyết định rằng phải thay đổi một số luật di trú của quốc gia to lớn này. Ông nói rằng "Người Úc phải được ưu tiên có việc làm tại Úc - vì thế chúng ta cần chấm dứt việc đưa công nhân ngọai quốc tạm thời vào quốc gia này. Chúng ta sẽ không thể để chiếu khán tạm thời là con đường cho người ngọai quốc lấy những công việc nên dành cho người Úc".

Tân Tây Lan (New Zealand), nước láng giềng của Úc, cũng đang đự tính thay đổi chương trình di trú, bao gồm những quy định hạn chế chiếu khán cấp cho công nhân có năng khiếu. Họ hy vọng điều này sẽ mang lại việc làm cho công dân Tân Tây Lan trước khi đưa cho người nước ngòai.

Rất có thể ông Trump sẽ cố bắt chước một số những quy định mới của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan về vấn đề nhập tịch và công nhân nước ngòai.

Chính phủ Úc cũng tính đến việc siết lại những quy định về nhập tịch để yêu cầu đương đơn phải có khả năng Anh ngữ nhiều hơn, cư trú lâu hơn và những bằng chứng về sự hội nhập xã hội, như phải có việc làm chẳng hạn. Thủ tướng Malcom Turnbull nói rằng việc trắc nghiệm thi nhập tịch sẽ phải nói lên giá trị của nước Úc.

Ông nói rằng: "Điều này sẽ rất tốt cho các đương đơn, tốt cho đất nước, đề cao các giá trị của nước Úc trong từng trái tim của công dân Úc. Đây là sự trung thành và cam kết cho những giá trị của nước Úc".

Những công dân Úc trong tương lai sẽ phải có khả năng Anh ngữ và phải là thường trú nhân ít nhất bốn năm. Hiện nay tại Úc, một thường trú nhân có thể trở thành công dân Úc trong một năm.

Ông Peter Dutton, Bộ trưởng Di Trú, nói rằng cảnh sát sẽ kiểm tra lý lịch các đương đơn nhiều hơn. Những người vi phạm tội bạo hành gia đình sẽ không hợp lệ để xin nhập tịch Úc.

Ông Turnbull nói rằng: "Được là thành viên trong gia đình Úc là một đặc ân và nên được ban cho những người ủng hộ những giá trị của chúng ta, tôn trọng luật của chúng ta và muốn làm việc mẫn cán bằng cách hòa nhập và cống hiến cho một nước Úc tốt đẹp hơn".

Tất cả những quy luật của Úc và Tân Tây Lan có vẻ sẽ được hành pháp Trump ủng hộ và cho dân chúng Hoa Kỳ nói chung, nếu việc cải tổ di trú tòan diện được thực hiện.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi được hưởng chương trình DACA. Tôi có thể yên tâm không vì ông Trump nói rằng nhân viên Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) sẽ chỉ truy lùng người ngọai quốc phạm tội hình sự?

- Đáp: Tiếc rằng các nhân viên ICE không kiểm chứng với ông Trump những lúc họ đi bắt người. Ngay cả bị phạt lưu thông cũng có thể đưa đến việc nhân viên ICE bắt giữ. Góp ý tốt nhất: Luôn đem theo tên của một luật sư di trú tốt và ghi số điện thọai của ông ta trong điện thọai cầm tay.

- Hỏi: Có vẻ như nước Úc và nước Tân Tây Lan dễ dàng thay đổi những đòi hỏi về di trú và nhập tịch. Liệu chính phủ Hoa Kỳ có bắt chước họ không?

- Đáp: Chính phủ Hoa Kỳ cũng bị giới hạn trong việc giải quyết những vấn đề này, vì số người liên quan đến sự việc kể trên. Có 324 triệu dân ở Hoa Kỳ và 11 triệu di dân bất hợp pháp. Nước Úc có 23 triệu người và Tân Tây Lan chỉ có 4 triệu 500 ngàn người, và hai nước này không có vấn đề di dân bất hợp pháp nghiêm trọng.

- Hỏi: Nếu tôi nhận được điện thọai từ Sở di trú hỏi về hồ sơ di trú của tôi thì phải làm sao?

- Đáp: Câu trả lời là lờ đi. Sở di trú không bao giờ (xin lập lại là không bao giờ) gọi cho bất cứ ai. Nếu Sở di trú cần qúy vị làm điều gì đó thì họ sẽ gửi thư. Bất cứ ai gọi hỏi về hồ sơ di trú, hoặc tình trạng di trú của qúy vị, thì chỉ là bọn lừa đảo mà thôi.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110503)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 109347)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111714)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112693)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117785)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113842)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110263)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118422)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112877)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110868)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định