Luật Sư Chính Phủ Sẽ Mạnh Tay Với Người Bỏ Phiếu Bất Hợp Pháp - Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất - Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017

Chủ Nhật, 28 Tháng Mười 201823:23(Xem: 16417)
Luật Sư Chính Phủ Sẽ Mạnh Tay Với Người Bỏ Phiếu Bất Hợp Pháp - Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất - Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Trước hết, chúng tôi xin nhắc nhở rằng việc đi bầu chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ, mặc dù có người giúp qúy vị ghi danh bầu cử vì hiểu sai luật. Người di dân chỉ có thể đi bầu sau khi được quốc tịch hóa, không thể đi bầu trong khi chờ được tuyên thệ nhập tịch.

Ông Trump nói với các luật sư chính phủ rằng phải có thái độ mạnh mẽ với việc bỏ phiếu bất hợp pháp.

Trong tháng Mười 2018, một thường trú nhân tại tiểu bang North Carolina đã bị xử phạt 200 mỹ kim. Ông này là một thường trú nhân có Thẻ Xanh từ rất lâu, nhưng ông có thể bị trục xuất. Ông Alessandro Cannizzaro, 47 tuổi, gốc người Ý Đại Lợi và đã sống ở Hoa Kỳ hợp pháp từ năm 1985. Ông thú nhận phạm một tội tiểu hình vì là người ngọai quốc nhưng đã đi bầu ở Hoa Kỳ. Ông đã ghi danh bầu cử như một người ủng hộ đảng Cộng Hòa vào năm 2016.

Ông Cannizzaro nói với Chánh án Tòa Quận rằng ông đã nộp đơn thi quốc tịch vào năm 2003 và đã đậu phần sát hạch quốc tịch nhưng vẫn chờ để được tuyên thệ. Chính phủ thì nói rằng ông Cannizzaro được yêu cầu đi lấy dấu vân tay vào năm 2005 vì đây là một thủ tục bắt buộc khi muốn xin nhập tịch nhưng ông không đi đến nơi lấy dấu vân tay. Luật sư của Cannizzaro nói rằng ông chưa bao giờ nhận được giấy của Sở di trú yêu cầu ông đi lăn tay cả. Cuối cùng, ông quyết định ghi danh và đi bầu trong năm 2016. Ông chưa bao giờ kiểm lại tình trạng di trú của mình xem ông có thể được quyền đi bầu hay không?

Luật liên bang nói rất rõ là bất cứ ai không phải là công dân nếu đi bầu có thể bị trục xuất. Cho đến nay vẫn chưa rõ việc ông Cannizzaro thú nhận tội có sẽ bị trục xuất hay không.

Ông Trump đã từng cáo buộc sai lầm rằng hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp cho bà Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đây là một cáo buộc sai lầm vô cùng lố bịch.

Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất

Vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, hướng dẫn mới của Sở di trú về thông báo trục xuất đã có hiệu lực, đặt hàng ngàn đương đơn có cơ nguy bị trục xuất.

Chính sách mới của Sở di trú sẽ cho phép cơ quan này là nơi duy nhất gửi "Những Thông Báo Trình Diện" (tức Notices To Appear - NTAs). Thông Báo Trình Diện này là bản văn bắt đầu cho tiến trình trục xuất những người vi phạm không phải là công dân Hoa Kỳ. Hiện nay, Sở di trú có thể gửi một Thông Báo Trình Diện bất cứ khi nào họ từ chối một đơn xin chuyển diện cư trú, xin gia hạn quy chế cư trú, xin quy chế thường trú nhân hoặc xin nhập tịch Hoa Kỳ....

Và, trong tháng Bảy vừa qua, Sở di trú đã đưa ra một chính sách mới khác, giúp cho cơ quan này từ chối đơn mà không cần cho đương đơn một cơ hội để sửa bất cứ sai lầm nào. Gộp chung lại, hai chính sách mới này có thể đưa đến việc có rất nhiều đương đơn bị từ chối những lợi ích của họ và bị đẩy vào hệ thống tòa án di trú là nơi mà họ có nhiều nguy cơ bị trục xuất.

Một Thông Báo Trình Diện thông thường sẽ được gửi ra ngay sau khi một đơn nào đó bị từ chối. Các đương đơn sẽ có cơ hội kháng cáo sự từ chối này.

Chính sách này có lẽ sẽ có ảnh hưởng gây cho người di dân hỏang sợ khi họ muốn thay đổi hoặc gia hạn quy chế cư trú của họ. Nhiều di dân bất hợp pháp muốn nộp đơn xin quy chế hợp pháp có thể sẽ chọn cách không nộp đơn vì quá nguy hiểm. Họ biết rằng nếu đơn của họ bị từ chối thì họ sẽ có nguy cơ bị trục xuất. Chính sách của Sở di trú sẽ đẩy nhiều di dân lui vào bóng tối hơn là khuyến khích họ tiến lên phía trước và tìm quy chế hợp pháp.

Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017

Trong năm 2017, có 19.300 người Việt trở thành công dân Hoa Kỳ. Trong số này, có 6.600 người sống ở tiểu bang California và 2.250 người sống ở tiểu bang Texas.

Tại vùng San Jose-Sunnyvale-Santa Clara, có 14.000 người nhập tịch Hoa Kỳ từ nhiều quốc tịch khác nhau. Trong số 14.000 công dân mới này, năm nước đứng đầu là Trung Hoa (1.400 người), Ấn Độ (3.500 người), Mễ Tây Cơ (1.500 người), Phi Luật Tân (1.200 người) và Việt Nam (1.500 người).

Số người được hưởng chương trình DACA (tức chương trình giúp những thanh thiếu niên đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi họ còn thơ ấu) trong năm 2017 là 700.000 người. Trong số này có 558.000 là người Mễ Tây Cơ. Chỉ có 30 người Việt được hưởng chương trình DACA.

Di dân cũng giống như công dân Hoa Kỳ luôn có những bằng cấp giáo dục cao

Trong năm 2016, 30% di dân tuổi từ 25 trở lên có bằng cử nhân hoặc cao hơn so với 31.6% những người sinh đẻ ở Hoa Kỳ.

Sự gia tăng đáng kể này bắt đầu từ năm 1960, là năm chỉ có 5.1% di dân sở đắc bằng cử nhân hoặc cao hơn. Hoa Kỳ hiện nay có nhiều di dân hơn các quốc gia khác trên thế giới, chiếm 3.5% dân số những người sinh trưởng ở ngọai quốc.

Di dân Honduras gia tăng hướng về biên giới Hoa Kỳ

Cho đến ngày 26 tháng 10 năm 2018, đã có gần 3.000 người từ một số quốc gia Nam Mỹ, trong số này có hơn 1.500 người dân Honduras, đến Guatemala rồi qua Mễ Tây Cơ, và hy vọng đến biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ. Nhóm di dân này bao gồm nhiều gia đình người lớn và trẻ em, nhiều phụ nữ bồng bế con thơ. Nhiều phụ nữ mang thai và mong muốn con mình được sinh đẻ trên đất Mỹ. Vào ngày 13 tháng Mười, Phó Tổng thống Vice Pence yêu cầu các nước Trung Mỹ cần ngăn chận việc di dân tràn ngập này.

Đòan người di dân di chuyển bằng đường bộ hoặc bằng xe và càng gia tăng nhờ hệ thống mạng thông tin xã hội.

Kế họach của họ là băng qua Guatamala rồi đến Tapachula ở miền Nam Mễ Tây Cơ để xin chiếu khán nhân đạo giúp họ có thể di chuyển tiếp tục hoặc xin lánh cư ở nước này. Tại Honduras, 64% gia đình sống trong cảnh nghèo đói. Dân chúng Honduras phải chịu đựng về cả tinh thần lẫn vật chất vì nạn băng đảng luôn tìm cách cướp tiền của người dân và giới kinh doanh.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence nói với các nước Trung Mỹ rằng Hoa Kỳ mong muốn giúp việc đầu tư và phát triển kinh tế nếu họ có hành động mạnh mẽ hơn trong việc ngăn cản việc di dân ồ ạt, nạn tham nhũng và băng đảng bạo hành.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Theo luật mới, khi nào Sở di trú sẽ gửi Thông Báo Trình Diện để bắt đầu việc trục xuất?

- Đáp: Sở di trú sẽ gửi Thông Báo Trình Diện khi họ khám phá đương đơn nào vi phạm việc giả mạo, gian dối, có hành động vi phạm hình sự, hoặc không hợp lệ xin thay đổi và gia hạn quy chế cư trú của họ.

- Hỏi: Các thường trú nhân có được phép bỏ phiếu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào không?

- Đáp: Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới được quyền bỏ phiếu. Thường trú nhân không có quyền này.

- Hỏi: Có phải bất cứ trẻ em nào đẻ ở Hoa Kỳ đều tự động trở thành công dân Mỹ không, dù cha mẹ của chúng đang sống tạm thời hoặc bất hợp pháp ở nước này. Và di dân bất hợp pháp có thể được hưởng lợi ích khi có con sinh ở Hoa kỳ không?

- Đáp: Bất cứ đứa trẻ nào sinh ra ở Hoa Kỳ đều tự động trở thành công dân nước này. Có bốn triệu trẻ em của di dân bất hợp pháp là công dân Hoa Kỳ. Một số dân biểu đề nghị rằng một đứa trẻ sinh ở Hoa kỳ có thể trở thành công dân nếu và chỉ nếu một người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân.

Cha mẹ di dân bất hợp pháp không được hưởng bất cứ lợi ích nào khi con của họ sinh ra ở Hoa kỳ. Khi người con trên 21 tuổi, con của họ có thể bảo lãnh để họ có thẻ xanh.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122120)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120060)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 109965)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 107946)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108043)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109479)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128774)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100842)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 103996)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110692)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.