Chính Trị Hoa Kỳ, Tháng 11 Năm 2018 - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN, CHUYỂN DIỆN VÀ EB-5 THÁNG 12-2018

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Một 201800:16(Xem: 16771)
Chính Trị Hoa Kỳ, Tháng 11 Năm 2018 - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN, CHUYỂN DIỆN VÀ EB-5 THÁNG 12-2018
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 6 tháng 11 vừa qua không làm cho người ta ngạc nhiên lắm. Đảng Cộng Hòa vẫn kiểm sóat Thượng viện và Đảng Dân Chủ trở lại chiếm đa số Hạ viện sau nhiều năm vắng bóng. Và tại tiểu bang California, tân thống đốc vẫn thuộc đảng Dân chủ. Đây cũng là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, tại Hoa Thịnh Đốn, sẽ vẫn chưa có tin tốt lành cho người di dân. Cuộc bầu cử vừa qua chắc chắn cho thấy sẽ khó có những chuyển biến mạnh mẽ trong hai năm sắp tới. Bất cứ luật mới nào được đưa ra trong quốc hội, nếu bị phe Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa bảo thủ chống đối, dự luật mới này sẽ không thể thành luật được.

Trong hệ thống chính quyền Hoa Kỳ, nếu một trong hai viện, Hạ viện hoặc Thượng viện, không thông qua một dự luật nào đó thì nó sẽ chết. Khi một dự luật được Thượng viện thông qua, nó cũng phải được Hạ viện thông qua để trở thành luật chính thức. Nói cách khác, trước khi một dự luật trở thành luật chính thức, nó phải được cả hai viện trong quốc hội thông qua, và sau đó sẽ được tổng thống ký để chính thức trở thành luật.

Theo hiến pháp Hoa Kỳ, Hạ viện và Thượng viện là hai đối tác ngang nhau trong tiến trình lập pháp - luật không thể thi hành nếu không có sự chấp thuận của hai viện này.

Hầu như người ta có thể đoan chắc rằng Hạ viện và Thượng viện sẽ không thể đồng ý bất cứ lọai Cải Tổ Di Trú Tòan Diện nào trong suốt hai năm tới. Và bây giờ đảng Dân chủ kiểm sóat Hạ viện, những đề nghị chống di dân của ông Trump sẽ không thể thành công.  Có khả năng là ông Trump sẽ toan tính đẻ ra một lọat những sắc lệnh hành pháp thay vì dựa vào sự ủng hộ của quốc hội. Nhưng mỗi một sắc lệnh hành pháp mà ông toan tính cũng đều có thể bị thách thức bởi tòa án Hoa Kỳ.

Hành pháp Trump muốn chúng ta tin rằng chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng về di trú. Nhưng đây không phải là một cuộc khủng hỏang di trú, mà là một cộc khủng hỏang xã hội. Hành pháp đang cố thay đổi xã hội Hoa Kỳ bằng lý tưởng cựu hữu da trắng. Mục đích của chính sách này là tái tạo xã hội của đất nước  này bằng cách xua đuổi và đe dọa những di dân hợp pháp, những công dân nhập tịch, gia đình của người di dân và những người tìm cách tỵ nạn hoặc xin lánh cư. Những chính sách này nhắm vào những người từ Trung Đông, Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Hành pháp đang đang cố tình phá hủy một cách có hệ thống những giá trị của đất nước Hoa Kỳ của chúng ta về sự chấp nhận, tỵ nạn và lánh cư.

Thí dụ, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quyết định vế vấn đề chương trình DACA, từng được Tổng thống Obama ban hành nhằm giúp cho hàng trăm ngàn thanh thiếu niên tạm thời không bị trục xuất vì đã được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Ông Trump muốn chấm dứt chương trình này càng sớm càng tốt. Chúng ta đều nhớ rằng một hai năm trước, ông Trump từng nói rằng những người thụ hửơng chương trình DACA "Đừng lo âu gì hết". Có lẽ ông đã mau quên lời hứa này. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý nghe điều trần về hồ sơ này thì một phán quyết sẽ có thể được công bố vào trước tháng Sáu, 2018. Viện này hiện có đa số chánh án bảo thủ với tỷ lệ 5/4.

Ông Trump đang cố gắng tối đa để thay đổi những đặc điểm chủng tộc trong di trú. Ông chỉ muốn người Âu Châu di dân đến và ở lại Hoa Kỳ.

Các chương trình di trú của Tổng thống dựa trên hai đặc điểm. Thứ nhất, ông muốn giảm di dân và đặc biệt là giảm số di dân da màu đến và sống tại Hoa Kỳ. Thứ hai, mặc dù thường xuyên xác nhận rằng hành pháp chỉ thi hành luật di trú, nhưng ông đã tấn công những chánh án đưa ra những phán quyết mà ông không thích, hoặc kêu gọi cần phải thay đổi hệ thống di trú thì ông cho rằng những đề nghị này là "diễu dở", và thường xuyên lờ những luật mà ông không ưa thích.

Năm 1965, quốc hội thành lập một bản thiết kế về sự đa dạng di trú, cho phép hàng triệu người da màu di dân đến Hoa Kỳ. Nhưng sau nhiều thập niên tiến về phía trước với một đất nước Hoa Kỳ đa chủng tộc thì nay đang bị thay đổi. Sự thay đổi này do nhiều chính sách mà hành pháp Trump đưa ra. Những chính sách này có thể được mô tả chính xác là tiến hành một cuộc chiến chống sự đa dạng di trú.

Không giống như bất cứ vị tổng thống nào trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đại, ông Trump thường xuyên có những lời bình luận kích động đầy tính kỳ thị chủng tộc, chẳng hạn như gọi người Mễ Tây Cơ là "lũ hiếp dâm" và "tội phạm"; gọi người dân Salvador là đám côn đồ MS-13; gọi người Hồi giáo là "bọn khủng bố"; và gọi những người dân các nước El Salvador, Haiti và các nước phi Châu là "những nước dơ bẩn".

Những chính sách của hành pháp Trump cho thấy rõ dục vọng của ông tổng thống muốn giới hạn tính đa dạng di trú và, trong nhiều thí dụ, những chính sách này cho thấy chúng bất hợp pháp.

Trong những ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp với ý đồ ngăn cản di dân từ một số quốc gia có đa số dân Hồi giáo vào Hoa Kỳ. Khi lệnh cấm du lịch đầu tiên bị các tòa án ngăn cản, ông Trump liền tung ra sắc lệnh hành pháp khác. Lệnh hành pháp thứ hai này cũng bị các tòa án bác bỏ vì không theo luật và vì những câu nói chống Hồi giáo độc địa của ông Trump. Mặc dù sắc lệnh hành pháp thứ ba được trau chuốt lại và được Tối Cao Pháp Viện chấp thuận, bốn vị chánh án khác đã tìm thấy ý đồ của sắc lệnh hành pháp chỉ là cách vận động thù địch với người Hồi giáo.

Ông Trump từng kêu gọi chấm dứt "di dân dây chuyền" bằng cách giới hạn di trú dựa trên việc bảo lãnh gia đình đến Hoa Kỳ. Ông cũng bày tỏ việc ủng hộ dự luật RAISE, có nội dung giảm việc di dân hợp pháp bằng cách giảm một nửa số chiếu khán (visa) dành cho việc bảo lãnh gia đình, ngăn cản trước hết những người đến từ Mễ Tây Cơ, Ấn Độ và Trung cộng. Những nước này hiện đưa người di dân đến Hoa Kỳ nhiều nhất.

Hành pháp Trump cũng tìm cách giới hạn du trú hợp pháp với dự luật đề nghị sẽ xiết chặt vấn đề "gánh nặng xã hội", sẽ đưa đến việc nhiều di dân từ bỏ việc xin những lợi ích xã hội mà họ có quyền hưởng hợp pháp.

Những chính sách "không một chút khoan nhượng" của hành pháp Trump trực tiếp áp dụng với những di dân đến từ Mễ Tây Cơ và các nước Trung Mỹ. Đáp lại việc xin lánh cư của những người ở các nước Trung Mỹ, hành pháp Trump đã chấp thuận chính sách giam giữ khắc nghiệt và chia cách các thành viên gia đình, và đổ lỗi cho đảng Dân Chủ và các tòa án đã gây ra biến cố này. Sự phản đối dữ dội của dân chúng và nhiều vụ tố tụng chống lại chính phủ nhằm áp lực hành pháp Trump chấm dứt hành động chia cách gia đình.

Hành pháp Trump loan báo chấm dứt chương trình Bảo Vệ Quy Chế Tạm Thời với những người nước Haiti, Salvador, Nicaragua và cư dân của một số nước đang phát triển. Vấn đề này cũng đang chờ tòa án xét xử, với hy vọng không có chính sách trục xuất vô nhân đạo. Nhưng, những người di dân này chưa phải là nạn nhân duy nhất kể từ tháng Giêng 2017.

Những người sinh ra và trưởng thành ở Hoa Kỳ hiện nay đã thấy xã hội đang thay đổi vì một ông tổng thống chuyên tìm cách chia rẽ và tạo nên những cảm nhận xấu xa giữa những nhóm dân tộc khác nhau, và là người khuyến khích sự chia rẽ hơn lại kêu gọi sự hòa nhập vào xã hội. Đối với di dân và người Mỹ sinh trưởng ở Hoa Kỳ, đây là một thời đại đáng buồn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN, CHUYỂN DIỆN VÀ EB-5 THÁNG 12-2018

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 08/08/2011 (Tăng 6 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/03/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 08/10/2016 (Tăng 3 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2017)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/02/2012 (Tăng 6 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/03/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/08/2006 (Tăng 3 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/01/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/04/2005  (Tăng 4 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2006) (Tăng 8 tháng)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp/hoặc gián tiếp qua Trung Tâm Vùng): 01/05/2016 (Tăng 03 tháng)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Luôn luôn hiệu lực)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người di dân ở tiểu bang California kỳ vọng gì ở tân Thống đốc Newsom?

- Đáp: Thống đốc Newsom có thể cố gắng làm nhiều vấn đề hơn để ủng hộ những di dân bất hợp pháp tại California, có hoặc không có sự chấp thuận của Liên bang, nhưng ông sẽ không thể ảnh hưởng những điều luật của liên bang về di dân bất hợp pháp.

- Hỏi: Những người ở nước nào nhiều phần sẽ bị truc xuất?

- Đáp: Hành pháp Trump đang gia tăng việc trục xuất và cố bảo đảm rằng 95% những người bị trục xuất đến từ Mễ Tây Cơ và các nước ở Trung Mỹ. Một xã hội lý tưởng của ông Trump là một nước da trắng.

- Hỏi: Vào đầu tháng 11, 2018, tổng thống nói rằng chính sách về quyền sinh ra ở Hoa Kỳ đương nhiên là công dân nên bị hủy bỏ, mặc dù hầu hết các học giả về luật đều tin rằng ông không có quyền làm việc này. Liệu ông Trump có thể thực hiện không?

- Đáp: Hầu hết các chuyên gia về luật đều tin rằng ông Trump không thể ngưng lại chính sách về quyền sinh ra là công dân hòan tòan được. Tuy nhiên, sau khi vấn đề này đưa lên tòa án, tòa có thể nói rằng vấn đề này chỉ áp dụng với di dân bất hợp pháp. Trong trường hợp này, con cái của công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân sẽ không bị ảnh hưởng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 3493)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2696)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1965)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 2024(Xem: 2580)
(Robert Mullins International) Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp. Bầu cử năm 2024. Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Đảng Cộng hòa vào năm 2024 đang cố gắng chống người di dân hơn ông Donald Trump. Ví dụ, doanh nhân Vivek Ramaswamy ca ngợi gia đình di dân nhập cư của mình, đồng thời thúc đẩy các chính sách thực thi di dân cứng rắn.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2784)
(Robert Mullins International) Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000. Phần lớn sự gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài trong năm ngoái là để học các chương trình toán và khoa học máy tính.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2784)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao. Các quan chức của IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) nói với Liên Hợp Quốc rằng hơn một nửa số vụ bị buộc phải "di tản trong nước", với tổng số 32,6 triệu người vào năm ngoái, là do các sự kiện liên quan đến khí hậu. Do các cuộc chiến tranh, như cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đã khiến nhiều người tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở một đất nước mới và làm gia tăng căng thẳng khi họ đến đó.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3287)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021: Việc làm: Người di dân đến để làm các nghề nghiệp đặc biệt, hoặc công việc nông nghiệp tạm thời: 41,8% số người mới đến.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2952)
(Robert Mullins International) Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác. Đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ chiếm khoảng 20 đến 25% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3394)
(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ. Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai. Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai? Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3384)
(Robert Mullins International) Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới. Các đề xuất sẽ bao gồm đơn giản hóa quy trình gia hạn đối với người có chiếu khán J-1 và F-1, hiện đại hóa các quy định về chiếu khán H-1B, cập nhật bảng danh sách kỹ năng của khách trao đổi J-1, và thiết lập Chương trình thu hút nhân tài AI trên toàn cầu.