Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 129795)
Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ
* Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495. Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo việc kiểm soát sổ thông hành tất cả du khách nhập cảnh Hoa Kỳ phải in hình cá nhân kiểu điện tử và có dấu vân tay là một thí dụ điển hình. Và việc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh vợ/chồng, và hôn thê/hôn phu, tại các tòa lãnh sự ngày càng kỹ lưỡng hơn là một thí dụ cụ thể khác. Sau đây là các ghi nhận nổi bật về lãnh vực di trú liên quan đến cộng đồng Việt Nam trong năm 2005: -Vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, Tu Chính Án McCain lại một lần nữa được gia hạn đến tháng 11 năm 2007. Qúy vị có thể tìm hiểu chi tiết Chương trình McCain và đơn (Việt ngữ và Anh ngữ) trong phần Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn trên trang điện tử của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn: http://hochiminh.usconsulate.gov. Theo luật mới, chỉ có đương đơn liên hệ đến Chương trình McCain mới có thể nhận được các thông tin liên quan đến việc nộp đơn. Kể cả người bảo lãnh tại Hoa Kỳ và các đại diện pháp lý cũng không được quyền nhận các thông tin liên hệ. Vì thế, các đương đơn phải liên lạc trực tiếp với Bộ Phận Người Tỵ Nạn của Tổng lãnh sự để tìm hiểu về hồ sơ của mình. Số điện thoại của Bộ Phận Tỵ Nạn là 829-2750. - Sự giới hạn việc thu nhận đơn chuyển diện sang Thẻ Xanh Thường trú nhân của những người thuộc diện nhân đạo Tạm Dung Vì Lợi Ích Cộng Đồng (thường gọi là PIP) đã được bãi bỏ. Sự thay đổi luật này vào đầu năm 2005 đã hủy bỏ sự giới hạn đối với những người thuộc diện PIP muốn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Sự thay đổi này cũng hủy bỏ giới hạn số lượng đơn đã được cơ quan di trú phê chuẩn. Những người thuộc diện PIP có thể nộp đơn bất cứ lúc nào và đơn của họ sẽ được cơ quan di trú duyệt xét. - Về việc nộp các chứng từ bổ túc cho Lãnh sự Hoa Kỳ sau khi đơn xin chiếu khán (visa) bị từ chối: kể từ đầu tháng 8 năm 2005, hầu hết việc duyệt xét của lãnh sự về các chứng từ bổ túc phải được thực hiện khi các đương đơn đến Tòa lãnh sự nộp các chứng từ bổ túc. Một nhân viên chính thức của Tòa lãnh sự sẽ có mặt làm việc ngay tại cửa thu nhận các chứng từ kể trên. Tuy nhiên, xin ghi nhớ rằng các chứng từ nộp bổ túc không thể nộp từng phần. Tất cả các chứng từ được yêu cầu phải nộp đầy đủ một lần. - Liên quan đến việc duyệt xét đơn xin chiếu khán (visa) tại Việt Nam, nhất là các hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng và diện hôn thê/hôn phu: Sau hai sự kiện truy tố một số người chuyên nghề môi giới bảo lãnh "không chân thật" ở Trung Hoa và Việt Nam tại tiểu bang Washington và miền nam tiểu bang California, Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã cho thấy việc duyệt xét đơn xin chiếu khán thuộc các diện bảo lãnh kể trên ngày càng gay gắt và cẩn thận hơn. Tuy nhiên, nhiều đương đơn liên hệ đã cho rằng một số đòi hỏi chứng từ cần bổ túc của các viên chức lãnh sự quá khó khăn, gần như thiếu thực tế, đã làm tổn thương tình yêu trong sáng của họ khi từ chối đơn xin chiếu khán và quyết định hoàn trả đơn bảo lãnh về lại cơ quan di trú tại Hoa Kỳ. - Vào tháng 6 năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã phổ biến một bản Thông cáo chung về việc nhận con nuôi quốc tế. Bản Thông cáo chung này có thể đọc trên trang điện tử, bằng Việt ngữ và Anh ngữ, của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ: http://hochiminh.usconsulate.gov. Nhiều năm qua, việc người có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam đã đi vào bế tắc vì đã xảy ra nhiều vụ buôn bán bất hợp pháp. Theo các quy định của bản thỏa thuận giữa hai nước, nhiều nỗ lực sẽ được thực hiện để bảo đảm rằng các trẻ em được nhận phải là trẻ mồ côi thực sự và các em không thể do những kẻ vô lương tâm cung cấp chỉ với mục đích lợi dụng chương trình nhận con nuôi để buôn-bán. Toàn bộ chi tiết và các điều lệ liên quan đến việc nhận con nuôi tại Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian ngắn sắp tới. - Việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR) đã được loan báo vào tháng 11 vừa qua và sẽ bắt đầu duyệt xét vào tháng 5 năm 2006. Chương trình này giống như chương trình HO (Ra Đi Trật Tự - ODP) trước đây, nhưng chỉ ưu tiên cho những người không thể nộp đơn hay không thể hoàn tất việc duyệt xét đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự đóng lại vào ngày 30 tháng 4 năm 1994. Những người đã được thông báo trước đây không hội đủ những yêu cầu của Chương Trình Ra Đi Trật Tự sẽ không hợp lệ để nộp đơn lại theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo. - Cơn bão tố Katrina vừa qua đã mang lại thảm họa, không những cho cư dân ba tiểu bang Louisiana, Alabama, Mississippi, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tình cảm và nền kinh tế Hoa Kỳ. Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất tại ba tiểu bang này đã ra ngoài sự tưởng tượng của chính phủ Hoa Kỳ, và các nỗ lực trợ giúp các nạn nhân thiên tai đã gia tăng chưa từng có. Về mặt di trú, nhiều chương trình cứu tế khác nhau cho người di dân (hầu hết là các Thường trú nhân) đã và đang được thực hiện, bao gồm: thực phẩm, tiền thuê nhà, trợ giúp vay nợ, trợ cấp nhà cửa tạm thời, trợ cấp sửa chữa nhà cửa, các khoản tiền mặt ngắn hạn, cho vay buôn bán nhỏ và nhiều trợ giúp khác.... Tập Sách Hướng Dẫn Các Chương Trình Liên Bang Giúp Di Dân Hợp Lệ, được sửa đổi vào tháng 9 năm 2005 bởi Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia, đã liệt kê nhiều cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét, giúp đỡ những di dân hội đủ điều kiện đang gặp thảm cảnh trên đất Mỹ. - Một chi tiết hành chánh quan trọng mà Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International cần lưu ý là văn phòng đại diện tại Việt Nam (Văn phòng Rạng Mi) đã được dời về địa chỉ mới, tại số: 199 Trần Hưng Đạo B, Phường 10, Quận 5, Sài Gòn. Số điện thoại mới: 855-8312. Hỏi Đáp Di Trú: - Hỏi: Chị của tôi ở Việt Nam có quá nhiều con và không đủ tiền để có thể mang lại cho các cháu việc học hành tốt đẹp. Nếu chị tôi để đứa con nhỏ nhất vào sống trong viện mồ côi, tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không? - Đáp: Hiện chưa đủ thông tin để có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên có hai điểm cần lưu ý: Liệu cơ quan di trú chấp thuận việc nhận con nuôi như thế không nếu họ biết đứa trẻ vẫn còn đủ cha/mẹ, và đứa trẻ được gửi vào viện mồ côi chỉ vì mục đích di dân? Và quan trọng hơn nữa, liệu đứa trẻ có bị tổn thương về tâm lý khi phải rời khỏi gia đình và phải sống trong viện mồ côi hay không? - Hỏi: Trước khi rời khỏi Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ, tôi được một người mẹ cho tôi một đứa con của bà vì bà quá nghèo không thể chăm sóc con. Tôi đã xin khai sinh cho cháu với tên tôi là mẹ của cháu, nhưng cháu không thể xin chiếu khán (visa) đến Mỹ vì tôi không chứng minh được cháu là con ruột của tôi. Có cách nào giúp tôi đưa cháu đến Hoa Kỳ không? - Đáp: Nếu hiệp ước chung mới giữa hai nước cho phép việc nhận con nuôi không cần phải sống trong viện mồ côi, qúy vị có hai cách chọn lựa: Một là nộp đơn chính thức xin bảo lãnh con nuôi. Hai là nhận nuôi đứa trẻ nhưng nộp đơn xin chiếu khán diện di dân, nếu đứa trẻ sinh sống với qúy vị ít nhất hai năm trước khi qúy vị rời Việt Nam. Cả hai sự chọn lựa trên rất phức tạp, nhưng việc bảo lãnh con nuôi theo diện di dân dễ hơn nếu chọn cách bảo lãnh diện con nuôi. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 25 Tháng Chín 2022(Xem: 7527)
(Robert Mullins International) Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 2022(Xem: 7861)
(Robert Mullins International) Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Luật vẫn chưa đưa vào hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10 và nó vẫn là chủ đề của một vụ kiện tại Tòa án phúc thẩm khu vực 5. Vụ kiện đó tuyên bố DACA là bất hợp pháp. Vụ việc đó vẫn chưa xong và nếu có quyết định chống lại DACA thì chương trình sẽ cần phải lên Tòa án Tối cao một lần nữa. Chương trình DACA đã bị đóng đối với những đương đơn mới kể từ tháng 16 tháng 7 năm 2021 vì vụ kiện của tòa án liên Bang tại Texas, mặc dù chương trình vẫn cho phép gia hạn. Luật mới của ông Biden sẽ chưa có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10. Chính quyền Biden hy vọng rằng việc ban hành một luật chính thức trong bộ luật liên bang sẽ bảo vệ chương trình trước tòa án liên bang.
Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 2022(Xem: 7356)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956. Các Trung tâm vùng được chấp thuận trước tháng 3 năm 2022, đơn I-956 của họ phải được xem xét trước khi có Trung tâm vùng mới.
Thứ Ba, 06 Tháng Chín 2022(Xem: 8248)
(Robert Mullins International) Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học khi kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?". Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7794)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 9311)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 8991)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 8979)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8032)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7388)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.