Di Trú Là Một Nhu Cầu Kinh Tế, Không Phải Là Mối Đe Dọa

Thứ Hai, 03 Tháng Mười Hai 201822:26(Xem: 18085)
Di Trú Là Một Nhu Cầu Kinh Tế, Không Phải Là Mối Đe Dọa
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Những hành động gần đây chống lại di dân là điều vô cùng phiền phức và hòan tòan không phải là tinh thần của người dân Hoa Kỳ. Suốt những tuần qua, nhiều tuyên bố chống di trú đã lên một mức độ cực đoan mới.

Cần phải nói cho rõ. Hoa Kỳ là một quốc gia của người di dân. Ngọai trừ cộng đồng người Mỹ Bản Xứ, tất cả chúng ta có tổ tiên ở những quốc gia khác và chúng ta đã rời bỏ cội nguồn , tự nguyện hay không tự nguyện, từ những nước khác nhau trên thế giới đến Hoa Kỳ để xây lại những ngôi nhà mới.

Việc cảm nhận người di dân như kẻ thù là một sự giả dối và đã trở thành một chiến lược chính trị. Nếu những chính sách chống di dân được phép tiếp tục thì điều này sẽ làm tê liệt nền kinh tế của chúng ta.

Điều này lớn hơn vấn đề xã hội và nhân bản. Di trú là nhu cầu kinh tế và người di dân với những khả năng khác nhau là điều cần thiết giúp Hoa Kỳ đạt được một tiềm năng kinh tế vượt trội.

Hoa Kỳ cần người di dân để phát triển kinh tế trong nhiều năm sau thời kỳ suy thóai. Hiện nay, những kỹ nghệ quan trọng trong nước chúng ta đang đối diện với tình trạng thiếu lao động. Điều này có nghĩa là nhiều công ty đang phát triển quá nhanh và họ có nhiều việc cho công nhân. Từ ngành xây dựng đến nông nghiệp, đến kỹ nghệ nhà hàng, nước Mỹ cần nhiều di dân với tất cả mọi lọai năng khiếu.

Trong ngành kỹ nghệ xây dựng, hiện có 196.000 việc đang cần công nhân. Hai mươi lăm phần trăm công nhân xây dựng ở Hoa Kỳ là người di dân. Tại những vùng thành thị,  người ta cần số công nhân cao hơn. Tại thành phố New York, 74% công nhân là người di dân.

Sự thiếu hụt lao động cũng xảy ra trong ngành nông nghiệp và mùa màng đang dãy chết trước khi được thu họach. Theo một khảo sát gần đây, 73% công nhân làm nghề nông là người di dân.

Những kỹ nghệ thiếu nhiều lao động nhất là những kỹ nghệ cần mướn di dân nhiều nhất. Điều dễ hiểu là người di dân có óc sáng tạo, cần cù và sẵn sàng là những công việc có kỹ thuật cao hay thấp mà những công nhân sinh trưởng ở Hoa Kỳ khôn muốn hoặc không thể làm.

Sửa chữa vấn đề di trú không phải là ra sức trục xuất người ta càng nhiều càng tốt. Vấn đề ở đây là thiết lập một hệ thống chiếu khán (visa) hợp pháp dành cho những việc làm mà người Mỹ không muốn. Chúng ta không cần phải "chào đón" những di dân khốn khó bằng quân đội trang bị vũ khí đến tận răng. Chúng ta cần nâng số chiếu khán lên để đáp ứng nhu cầu của các ngành kỹ nghệ tại Hoa Kỳ.

Chúng ta không cần phải hạn chế quyền của những trẻ em sinh ra trên đất Hoa Kỳ vì có cha mẹ là di dân. Chúng ta cần mang lại việc bảo vệ pháp lý mãi mãi cho những người được gọi là Dreamers (những người được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ thơ ấu) và bảo vệ chương trình Quy Chế Bảo Vệ Tạm Thời (Temporary Protected Status), vốn là những người đã và đang tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua.

Với những di dân sắp đến Hoa Kỳ, họ hòan tòan tin vào xã hội Hoa Kỳ vĩ đại này và muốn làm việc để xây một Hoa Kỳ mạnh hơn và tốt hơn. Chính vì thế, tín hiệu cần đưa ra hiện nay là: Chào mừng đến Hoa Kỳ. Kinh tế của chúng tôi cần các bạn.

Hầu hết dân biểu đều ủng hộ di trú từ hơn một thể kỷ qua, nhưng đảng Cộng Hòa vẫn nắm đa số ở Thượng viện.

Dân biểu Hoa Kỳ hiện nay vẫn là một quốc hội ủng hộ di dân từ thế kỷ 19. Các thành viên đảng Dân Chủ tại quốc hội hiện nay mong muốn không chỉ thông qua vấn đề hợp pháp hóa rộng rãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mà họ còn muốn mở rộng một nền di trú  hợp pháp to lớn. Chẳng có thành viên đảng Dân Chủ nào trong quốc hội chống lại vấn đề hợp pháp hóa này. Thay vì cắt giảm việc bảo lãnh thân nhân gia đình, Đảng Dân Chủ sẽ tìm cách mở rộng thêm.

Tuy nhiên, vì Thượng viện vẫn còn nằm trong tay Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ sẽ phải tập trung vào việc thay đổi hoặc chống lại những giới hạn di trú và những chính sách thi  hành luật pháp thiếu thực tế và nhân bản của hành pháp Trump.

Những đòi hỏi về hôn nhân và sống trong hôn  nhân khi xin nhập tịch Hoa Kỳ

Sở di trú USCIS vừa đưa ra một thông báo để xác nhận lại những yêu cầu về việc kết hôn và sống chung với nhau nếu muốn nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ, vốn dành cho những đương đơn đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ.

Sở di trú nói rõ là đương đơn phải:

- Sống cùng với chồng công dân Hoa Kỳ ít nhất 3 năm liên tiếp trước ngày nộp đơn xin nhập tịch. Việc đòi hỏi sống chung với nhau chỉ cần kéo dài đến thời điểm nộp đơn N-400. Sau đó, hai vợ chồng có thể sống riêng.

- Người hôn phối xin nhập tịch phải tiếp tục kết hôn từ thời điểm nộp đơn xin nhập tịch cho đến khi Tuyên Thệ Nhập Tịch. Chấm dứt hôn  nhân bất cứ thời điểm nào trước ngày Tuyên Thệ Nhập Tịch sẽ làm cho đương đơn không còn hợp lệ để nhập tịch. Sau khi được nhập tịch, không có gì trở ngại nếu hai người nộp đơn ly hôn.

Tòa Bạch Ốc đang chuẩn bị một chính sách giới hạn những người xin lánh cư đi qua Mễ Tây Cơ để đến Hoa Kỳ

Các viên chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi những người xin lánh cư phải đến một cửa nhập cảnh để nộp đơn xin. Hành pháp nói rằng điều này sẽ giúp an tòan hơn, việc duyệt xét và chuẩn bị sẽ trật tự hơn.

Chính sách mới này mâu thuẫn với luật Hoa Kỳ hiện hành nói rằng: "bất cứ người ngọai quốc nào đang hiện diện" ở trong nước đều có thể nộp đơn xin lánh cư trong vòng một năm kể từ ngày đến, bất kể họ đã nhập cảnh Hoa Kỳ qua một cửa nhập cảnh chính thức hoặc nhập cảnh bất hợp pháp.

Ông Trump nói rằng ông muốn giữ những người di dân đã bị bắt sau khi vượt biên giới trái phép vào nhà giam cho đến khi hồ sơ pháp lý được mở, hơn là cho phép họ được thả ra ở Hoa Kỳ và chờ ngày ra tòa di trú phán xét.

Thực tế là theo luật quốc tế, những người xin lánh cư phải có thể chứng minh rằng họ có "nỗi sợ hãi có cơ sở về việc bị ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên trong một tổ chức xã hội đặc biệt". Nhưng hầu hết những người xin lánh cư không thể chứng minh được điều này. Họ đang muốn thóat khỏi sự nghèo đói và bạo lực nhưng họ không bị chính quyền ngược đãi. Nếu chỉ nói rằng quý vị không tìm được việc làm hoặc sợ bọn tội phạm thì không đủ lý do để xin lánh cư.

Tương tự, theo luật quốc tế, người di dân phải xin lánh cư ở quốc gia đầu tiên  khi họ nhập cảnh (là nước Mễ Tây Cơ) chứ không phải quốc gia muốn chọn (là Hoa Kỳ). Thực tế cho thấy là hầu hết những di dân đến từ Trung Mỹ trong đòan người hiện nay sẽ không hợp lệ để xin lánh cư ở Hoa Kỳ. Câu hỏi ở đây là liệu chính phủ Hoa Kỳ có muốn tìm cách đón nhận họ và cho họ quy chế hợp pháp dựa trên những quan tâm về nhân đạo hay không? Ông Trump trả lời là... "không".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một phụ nữ có thể trở thành công dân Mỹ nếu bà ly dị người chồng đã bảo lãnh bà không?

- Đáp: Không. Bà không thể nhập tịch sau khi ba năm kết hôn với một công dân Hoa Kỳ nếu cuộc hôn nhân này chấm dứt trước ngày Lễ Tuyên Thệ. Bà sẽ phải đợi đủ 5 năm là thường trú nhân và sau đó nộp đơn xin nhập tịch.

- Hỏi: Đảng Dân Chủ đã thành công trong việc chiếm đa số ghế ở Hạ viện. Điều này có thể sẽ giúp họ cải thiện luật di trú không?

- Đáp: Đảng Cộng Hòa vẫn đang chiếm đa số ghế tại Thượng viện, vì thế Đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế tại Hạ viện vẫn là một chiến thắng chưa trọn vẹn. Đảng Dân Chủ hiện nay chỉ có thể thực hiện việc chống lại những chính sách chống di dân, nhưng họ khó thể chữa được những kế họach chống di dân của Tòa Bạch Ốc.

- Hỏi: Kỹ nghệ nhà hàng hiện cũng đang trải qua tình trạng thiếu lao động và cần nhiều nhân công. Hiện có bao nhiêu di dân đang làm cho các nhà hàng?

- Đáp: Trên 1 triệu 400 ngàn nhân công đang làm việc cho các nhà hàng là người di dân. Đây là con số chính thức. Con số thực có thể gấp đôi vì nhiều nhà hàng đang thu nhận nhiều nhân công làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 5192)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 5108)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 5038)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7704)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5580)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 5323)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 5205)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 5364)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5712)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4710)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.