Bộ Nội An: Di Dân Bất Hợp Pháp Sẽ Chờ Ngày Ra Tòa Ở Mễ, Không Ở Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 06 Tháng Giêng 201923:47(Xem: 16432)
Bộ Nội An: Di Dân Bất Hợp Pháp Sẽ Chờ Ngày Ra Tòa Ở Mễ, Không Ở Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

"Bắt và thả" sẽ thay thế "bắt và trả về"!

(Robert Mullins International) Bà Kirstjen Nielsen, Bộ trưởng Bộ Nội An, nói rằng những di dân nào cố nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp sẽ được thả ra và về lại Mễ Tây Cơ chờ ngày ra tòa di trú Hoa Kỳ. Họ sẽ không thể đợi ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bộ Nội An và Bộ Ngọai Giao Mễ Tây Cơ cùng loan báo quyết định này vào ngày 20 tháng 12 năm 2018 vừa qua.

Bà Nielsen nói rằng "Những ngọai kiều cố vào nước chúng ta bất hợp pháp sẽ không thể biến mất ở Hoa Kỳ được nữa, nơi mà nhiều người đã bỏ ngày ra tòa. Thay vào đó, họ sẽ phải chờ quyết định của tòa di trú lúc họ đang ở Mễ Tây Cơ. Chính sách 'Bắt và thả' sẽ được thay thế bằng chính sách 'bắt và trả về'".

Bộ Ngọai Giao Mễ Tây Cơ nói rằng chính sách mới này sẽ cho phép những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp được chuyển sang Mễ Tây Cơ tạm thời vì lý do nhân đạo, trong khi chờ đợi đơn xin lánh cư được duyệt xét ở Hoa Kỳ.

Người ta vẫn chưa rõ chính sách này có sẽ là một hiệp ước lâu dài hay không. Cũng chưa rõ những kế họach nào mà chính phủ Mễ Tây Cơ có thể chứa chấp hàng ngàn người đến từ Trung Mỹ trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm, để chờ đợi những hồ sơ di trú tại Hoa Kỳ được giải quyết. Hiện đang tồn đọng trên 800.000 hồ sơ đang chờ giải quyết tại các tòa án di trú ở Hoa Kỳ.

Hành pháp Trump lại tiếp tục xoay quốc hội về những quy định về làm việc và tem phiếu thực phẩm

Tổng thống Trump luôn mặn mà việc chế ra những luật mới mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Kể từ tháng Giêng 2017, chúng ta đã thấy việc này xảy ra qua những tác động hành pháp của ông và trong những sự thay đổi mà ông Trump ra lệnh đã ảnh hưởng đến các quy định liên quan đến người di dân và những người đang nhận những phúc lợi xã hội.

Theo hướng dẫn của tổng thống, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đẽ đề nghị một quy định mới sẽ gây khó khăn hơn cho những người nhận tem phiếu thực phẩm (food stamps) nếu họ có thể làm việc và nếu họ không có con nhỏ.

Gần 38 triệu người Mỹ nhận phúc lợi của chương trình SNAP có thể dùng để mua thực phẩm. Đại đa số người thụ hưởng là các trẻ em và người lớn tuổi, hoặc người bị tàn tật, trong số này có khỏang 10% là người lớn.

Hành pháp Trump nói rằng vì tình trạng thất nghiệp giảm trên tòan quốc, nhiều người sẽ được yêu cầu đi làm để có thể nhận được tem phiếu thực phẩm. Trong 2016, có 3 triệu 800 ngàn người lớn không phải chăm sóc ai đã nhận trợ cấp thực phẩm của chương trình SNAP và 2 triệu 800 ngàn người trong số này không làm việc.

Người ta thường ghi tên xin tem phiếu thực phẩm khi họ thất nghiệp hoặc những người có việc làm nhưng lợi tức thấp hơn quy định mức nghèo đói của liên bang. Tòa Bạch Ốc hiện muốn đẩy những người Mỹ có lợi tức thấp hoặc thất nghiệp có thể tự túc nhiều hơn qua những yêu cầu về việc làm hoặc thay đổi những chương trình trợ cấp xã hội như trợ giúp dinh dưỡng, thuê nhà rẻ hoặc trợ cấp y tế (Medicaid).

Một số người trong đòan di dân đòi trả tiền để trở về quê nhà

Hai nhóm di dân Trung Mỹ đang tìm cách xin lánh cư tại Hoa Kỳ đã diễu hành đến Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Tijuanna, Mễ Tây Cơ. Một nhóm yêu cầu được cấp quy chế lánh cư hoặc được trả 50.000 mỹ kim cho mỗi người để có thể trở về quê hương của họ.

Một nhóm di dân khác  chuyển một lá thư đến Tòa lãnh sự, yêu cầu Hoa Kỳ giải quyết nhanh chóng những đơn xin lánh cư tại Hoa Kỳ. Họ yêu cầu Hoa Kỳ cấp quy chế lánh cư cho 300 người mỗi ngày tại cảng nhập cảnh ở San Ysidro. Tuy nhiên các viên chức Hoa Kỳ hiện chỉ nhận từ 40 đến 100 người xin lánh cư mỗi ngày.

Người di dân nói rằng họ muốn trốn thóat cảnh bạo lực ở quê nhà tại các nước Trung Mỹ. Tổng thống Trump nói rằng nhiều di dân là tội phạm và ông đe dọa sẽ đóng cửa biên giới phía Nam nếu người di dân tràn đến ở những cảng biên giới.

Trong năm 2018, cơ quan ICE bắt giam hơn 80.000 di dân bất hợp pháp với những tội say rượu và những vi phạm khác

Hơn 250.000 di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đã bị trục xuất trong năm 2018. Hơn một nửa số này bị trục xuất về Mễ Tây Cơ. Một trăm mười ngàn người đã bị trục xuất về Trung Mỹ và khỏang 3.000 người bị trục xuất về Nam Mỹ.

Khỏang 81.000 người bị cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) trục xuất đã bị tội lái xe trong lúc sử dụng những lọai chất kích thích (chẳng hạn như rượu, ma túy...).  Số người bị trục xuất cao thứ hai bị trục xuất vì những tội liên quan lọai việc buôn bán ma túy độc hại. Lọai bị bắt cao thứ ba liên quan đến vi phạm giao thông.

Sáu mươi ba ngàn người bị bắt đã từng bị trục xuất một lần trước đây.

Hơn 50.000 người bị cơ quan ICE bắt giam và sẽ bị trục xuất vì tội tấn công người khác.

Năm 2018 là năm căng thẳng về vấn đề di trú

Di dân bất hợp pháp vẫn là mục tiêu chính của cơ quan ICE, nhưng di dân hợp pháp cũng bị thương tổn vì những chính sách chống di dân của Tòa Bạch Ốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, người đang bị Hạ viện Hoa Kỳ họp bàn muốn truất phế ông. Hành pháp Trump thường muốn tái định nghĩa thế nào là di trú hợp pháp. Họ làm chậm hoặc trì hoãn những người muốn đến Hoa Kỳ vì được thuê mướn làm việc, hoặc đến Hoa Kỳ vì có liên hệ gia đình với công dân Mỹ, hoặc đi tìm một căn nhà nhân ái tại Hoa Kỳ như một người tỵ nạn hoặc xin lánh cư. Những tác động hành pháp và những thay đổi của ông Trump trong những quy định về di trú luôn luôn xảy ra, không cần đến sự ủng hộ hoặc đồng tình của quốc hội.

"Lệnh cấm du lịch" của Trump đưa ra vào tháng Giên năm 2017. Luật này được tranh cãi tại tòa nhưng sau cùng thì Tối Cao Pháp Viện cũng đã ủng hộ lệnh cấm này. Hầu hết chiếu khán (visa) đã bị ngưng cấp cho các cư dân ở các nước Libya, Iran, Somalia, Syria, Yemen, Bắc Hàn và Venezuela.

Mặc dù tình trạng chiến tranh ở nhiều nơi, ngược đãi và đói kém trên thế giới vẫn tiếp tục xảy ra, chính phủ Hoa Kỳ đã giới hạn số người tỵ nạn nhập cư từ 45.000 người xuống còn 30.000 người. Vì lý do tra xét gay gắt và kéo dài, chỉ còn 21.000 người tỵ nạn đã đến Hoa Kỳ trong năm 2018.

Hiện nay, hàng ngàn di dân đã trốn khỏi tình trạng bạo lực ở Trung Mỹ để tìm cách lánh cư ở Hoa Kỳ năm nay. Hành pháp Trump phản ứng bằng cách giới hạn người hợp lệ và nói rằng những người muốn thóat khỏi tình trạng băng đảng bạo lực hoặc ngược đãi trong nước hoặc những người vượt biên bất hợp pháp sẽ không hợp lệ xin lánh cư. Những quyết định này của Trump đang bị thách thức ở tòa án và rồi sẽ bị Tối Cao Pháp Viện chận lại.

Người dân trên thế giới chấn động khi thấy nhiều gia đình di dân bị cách ly khi họ vượt biên giới để vào Hoa Kỳ. Mặc dù ông Trump sau cùng đã chấm dứt tình trạng cách ly này, nhưng nhiều gia đình vẫn mang nỗi lo sợ này suốt đời họ.

Và để giúp cho những ứng viên tranh cử thuộc đảng Cộng Hòa, ông Trump đã tuyên bố vài ngày trước kỳ bầu cử tháng 11 năm 2018 vừa qua là ông sẽ ngừng chính sách chấp thuận công dân Mỹ cho những trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ và là con của những ngọai kiều cư ngụ bất hợp lệ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Phải chờ bao lâu để các tòa án di trú quyết định những đơn xin lánh cư hiện nay?

- Đáp: Hiện nay, Hoa Kỳ có những hồ sơ xin lánh cư đang bị trễ hạn vào khoảng 800.000 đơn. Sẽ mất từ 4 đến 5 năm mới có thể quyết định những hồ sơ này. Sẽ bị kéo dài hơn nếu các chánh án di trú về hưu hoặc từ nhiệm.

- Hỏi: Nếu ông Trump thay đổi luật về tem phiếu thực phẩm (food stamp) để đòi hỏi nhiều người phải đi làm, liệu điều này có sẽ áp dụng cho tất cả những người đang nhận tem phiếu thực phẩm không?

- Đáp: Những luật mới của ông Trump sẽ không ảnh hưởng đến người lớn tuổi, bị tàn tật, cha mẹ có con nhỏ hoặc phụ nữ có thai.

- Hỏi: Khi nào những điều luật mới về tem phiếu thực phẩm có hiệu lực?

- Đáp: Thường phải mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn để hòan tất một luật mới và chúng ta có thể kỳ vọng một số nhóm dân sự sẽ thách thức luật mới này tại tòa án. Nếu luật mới có hiệu lực sẽ cẳt giảm việc trợ giúp thực phẩm cho hàng trăm ngàn người không thể làm việc.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95605)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100607)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97361)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96130)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100852)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103265)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100508)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96934)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102128)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92550)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.