Còn Bao Nhiêu Di Dân Sống Không Hợp Lệ Ở Hoa Kỳ? Quy Định Mới Về Chương Trình Đầu Tư EB5 Sắp Phổ Biến

Thứ Hai, 04 Tháng Ba 201918:23(Xem: 16641)
Còn Bao Nhiêu Di Dân Sống Không Hợp Lệ Ở Hoa Kỳ? Quy Định Mới Về Chương Trình Đầu Tư EB5 Sắp Phổ Biến
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Ước tính mới nhất về số di dân sống không hợp lệ ở Hoa Kỳ đã giảm từ 12 triệu 200 ngàn người trong năm 2007 xuống còn 11 triệu người trong năm 2016. Số nhập cảnh bất hợp lệ trong năm 2017 là 310.000 người, được xem là ít nhất kể từ năm 1971.

Biên giới là gì? Nó không chỉ là một đường phân ranh giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại hoặc Mễ Tây Cơ. Nó là một "vùng biên giới". Cơ quan Biên Phòng có thẩm quyền họat động trong vòng 100 dặm không gian tại bất kỳ biên giới nào của Hoa Kỳ, bao gồm việc thiết lập và họat động tại những trạm kiểm sóat di trú trên nhiều tuyến đường trong một vùng 100 dặm sát biên giới.

Cải tổ di trú. Ông Michael Reagan, con trai Tổng thống Ronald Reagan, nói rằng: "Bí mật mà mọi người ở Tòa Bạch Ốc đều biết đó là các chính trị gia của cả hai đảng không thực sự muốn giải quyết vấn đề di trú. Cả hai đảng chính trị này muốn vấn đề di trú nên được thường xuyên bàn cãi. Vì thế, trong thời gian bầu cử, họ có thể đứng ở vị trí cương quyết về bức tường biên giới, hoặc về những đòi hỏi của họ muốn ân xá những di dân bất hợp pháp, để kiếm tiền cho chính họ và đảng của họ. Tất cả chỉ là vấn đề tiền. Nếu vấn đề di trú được giải quyết, các chính trị gia sẽ mất tiền, chính vì thế, họ đoan chắc rằng sẽ không làm gì cả về việc cải tổ di trú. Di trú và an ninh biên giới sẽ vẫn là vấn đề chính trong những cuộc bầu cử vào năm 2020.

Đến lúc đó, dù có cuộc thập tự chinh lẻ loi của Tổng thống Trump, chúng ta sẽ không có một bức tường biên giới thích hợp với Mễ Tây Cơ. Nhưng chúng ta vẫn còn những thành phố, những tiểu bang ẩn náu, nơi mà những di dân không hợp lệ được bảo vệ bởi những luật di trú và được cung cấp y tế miễn phí, trợ cấp xã hội và những lợi ích giáo dục. Không có cải tổ di trú, chúng ta vẫn còn con đường tiến đến di trú hợp pháp với tốn kém và mất nhiều thời gian để hòan tất và điều này sẽ càng khuyến khích di trú bất hợp pháp".

2000 người lánh cư trở về nhà hoặc quyết định ở lại Mễ Tây Cơ. Hàng ngàn di dân đang tìm cách xin lánh cư (asylum) ở Hoa Kỳ đã bỏ cuộc và sẽ trở về quê hương, hoặc sẽ lưu lại Mễ Tây Cơ để làm việc. Các viên chức Mễ nói rằng hơn 1.000 di dân đã đồng ý được chính phủ Mễ Tây Cơ đưa trở về quê hương của họ. Hơn 1.000 người khác chọn ở lại Mễ Tây Cơ với giấy phép làm việc. Hầu hết những di dân đến Mễ Tây Cơ sau khi chạy trốn khỏi những cảnh bạo lực đang diễn ra nơi quê hương của họ ở Trung Mỹ.

Chính phủ Hoa Kỳ hiện đòi hỏi những người xin lánh cư ở lại Mễ Tây Cơ trong khi chờ đợi hồ sơ của họ được duyệt xét, có nghĩa là họ bó buộc phải lưu lại Mễ trong nhiều năm. Bộ trưởng Nielson của Bộ Nội An nói rằng chính sách này, được gọi là chương trình Giao Thức Bảo Vệ Di Dân (Migrant Protection Protocols), là điều cần thiết để đối phó với cuộc khủng hỏang nhân đạo ở biên giới.

Chính phủ Hoa Kỳ dự tính chấm dứt chương trình cấp giấy phép làm việc cho người hôn phối của công nhân diện làm việc H-1B. Sở di trú vừa hòan tất một nghị trình nhằm chấm dứt chiếu khán (visa) làm việc cho người hôn phối của các công nhân ngọai quốc có nghề nghiệp đặc biệt làm việc tạm thời tại Hoa Kỳ. Nghị trình này sẽ chấm dứt cấp giấy phép làm việc H-4 cho người hôn phối của những người đang có chiếu khán làm việc H-1B và đang chờ đợi xin Thẻ Xanh. Mới đây, Tổng thống Trump nói rằng ông muốn chào đón những di dân có năng khiếu cao đến Hoa Kỳ, những lời nói này trái ngược với lệnh hành pháp tháng 4, 2018 của ông qua khẩu hiệu "Mua (hàng) dân Mỹ. Thuê mướn dân Mỹ". Điều này có vẻ như chẳng hoan nghênh những di dân da màu.

Những người ủng hộ chương trình chiếu khán H-4 thì cho rằng điều này sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nếu khuyến khích những công nhân có năng khiếu đến Hoa Kỳ với người phối ngẫu của họ. Còn những người chống chiếu khán H-4 thì nói rằng những người phối ngẫu sẽ cạnh tranh công việc với công nhân Mỹ. Việc hủy bỏ chương trình chiếu khán H-4, những công nhân Ấn Độ có năng khiếu cao sẽ được khuyến khích tìm việc ở Âu Châu hoặc Gia Nã Đại thay vì ở Hoa Kỳ.

Quy Định Mới Về Chương Trình Đầu Tư EB5 Sắp Phổ Biến. Điều Lệ Hiện Đại Hóa chương trình đầu tư EB5 đã được gửi đến Văn Phòng Quản Trị và Ngân Sách (tức Office of Management and Budget - OMB) và sẽ được phổ biến như một Đạo Luật Sau Cùng.  Thường sẽ phải mất vài tháng để văn phòng này hòan tất việc duyệt xét. Điều lệ này gồm có:

1) Tăng số tiền đầu tư rất nhiều: Bộ Nội An tăng số tiền tiêu chuẩn cho diện đầu tư trực tiếp từ 1 triệu mỹ kim lên 1 triệu 800 ngàn mỹ kim, và từ 500.000 mỹ kim lên 1 triệu 350 ngàn mỹ kim cho những đề án đầu tư ở những vùng thôn quê và những nơi công việc làm cần quan tâm.

2) Những chỉ định về nơi công việc làm cần quan tâm được tập trung hóa: Lọai bỏ những chỉ định của tiểu bang về những vùng được xem là có tỷ lệ thất nghiệp cao và thay vào đó, Bộ Nội An được tòan quyền chỉ định những vùng này.

3) Tính Di Động Về Đơn I-526 (Giữ Lại Ngày Ưu Tiên): Bộ Nội An dự tính sẽ cho phép người đầu tư di dân được dùng ngày ưu tiên của Đơn I-526 đã được chấp thuận trước đây cho bất cứ Đơn I-526 nào được nộp sau đó của những đương đơn hợp lệ. Ý của Bộ Nội An muốn giải thích về tình trạng mà người đầu tư di dân có thể bị xem là không hợp lệ vì những tình huống mà họ không thể kiểm sóat được, chẳng hạn như việc chấm dứt một trung tâm vùng hoặc đề án làm việc không tốt và thất bại, và có khả năng giảm bớt gánh nặng trên vai người đầu tư di dân vì tình trạng duyệt xét chiếu khán (visa) bị tồn đọng không thể giải quyết nhanh được.

Sau khi luật mới được Văn Phòng  Quảng Trị và Ngân Sách chấp thuận, chắc chắn sẽ có một thời gian ân hạn thêm có thể từ 45 ngày đến 60 ngày, trước khi luật mới về đầu tư EB-5 có hiệu lực. Cho đến lúc điều lệ sau cùng được phổ biến với thời gian ân hạn thêm bắt đầu thì số người đầu tư sẽ tăng rất nhiều vì họ có thể nộp đơn đầu tư I-526 trước khi luật mới có hiệu lực.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu lọai chiếu khán H-4 bị hủy bỏ, bao nhiêu người sẽ mất quyền làm việc?

- Đáp: Việc hủy bỏ chiếu khán H-4 sẽ ảnh hưởng đến 90.000 người hôn phối của công nhân diện H-1B. Hầu hết những người phối ngẫu này là dân Ấn Độ, kết hôn với những công nhân ngành Công Nghệ Thông Tin.

- Hỏi: Liệu quốc hội có sẽ chấp thuận việc tăng những đòi hỏi về diện đầu tư EB5 không?

- Đáp: Quốc hội không cần thiết chấp thuận những điều lệ mới của Bộ Nội An. Có vẻ như Quốc hội sẽ không dùng thì giờ để đưa ra những điều lệ mới khác về EB5. Theo quan điểm của hầu hết các thành viên trong Quốc hội, họ còn qúa nhiều việc quan trọng hơn.

- Hỏi: Khi nào những điều lệ mới về EB5 có hiệu lực?

- Đáp: Sau khi Văn Phòng Quản Trị và Ngân Sách chấp thuận và có thời gian ân hạn từ 45 đến 60 ngày, những điều lệ mới sẽ có thể có hiệu lực trong mùa hè năm nay. Đây chỉ là dự phóng. Chúng ta sẽ không thể biết ngày hiệu lực cho đến khi các điều lệ này được chính thức phổ biến.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 11 Tháng Tám 2010(Xem: 141608)
G iấy Phép Tái Nhập Cảnh : Một số Thường trú nhân tại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam với ý định chỉ ở lại vài tuần lễ. Nhưng, một vấn đề gia đình hoặc công việc nào đó đã buộc họ phải lưu lại Việt Nam trong một gian khá dài. Liệu họ có gặp trở ngại khi trở về Hoa Kỳ hay không?
Thứ Tư, 04 Tháng Tám 2010(Xem: 117786)
C hương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là một vấn đề rất nhiều cảm tính và đầy tính chính trị. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp. Liệu có nên cho 11 triệu ngoại kiều đang sống bất hợp pháp ở Hoa kỳ được hưởng ân xá không?
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 111837)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 108882)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109468)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 114887)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 112279)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114670)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128370)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139429)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.