Vấn Nạn Di Dân Ở Biên Giới Phía Nam - Tòa Bạch Ốc bỏ kế họach đưa di dân ở biên giới đến Florida và các tiểu bang khác

Chủ Nhật, 02 Tháng Sáu 201918:05(Xem: 15658)
Vấn Nạn Di Dân Ở Biên Giới Phía Nam - Tòa Bạch Ốc bỏ kế họach đưa di dân ở biên giới đến Florida và các tiểu bang khác
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tổng thống Donald Trump từ chối những tin tức cho rằng hàng trăm di dân sẽ được bay từ biên giới Mễ Tây Cơ đến tiểu bang Florida và những nơi khác ở Hoa Kỳ để giảm số di dân quá đông đúc ở những nơi tạm trú được cơ quan Biên Phòng kiểm sóat. Và Bộ Nội An nói rằng các viên chức liên bang đã nói với các viên chức chính phủ địa phương về khả năng sẽ đưa người di dân đến hai quận hạt ở phía Nam tiểu bang Florida. Nhưng ông Trump đã khẳng định rằng "Chẳng có kế họach nào đưa di dân đến những nơi tạm trú ở phía Bắc hoặc vùng Biên Hải".

Chính phủ Hoa Kỳ đã không còn chỗ để duyệt xét những di dân đã đến vùng biên giới tiểu bang Texas. Bộ Nội An nói rằng hiện có 16.000 người bị giam giữ ở những trạm Biên Phòng và những cửa khẩu nhập cảnh. Chính phủ đã bắt đầu chở hàng trăm di dân từ tiểu bang Taxas đến thành phố san Diego thuộc tiểu bang California, để giảm bớt tình trạng ứ đọng ở những trung tâm Biên Phòng.

Sau khi những người di dân này được duyệt xét đơn xin lánh cư của họ, họ sẽ được thả ra và có một ngày hẹn ra tòa ở thành phố nơi họ dự tính cư ngụ, thường là với thân nhân gia đình, và có thể ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ.

Vì nơi tạm trú "quá tải", nhân viên biên phòng ở California phải đổ người di dân xuống các trạm xe bus

Tại California, làn sóng di dân ở biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ đã đưa đến tình trạng các trung tâm tạm giam giữ di trú không còn chỗ để chứa người, đã khiến cho cơ quan Biên Phòng Hoa Kỳ phải thả nhiều di dân xuống các trạm xe bus. Cơ quan Biên Phòng Hoa Kỳ ở khu vực thành phố El Centro phía Nam California nói rằng họ đã bắt đầu phải thả người di dân xuống Trạm Bus Greyhound ở thành phố San Bernardino vào ngày thứ Tư vừa qua sau khi không còn phòng để giữ người di dân. Cơ quan Biên Phòng nói rằng họ không thể chứa thêm những gia đình khác nữa và không thể giữ họ được lâu hơn vì sức chứa có giới hạn.

So với một năm trước, việc bắt giữ những gia đình di dân bất hợp pháp ở khu El Centro của tiểu bang California đã tăng 383% từ tháng 10 năm 2018 cho đến tháng Tư năm 2019. Đây là con số kỷ lục về người di dân ở Trung Mỹ vượt biên giới.

Tại thành phố San Bernardino, người di dân đã được các Nhân Viên Biên Phòng và Thuế Quan thả xuống trạm xe bus để đợi gia đình, bạn bè hoặc những người thiện nguyện đến đón họ. Không có gì bảo đảm rằng họ sẽ tìm được những người giúp đỡ họ.

Từ nhiều năm nay, giới thẩm quyền di trú đã từng bỏ người di dân xuống trạm xe bus ở vùng Tây Nam. Họ được thả ra trong thời gian chờ ngày ra tòa di trú để quyết định về đơn xin lánh cư của họ. Sau khi được thả xuống các trạm xe bus, họ được tự do di chuyển bất cứ nơi nào ở Hoa Kỳ.

Đây là con số kỷ lục của những gia đình từ Trung Mỹ đến biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ để xin lánh cư tại Hoa Kỳ. Dòng người đông đảo này đã tràn ngập các trạm Biên Phòng Hoa Kỳ được xây lên để cho những di dân thành niên tạm trú và cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) đã không còn chỗ để chứa họ nữa.

Điều gì sẽ xảy ra khi người di dân được bỏ xuống trạm xe bus nhưng không có ai giúp đỡ họ?

Tại tiểu bang New Mexico, có một số người đầy lòng nhân từ. Những người này đã đi xe đạp, xe gắn máy, chở khỏang 30.000 phần ăn đến cho người di dân ở một nơi chứa họ. Hai mươi lăm xe gắn máy đã mang đến những phần ăn có thể giữ lâu ngày. Họ đã đến ngày 17 tháng Năm với năm hoặc sáu kiện hàng chứa các phần ăn đầy phẩm chất từ tổ chức "Pack Away Hunger". Đây là một tổ chức thiện nguyện có cơ sở ở tiểu bang Indiana. Họ đã chia thức ăn trong các túi để có thể dùng với nước sôi.

Những người lái xe gắn máy này đến không báo trước và với sự giúp đỡ của người di dân, các phần ăn đã được mang xuống rất nhanh. Ở trung tâm tạm trú này tại thành phố  Las Cruces, cơ quan Biên Phòng tiếp tục thả người di dân và hiện được xem là hợp pháp tại Hoa Kỳ trong khi chờ đợi để xin lánh cư vì lý do chính trị. Việc thả những người xin lánh cư hàng ngày vẫn đang diễn ra ở thành phố Las Cruces kể từ ngày 12 tháng Tư và đã lên đến con số 5.000 người xin lánh cư.

Quận hạt King ở tiểu bang Washington chặn cơ quan ICE trục xuất người di dân tại phi trường ở địa phương

Tại tiểu bang Washington, đang có một trận đấu giữa một thành phố có nhiều di dân và cơ quan ICE vì một phi trường nhỏ ở trong vùng. Phi Trường Quận Hạt King đã từng được cơ quan ICE sử dụng để trục xuất 34.000 di dân bất hợp pháp trong hơn 10 năm qua. Những các viên chức của quận hạt này muốn các công ty cung cấp xăng cho máy bay ngừng phục vụ các chuyến bay của ICE. Nếu các công ty này không ngừng, họ sẽ hủy bỏ hợp đồng.

Cơ quan ICE họat động ở Trung Tâm Giam Giữ Vùng Tây Bắc tại thành phố Tacoma, nơi những di dân bất hợp pháp bị giam giữ trong khi chờ hồ sơ của họ được chuyển qua hệ thống tòa di trú. Trong quá khứ, khi trục xuất di dân qua Phi Trường Quận Hạt King, những người bị giam giữ bị còng tay được đưa lên một xe bus chạy khỏang 40 phút trước khi được đưa lên một chuyến bay. Hiện nay, vì sự bất đồng của Phi Trường Quận Hạt King, cơ quan ICE phải lái xe chở người bị trục xuất chạy khỏang 3 tiếng đến phi trường Yakima.

Cơ quan ICE phổ biến một thông cáo báo chí chi tiết hóa về một số di dân bất hợp pháp bị trục xuất trên những chuyến bay phát xuất từ Phi Trường Quận Hạt King. Danh sách này gồm có một công dân Mễ bị truy nã vì tội buôn người, một công dân nước Hondura bị cáo buộc tội hiếp dâm và giết người và một công dân nước Guatamala bị kết tội tra tấn và giết người. Nói cách khác, đây là những phạm nhân đáng bị trục xuất.

Bộ Giao Thông Hoa Kỳ đã gửi cho các viên chức hành pháp của Quận Hạt King một lá thư "chấm dứt và ngưng hành động". Tổng Cố Vấn của Bộ Giao Thông nói rằng theo luật liên bang, các viên chức quận hạt không thể cấm cơ quan ICE sử dụng phi trường này.

Tiểu bang California quan tâm việc chăm sóc sức khỏe cho di dân bất hợp pháp

Những câu chuyện về những di dân bất hợp pháp đã chết vì họ không được chăm sóc y tế đã khiến các nhà làm luật tiểu bang California quan tâm đến những đề nghị chăm sóc sức khỏe mới. Những đề nghị này sẽ làm cho California trở thành tiểu bang đầu tiên cung cấp việc chăm sóc sức khỏe với ngân sách của tiểu bang cho những di dân bất hợp pháp trên 19 tuổi. Nhưng quyết định về ai sẽ được chăm sóc sức khỏe còn tùy vào phí tổn.

Thống đốc Gavin Newsom muốn chi 98 triệu mỹ kim mỗi năm cho những di dân có lợi tức thấp từ 19  đến 25 tuổi đang sống bất hợp pháp. Quốc hội tiểu bang California có một dự luật sẽ giúp cho tất cả những di dân bất hợp pháp ở tiểu bang này tuổi từ 19 tuổi trở lên. Thống đốc Newsom không muốn điều này vì phí tổn dự trù khỏang 3 tỷ 400 triệu mỹ kim mỗi năm.

Ông Jeff Stone, Thượng nghị sĩ tiểu bang, nói về việc bảo hiểm sức khỏe cho những người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp như sau: "Chúng ta sẽ trừng phạt công dân của tiểu bang này đã từng tuân theo luật và chúng ta sẽ để cho những người nào đó không theo luật đến nơi này và được những dịch vụ miễn phí. Tôi nghĩ điều này không đúng".

Nhiều di dân ở Hoa Kỳ bất hợp pháp đã được cấp những chương trình với ngân quỹ của chính phủ, nhưng các chương trình này chỉ cấp cho những trường hợp cấp cứu và sinh nở.

Những chính trị gia của California có đang nghĩ rằng việc cho bảo hiểm Medi-Cal cho di dân bất hợp pháp là việc nhân đạo phải làm không? Hoặc họ có đang hy vọng cử tri ủng hộ họ trong tương lai không? Dù như thế nào đi nữa, đây là vấn đề có lẽ sẽ dành cho người trả thuế của California quyết định, chứ không phải các chính trị gia. Một cuộc trưng cầu dân ý cần thực hiện. Và có lẽ nên cần một cuộc trưng cầu dân ý để hỏi rằng người trả thuế của California có muốn giảm học phí hoặc cấp giáo dục miễn phí cho di dân bất hợp pháp hay không.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có bao nhiêu di dân bất hợp pháp có thể nộp đơn bảo hiểm y tế Medi-Cal nếu luật thay đổi?

- Đáp: Có khoảng 1 triệu 800 ngàn di dân bất hợp pháp ở California không có bảo hiểm sức khỏe. Trong số này, có khoảng 1 triệu 260 ngàn người có lợi tức thấp hội đủ tiêu chuẩn xin chương trình Medi-Cal.

- Hỏi: Theo đề nghị về vấn đề gánh nặng xã hội mới đây của Tòa Bạch Ốc, liệu di dân bất hợp pháp có thể sử dụng Medi-Cal không?

- Đáp: Di dân bất hợp pháp cần ghi nhớ rằng nếu sử dụng Medi-Cal, họ có thể không thể nộp đơn xin quy chế Thường Trú Nhân được.

- Hỏi: Tại sao hai cơ quan Biên Phòng và ICE không thể cung cấp nơi tạm giữ và săn sóc di dân bất hợp pháp?

- Đáp: Từ tháng Mười năm 2018 đến tháng Tư năm 2019, gần 293.000 trẻ em không thân nhân hoặc những người đi với gia đình đã bị bắt giữ ở biên giới phía Nam của Hoa Kỳ. Con số này tăng gần gấp bốn lần số người đến Hoa Kỳ cùng thời gian này vào năm trước đó.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112419)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117522)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113587)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110005)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118185)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112551)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110449)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109124)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113222)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113702)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.