Tối Cao Pháp viện Sẽ Nghe Điều Trần Về Chương Trình DACA

Chủ Nhật, 07 Tháng Bảy 201918:56(Xem: 13882)
Tối Cao Pháp viện Sẽ Nghe Điều Trần Về Chương Trình DACA
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tối Cao Pháp Viện đã đồng ý mở cuộc điều trần về hồ sơ liên quan đến toan tính của hành pháp Trump muốn chấm dứt chương trình DACA (tức chương trình Tạm Hõan Thi Hành (Việc Trục Xuất ) Những Người (Đến Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu). Pháp viện sẽ nghe điều trần trong nhiệm kỳ tới bắt đầu vào thượng tuần tháng Mười sắp tới. Quyết định của Pháp viện sẽ được đưa ra vào tháng Sáu năm 2020. Vì thế, chương trình DACA vẫn không có gì thay đổi cho đến ít nhất vào giữa năm 2020.

Thu thập tên các phương tiện truyền thông xã hội từ các đương đơn xin chiếu khán Hoa Kỳ

Vào ngày 31 tháng Năm, 2019 vừa qua, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã cập nhật đơn xin chiếu khán (visa) di dân và phi di dân để yêu cầu thêm những thông tin, bao gồm việc xác định danh tính các phương tiện truyền thông xã hội, từ hầu hết các đương đơn xin chiếu khán Hoa Kỳ trên tòan thế giới.

Bộ Ngọai Giao đã thêm một câu hỏi cho cả hai lọai đơn xin chiếu khán di dân (Đơn DS-260) và đơn xin chiếu khán phi di dân (Đơn I-160) đòi những thông tin sử dụng truyền thông xã hội của đương đơn. Đặc biệt, đơn này hỏi về nền tảng truyền thông xã hội mà đương đơn đã từng sử dụng trong 5 năm qua và cung cấp một danh sách để đương đơn có thể chọn lựa trả lời. Khi một phương tiện truyền thông xã hội đã được chọn, đơn này đòi hỏi đương đơn cung cấp "tên sử dụng" (usename) hoặc cách sử dụng chương mục truyền thông xã hội này. Sở di trú sẽ duyệt xét bất cứ lọai truyền thông xã hội nào mà đương đơn dùng để hợp tác, chia sẻ thông tin và liên lạc với những người khác trong nỗ lực gia tăng an ninh và điều tra kỹ hơn những đương đơn muốn nhập cảnh Hoa Kỳ.

Những du khách cũng có thể bị giám định những thông tin truyền thông xã hội tại biên giới Hoa Kỳ, qua việc khám xét của các nhân viên kiểm sóat biên phòng (CBP) hoặc nhân viên thi hành luật di trú và thuế quan (ICE).

Dân biểu tiểu bang California bỏ phiếu cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho di dân không có giấy tờ hợp pháp

Hạ viện Quốc hội Tiểu bang California đã bỏ phiếu thông qua luật sẽ cho phép di dân không có giấy tờ hợp pháp được nhận những ích lợi về bảo hiểm sức khỏe. Theo luật này, chương trình trợ giúp y tế (Medicaid) của California  sẽ mở rộng việc cung cấp cho những người lớn không thể nhận những ích lợi này vì họ là di dân bất hợp pháp.

Nếu Thượng viện quốc hội tiểu bang California chấp thuận, luật này nới rộng việc hợp pháp hóa những lợi ích y tế Medi-Cal tòan phần cho di dân bất hợp pháp ở bất cứ tuổi nào. Việc thông qua luật này sẽ biến tiểu bang California trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ cung cấp trợ cấp y tế cho di dân bất hợp pháp trên tuổi vị thành niên.

Nhiều di dân không có giấy tờ hợp lệ đã gia nhập một số chương trình do chính phủ đài thọ nhưng chỉ liên quan đến trường hợp có thai và khẩn cấp mà thôi.

Tòa Bạch Ốc đòi di dân hợp pháp hòan lại chính phủ những chương trình phúc lợi xã hội.

Vào ngày 23 tháng Năm vừa qua, Tổng thống Trump đã hướng dẫn các cơ quan thi hành một đạo luật đã có từ 23 năm qua, đòi hỏi những người bảo lãnh di dân hòan lại cho chính phủ những phúc lợi xã hội (welfare). Ông Trump nói rằng: "Để bảo vệ lợi ích của công dân Hoa Kỳ, người di dân phải tự túc về tài chánh".

Nếu người di dân từng được bảo lãnh đang nhận bất cứ ích lợi ích công cộng của liên bang thì người bảo lãnh sẽ phải hòan lại cho cơ quan cấp những lợi ích này từng đồng mà người di dân đã nhận.

Nhiều người nói rằng điều này trừng phạt bất công với những di dân có lợi tức thấp, những người đôi khi cần giúp đỡ khi mới đến Hoa Kỳ. Nhưng Tòa Bạch Ốc nói rằng qúa nhiều di dân đã lợi dụng lòng nhân đạo của Hoa Kỳ và 58% những thành viên trong gia đình có chủ nhà là thường trú nhân đều nhận ít nhất một chương trình phúc lợi xã hội.

Định nghĩa hiện nay về "gánh nặng xã hội" là một người "dựa vào phần chính" sự giúp đỡ của chính phủ. Điều này có nghĩa là nhận trợ giúp tiền mặt nhiều hơn một nửa lợi tức của họ, hoặc nhận sự chăm sóc sức khỏe lâu dài với phí tổn của chính phủ.

Định nghĩa mới về "gánh nặng xã hội" bao gồm bất cứ thứ gì mà người di dân nhận, kể cả những số tiền nhỏ từ trợ cấp của chính phủ. Bao gồm những ích lợi "không phải là tiền mặt", chẳng hạn như phiếu thực phẩm (food stamps), ích lợi mua thuốc có toa của chương trình y tế Medicare Phần D, trợ cấp y tế Medicare trong những trường hợp không khẩn cấp, và trợ giúp thuê nhà của chương trình Section 8 và trợ giúp thuê nhà bình thường.

40%  dân Mỹ sẽ vất vả khi phải có 400 mỹ kim cho trường hợp khẩn cấp

Không chỉ có người di dân mới cần trợ giúp về tài chánh. Nhiều gia đình công dân Hoa Kỳ cũng ở trong tình trạng yếu kém về tài chánh, kể cả trong tình hình kinh tế mà tỷ lệ thất nghiệp thấp từ gần 50 năm qua.

Vào ngày 23 tháng Năm vừa qua, chính phủ đã phổ biến một bản báo cáo về phúc lợi kinh tế của các gia đình. Thống kê này cho thấy hầu hết 40% người Mỹ sẽ vất vả khi đối đầu với việc kiếm 400 mỹ kim để giải quyết việc khẩn cấp.

Bản báo cáo nói rằng "Liên quan đến những phí tổn bất ngờ, nhỏ, chẳng hạn như sửa xe hoặc thay một vật gia dụng bị hư, có thể là nỗi khó khăn cho nhiều gia đình không có dành dụm đủ". "Khi đối đầu với việc phải tiêu xài 400 mỹ kim, 40% người lớn nói rằng họ sẽ khó khăn khi kiếm số tiền này và sẽ phải trả phí tổn này bằng thẻ tín dụng hoặc vay mượn từ bạn bè hoặc gia đình".

Bản thống kê cho thấy nhiều gia đình vẫn trải qua những căng thẳng tài chánh và phải cố gắng rất nhiều để dành tiền hưu trí và những khỏan chi tiêu bất ngờ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người dân trả thuế của tiểu bang California sẽ phải tốn bao nhiêu để cung cấp trợ giúp y tế cho di dân bất hợp pháp?

- Đáp: Cung cấp trợ giúp y tế cho di dân bất hợp pháp ước định sẽ phải chi 3 tỷ mỹ kim mỗi năm.

- Hỏi: Trong khi chờ đợi Tối Cao Pháp Viện quyết định trong tháng Sáu năm 2020, tình trạng của các thành viên của chương trình DACA ra sao?

- Đáp: Những người đã được chương trình DACA vẫn có thể gia hạn. Tuy nhiên, những đương đơn mới không thể nộp đơn xin chương trình DACA.

- Hỏi: Điều gì các nhân viên kiển sóat biên phòng (CBP) không thể điều tra khi qúy vị đến phi trường Hoa Kỳ?

- Đáp: Nhân viên kiểm sóat biên phòng có thể điều tra hành lý của qúy vị và bất cứ dụng cụ điện tử nào mà qúy vị có. Nếu cảm thấy có sự nghi ngờ, họ có thể tịch thu những dụng cụ điện tử này để điều tra.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108239)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105178)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102437)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106447)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103005)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102665)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101816)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99323)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98692)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98369)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.