Người Phối Ngẫu Sẽ Đối Diện Trục Xuất Nếu Bị Hủy Đơn I-864 Chương Trình Đầu Tư EB-5 Với Những Thay Đổi Quan Trọng

Chủ Nhật, 11 Tháng Tám 201918:50(Xem: 14737)
Người Phối Ngẫu Sẽ Đối Diện Trục Xuất Nếu Bị Hủy Đơn I-864 Chương Trình Đầu Tư EB-5 Với Những Thay Đổi Quan Trọng
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú (USCIS Board of Immigration Appeals) cho biết đương đơn xin thẻ xanh không hợp lệ vì chồng cũ rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh (tức đơn I-864). Vì thế, Sở di trú đã từ chối đơn xin chuyển diện di trú của người vợ cũ và ban lệnh trục xuất cô.

Trong những hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu, người bảo lãnh chỉ lý tên trên đơn I-134, cũng là đơn Bảo trợ Tài Chánh. Nhưng đơn này không ràng buộc về pháp lý và không đòi hỏi phải trợ giúp trong mười năm.

Trong hồ sơ nói trên, người phụ nữ đã từ Việt Nam đến Hoa Kỳ với chiếu khán hôn thê (fiancée) trong tháng 11 năm 2018, và có 90 ngày để kết hôn với người hôn phu là công dân Hoa Kỳ. Trong tháng Hai năm 2019, cô nộp đơn xin chuyển diện thường trú nhân, cùng với đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 của người chồng.

Tiếc thay, cuộc hôn nhân đã không có kết quả như ý sau nhiều năm chung sống, và người bảo lãnh đã rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh trước khi Sở di trú duyệt xét đơn xin thẻ xanh của người vợ.

Sở di trú đã bác đơn của người vợ. Sở di trú nói rằng vấn đề ly dị của cô đã làm cô không còn hợp lệ để xin chuyển diện thường trú nhân, nhưng cô còn được yêu cầu nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh của người chồng. Vì người bảo lãnh đã rút đơn này nên Sở di trú cho rằng cô trở thành một gánh nặng của xã hội.

Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú  nói rằng việc cam kết của đơn bảo trợ tài chánh phải do người chồng bảo lãnh hòan tất và không ai có thể thay người bảo lãnh làm đơn bảo trợ tài chánh cho đương đơn được.

Cập Nhật Việc Duyệt Xét Đơn I-131 xin tái nhập (Re-entry Permit)

Nếu qúy vị là Thường Trú Nhân muốn đi Việt Nam trong thời gian dài, qúy vị sẽ có thể muốn nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Form I-131). Giấy phép này sẽ cho qúy vị ở ngòai Hoa Kỳ lên đến hai năm. Qúy vị chỉ có thể nộp đơn này tại Hoa Kỳ vì còn phải chờ đi lấy dấu vân tay. Sau khi nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh I-131, qúy vị có thể đi Việt Nam và nhờ gửi giấy chấp thuận đơn này cho qúy vị ở Việt Nam không?

Sở di trú nói: "Được". Và rồi họ lại nói "Không". Và bây giờ thì họ lại nói: "Được". Lúc đầu, qúy vị có thể sắp xếp để yêu cầu gửi đơn I-131 được chấp thuận đến qúy vị sau khi qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ. Nhưng rồi Sở di từ chối đơn I-131 nếu qúy vị xuất ngọai trước khi họ chấp thuận đơn của qúy vị. Họ nói rằng nếu qúy vị xuất ngọai trong khi đơn I-131 vẫn còn đang duyệt xét thì cũng giống như tự ý hủy bỏ đơn này.

Tuy nhiên, trong một buổi họp tại Washington, cựu Giám đốc Sở di trú USCIS, L. Francis Cissna nói rằng Sở di trú sẽ ngừng việc từ chối đơn I-131 nếu đương đơn xuất ngọai trước khi đơn được chấp thuận. Vì thế, qúy vị bây giờ có thể nộp đơn tại Hoa Kỳ và sau đó đi Việt Nam, trở lại lăn tay hoặc chờ lăn tay rồi rời Hoa Kỳ, và có thể nhờ thân nhân hoặc bạn bè chuyển Giấy Phép Tái Nhập Cảnh về Việt Nam cho qúy vị sau khi Sở di trú chấp thuận đơn.

Cần ghi nhớ rằng qúy vị không thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi qúy vị đang ở ngòai Hoa Kỳ. Qúy vị phải có mặt tại Hoa Kỳ để nộp đơn và hòan tất việc lấy dấu vân tay.

Chương Trình Đầu Tư EB-5 Với Những Thay Đổi Quan Trọng

Sở di trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa loan báo một số thay đổi mới liên quan đến Chương Trình Đầu Tư Di Dân EB-5, và cho rằng đây là sự sửa đổi đáng kể đầu tiên về những quy định của chương trình này kể từ năm 1993. Luật cuối cùng sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Những thay đổi chính của chương trình đầu tư EB-5 trong luật cuối cùng bao gồm:

- Tăng mức tiền đầu tư tối thiểu: Có hiệu lực từ ngày ký luật cuối cùng, mức vốn đầu tư tối thiểu căn bản sẽ tăng từ 1 triệu mỹ kim đến 1 triệu 800 ngàn mỹ kim, đây là lần tăng đầu tiên kể từ năm 1990, vì vấn đề lạm phát. Luật cũng giữ 50% mức vốn đầu tư tối thiểu chênh lệch nhau giữa những vùng có vấn đề việc làm đáng quan tâm và những vùng không có vấn đề thất nghiệp cao, bằng cách tăng vốn đầu tư ở những vùng có vấn đề việc làm đáng quan tâm từ 500.000 mỹ kim đến 900.000 mỹ kim. Luật cuối cùng cũng cho biết tiền đầu tư tối thiểu sẽ tự động điều chỉnh vì lạm phát mỗi 5 năm.

- Cải tổ việc chỉ định những vùng có vấn đề việc làm đáng quan tâm: Luật cuối cùng vạch rõ những thay đổi của chương trình đầu tư EB-5 để giải quyết vấn đề gian lận trong những vùng có tình trạng thất nghiệp cao (có nghĩa là cố tình thao túng ranh giới của khu vực bầu cử). Việc gian lận trong các khu vực như vậy thường được thực hiện bằng cách kết hợp một loạt các vùng điều tra dân số để liên kết một địa điểm có dự án thịnh vượng với một cộng đồng đau khổ để có được tỷ lệ thất nghiệp trung bình có đủ điều kiện để được xem là vùng có tỷ lệ thất nghiệp đáng quan tâm. Kể từ ngày luật sau cùng có hiệu lực, Bộ Nội An sẽ hủy bỏ quyền của tiểu bang chỉ định một số phân khu địa lý và chính trị là khu vực thất nghiệp cao; thay vào đó, Bộ Nội An sẽ thực hiện việc chỉ định này trực tiếp dựa trên các yêu cầu sửa đổi trong quy định giới hạn thành phần của những vùng có vấn đề việc làm đáng quan tâm dựa trên việc điều tra dân số. Những sửa đổi này sẽ giúp bảo đảm việc chỉ định những vùng có vấn đề việc làm đáng quan tâm được thực hiện một cách công bằng và nhất quán, và tuân thủ nghiêm chỉnh hơn ý định của quốc hội để đầu tư trực tiếp vào các khu vực cần thiết nhất.

- Làm rõ hơn những thủ tục của Sở di trú USCIS trong việc hủy bỏ tình trạng có điều kiện về thường trú. Luật sửa đổi điều lệ nói rõ là các thành viên được đi theo với gia đình là thường trú nhân hợp pháp đều phải nộp đơn riêng để in hủy bỏ tình trạng có điều kiện về thường trú. Tuy nhiên, đòi hỏi này sẽ không áp dụng với những thành viên có tên trong đơn của người đầu tư chính để xin hủy bỏ điều kiện thường trú. Luật này cải thiện tiến trình duyệt xét để hủy bỏ các điều kiện về thường trú bằng cách cung cấp sự linh hoạt tại các địa điểm phỏng vấn và áp dụng việc duyệt xét hiện nay của Sở di trú để cấp Thẻ xanh.

- Cho phép những đương đơn xin đầu tư diện EB-5 được giữ ngày ưu tiên của họ. Luật cuối cùng cũng mang lại sự linh họat nhiều hơn cho các nhà đầu tư di dân đã từng có đơn đầu tư di dân EB-5 được chấp thuận trước đây. Khi họ cần nộp một đơn đầu tư EB-5 mới, nói chung, họ sẽ có thể giữ lại ngày ưu tiên của đơn đầu tư đã được chấp thuận trước đây, dĩ nhiên cũng có một số ngọai lệ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu Thường Trú Nhân ở ngòai Hoa Kỳ hơn một năm nhưng không có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh?

- Đáp: Sở di trú sẽ nói rằng thường trú nhân đã từ bỏ quy chế thường trú nhân. Người ta phải cung cấp bằng chứng vắng mặt ở Hoa Kỳ qúa lâu vì lý do bất khả kháng. Và họ có thể được cấp một chiếu khán (visa) Cư Dân Hồi Hương để có thể trở lại Hoa Kỳ.

- Hỏi 2: Đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh không đòi hỏi người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm tài chánh trong 10 năm hay sao, hoặc cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ?

- Đáp: Đúng, người bảo lãnh phải có trách nhiệm này. Nhưng người bảo lãnh có thể xin rút đơn I-864 trước khi đương đơn trở thành Thường Trú Nhân. Trong trường hợp này, đơn xin thẻ xanh của người phối ngẫu ngoại quốc sẽ bị từ chối.

- Hỏi 3: Việc đầu tư của tôi với dự  án hiện nay sẽ không thay đổi khi luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 phải không? Liệu dự án đầu tư của tôi sẽ vẫn là dự án đầu tư trong khu vực được xem là có tỷ lệ thất nghiệp cao? Và điều gì sẽ xảy ra nếu dự án của tôi trở thành dự án không nằm trong vùng không có tỷ lệ thất nghiệp cao?

- Đáp: Đúng. Hồ sơ của qúy vị an tòan, không có gì trở ngại. Nhưng kể từ khi Sở di trú USCIS sẽ có trách nhiệm quyết định vùng nào có hoặc không có tỷ lệ thất nghiệp cao, vốn đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư hiện nay của qúy vị sẽ thay đổi hoặc là 900.000 mỹ kim hoặc là 1 triệu 800 ngàn mỹ kim cho những nhà đầu tư mới.

- Hỏi 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu dự án đầu tư hiện nay thất bại? Vốn đầu tư của tôi có sẽ được hòan lại và ngày ưu tiên của tôi có sẽ được chuyển qua một dự án mới không?

- Đáp: Điều này tùy theo hợp đồng giữa qúy vị và nhà phát triển. Đôi khi nhà phát triển giữ lời hứa sẽ hòan lại tiền đầu tư cho qúy vị. Để nộp đơn mới sau ngày 21 tháng 11 năm 2019, qúy vị có thể cần phải đưa số tiền đầu tư mới theo như yêu cầu và sẽ có thể giữ được ngày ưu tiên trước đây.

- Hỏi 5: Những điều lệ mới về chương trình đầu tư EB-5 có thể hồi tố không?

- Đáp: Không. Luật Cuối Cùng nói rõ là luật đầu tư mới không có quy định về việc hồi tố. Những quy định mới về EB-5 chỉ áp dụng cho những đơn xin đầu tư I-526 nộp vào ngày hoặc sau ngày 21 tháng 11 năm 2019.

- Hỏi 6: Nếu tôi có một đơn xin đầu tư chiếu khán EB-5 đang được duyệt xét, liệu tôi có thể bỏ thêm vốn đầu tư để giữ cho đơn xin chiếu khán được xét nhanh hơn không?

- Đáp: Những quy định mới về đầu tư EB-5 không đòi hỏi người đầu tư đã nộp đơn xin đầu tư I-526 cần phải bỏ thêm vốn để đơn của họ tiếp tục được duyệt xét, hoặc được xét nhanh hơn, sau ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98122)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98693)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106317)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109035)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101783)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102450)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102844)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102834)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97306)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 102664)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ.