Sở Di Trú Hoa Kỳ Muốn Dò Xét Mạng Xã Hội Trước Khi Cấp Quốc Tịch - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 10-2019

Thứ Hai, 23 Tháng Chín 201900:15(Xem: 14321)
Sở Di Trú Hoa Kỳ Muốn Dò Xét Mạng Xã Hội Trước Khi Cấp Quốc Tịch - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 10-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Sở di trú USCIS vừa đề nghị một sự thay đổi trong những điều luật di trú và điều này sẽ ảnh hưởng những di dân hợp pháp về chiếu khán (visa) và thẻ xanh tại Hoa Kỳ. Những di dân đang nộp đơn cho những lợi ích di trú nào đó sẽ được yêu cầu cung cấp những cách thức đăng nhập vào sinh họat của các trang mạng xã hội và là một trong những đòi hỏi khi duyệt xét hồ sơ.

Bộ Nội An Hoa Kỳ muốn có thể duyệt thông tin đăng trên các mạng xã hội trong 5 năm qua của người di dân đang nộp đơn xin một số lọai lợi ích di trú - bao gồm việc trở thành công dân Hoa Kỳ qua việc nhập tịch, lánh cư và thay đổi diện thường trú qua việc kết hôn.

Nếu đề nghị này được chấp thuận, Bộ Nội An sẽ thêm câu hỏi về những trang mạng xã hội cho một số đơn mà Sở di trú USCIS và cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Thuế Quan (tức U.S. Custom and Border Protection) đang sử dụng.

Rõ ràng đây là một cuộc điều tra mở rộng về 'sự hiện diện trực tuyến' sẽ cung cấp cho Bộ Nội An một lối vào  cuộc sống riêng tư của người nộp đơn. Việc xem xét kỹ lưỡng về những hồ sơ trên mạng điện tử tế nhị và gây nhiều tranh cãi này sẽ đưa đến việc nhiều đương đơn sẽ tự kiểm duyệt hoặc xóa các chương mục của họ, đưa đến những hậu quá không hay về sinh họat liên quan đến du lịch, công việc và cá nhân.

19 hệ thống mạng xã hội mà Sở di trú và cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Thuế Quan quan tâm là Facebook, Twitter, Instagram, Flickr, Linkedln, YouTube, Reddit, Tumbler and Pinterest.

Thông tin mới về mạng xã hội sẽ được yêu cầu trong những đơn di trú:

- Đơn N-400, Đơn Xin Nhập Tịch
- Đơn I-131, Đơn Xin Giấy Thông Hành
- Đơn I-485, Đơn Đăng Ký Thường Trú hoặc xin Chuyển Diện
- Đơn I-751, Đơn xin Hủy Bỏ Điều Kiện Về Cư Trú (tức đơn xin Thẻ Xanh vĩnh viễn 10 năm)
- Đơn I-829, Đơn dành cho  Doanh nhân xin Hủy Bỏ Điều Kiện về Diện Thường Trú Nhân.

Đảng Dân Chủ phản đối kế họach của Tòa Bạch Ốc muốn ngăn cản người tỵ nạn đến Hoa Kỳ

Nhật báo New York Times tường trình rằng hành pháp của Tổng thống Trump dự tính cắt giảm chương trình tỵ nạn và mỗi năm chỉ nhận 10.000 người tìm cách thóat cảnh chiến tranh, bị ngược đãi và nghèo đói.

Một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc đã đề nghị hủy bỏ hòan tòan chương trình tỵ nạn và trao cho tổng thống quyền nhận người tỵ nạn trong trường hợp khẩn cấp.

Một ý kiến khác được đưa ra là cắt giảm số người tỵ nạn nhập cảnh Hoa Kỳ xuống còn một nửa, khỏang 10.000 đến 15.000, với thứ tự ưu tiên cho những quốc gia hoặc những nhóm có diện đặc biệt, chẳng hạn như người dân Iraq và A Phú Hãn từng làm việc với quân đội Hoa Kỳ.

Một ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ nói rằng: "Chúng ta cần nhiều người tỵ nạn. Cơ quan hành pháp này chẳng hiểu đất nước chúng ta đại diện cho điều gì. Hoa Kỳ được thành lập bởi người di dân, bởi những người tìm sự lánh cư - và từng ngày, họ làm cho chúng ta mạnh hơn".

Khoảng 3 triệu người tỵ nạn đã được tái định cư ở Hoa Kỳ kể từ khi Đạo Luật Tỵ Nạn 1980 được thông qua. Trong hai năm đầu của hành pháp Trump, số người tỵ nạn được nhập cảnh mỗi năm bị cắt giảm xuống còn 30.000, tức giảm 70% kể từ năm 2016. Giám đốc của tổ chức Dự Án Trợ Giúp Tỵ Nạn Quốc Tế nói rằng: "Những người tỵ nạn bị xâm hại cần được bảo vệ, bất kể quốc tịch và tôn giáo. Giới hạn họ đến nơi an tòan tại Hoa Kỳ sẽ cướp đi nhiều mạng sống".

Những người Mỹ bình thường cảm nhận ra sao về việc người tỵ nạn nhập cảnh Hoa Kỳ? Một bình luận về tin tức kể trên như sau: "Có thể chúng ta sẽ đi đến sự suy thóai kinh tế và chính phủ nợ gần 23 ngàn tỷ mỹ kim. Tại sao chúng ta lại muốn có thêm người đến đây. Chúng ta không thể kham nổi những người đang nhận trợ cấp xã hội. Thật không công bằng cho dân của chúng ta đón nhận những người cần nhu cầu kinh tế. Hãy gửi tiền đến quốc gia của họ và giữ họ ở lại đó. Chúng ta có đã có đủ những người tìm sự "lánh cư".

Tuy nhiên, ý kiến trên cũng gặp không ít những bình luận trái ngược vì hầu hết những người tỵ nạn muốn thóat khỏi đất nước không vì nhu cầu miếng cơm manh áo. Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam là một chứng minh điển hình. Người tỵ nạn trước hết đi tìm những nơi tôn vinh tinh thần dân chủ và tự do. Và tìm kiếm một đời sống được tôn trọng nhân phẩm và được luật pháp đích thực bảo vệ. Tìm một đời sống tốt đẹp cho chính họ và những thế hệ mai sau.

Jared Kushner nói với đảng Cộng Hòa cần đòan kết để mang lại một kế họach di trú mới

Jared Kushner, là con rể của Tổng thống Trump và là một cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc, nói với các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa rằng họ nên ủng hộ một kế họach di trú được viết trên 600 trang giấy mà ông đã sọan thảo để đảng này có thể đưa ra một viễn ảnh tích cực cho việc cải tổ di trú trước cuộc bầu cử 2020.

Kushner nói rằng luật đề nghị của ông tập trung vào hai lãnh vực mà các nhà lập pháp đảng Cộng hòa có thể đông đảo đồng ý: Đó là tăng cường an ninh biên giới và thay đổi đất nước bằng một hệ thống di trú dựa trên việc tính điểm.

Nhưng dự luật mà ông đưa ra không nói gì về những di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ từ khi còn rất trẻ, được đặt tên là Những Người Ước Mơ (Dreamers), hoặc không nói về việc kiểm sóat việc làm (E-Verify) là một chương trình thúc bách chủ nhân kiểm tra diện di trú của công nhân.

Một số thượng nghị sĩ nói rằng cần cho chương trình kiểm sóat việc làm vào dự án này vì đây là cách hữu hiệu nhất để đánh vào tình trạng di trú bất hợp pháp. Dự luật 600 trang này tập trung vào hai lãnh vực cải tổ di trú: tăng cường an ninh biên giới và cải tổ hệ thống di trú hợp pháp.

Một thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa nói rằng có một số vấn đề quan trọng không có trong dự luật này, chẳng hạn như chương trình DACA (tức chương trình tạm hõan trục xuất những di dân bất hợp pháp được đưa đến Hoa Kỳ từ lúc còn thơ ấu), và dự luật này cũng không bàn đến việc cải tổ di trú rộng rãi và tòan diện.

Ông Kushner muốn bắt đầu với dự luật này và có vẻ sẽ gặp được sự chấp thuận của hầu hết các vị dân cử đảng Cộng Hòa trong quốc hội.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 10-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/01/2013 (Tăng 2 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/07/2013)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Hiệu Lực Ngay (Tăng 2 năm)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2019)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/06/2014 (Không thay đổi)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/09/2007 (Tăng 2 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/03/2008)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/11/2006 (Tăng 3 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/05/2007)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp): 15/10/2016 - Gián tiếp qua Trung Tâm Vùng: Chưa gia hạn.

(8) - Tu Sĩ-SR: (Chưa gia hạn)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một Nghị sĩ đảng Cộng Hòa có thể thay đổi luật di trú không?

- Đáp: Không có sự chấp thuận của Hạ viện với đa số thành viên của đảng Dân Chủ thì không một dự luật di trú nào của đảng Cộng Hòa có thể thành công. Những luật mới đều phải có sự chấp thuận của cả  Thượng viện lẫn Hạ viện và nó sẽ không thể xảy ra cho đến sau năm 2020.

- Hỏi: Việc nhập cảnh người tỵ nạn trong thời gian ông Obama còn tại nhiệm ra sao?

- Đáp: Hành pháp Obama đã xét mục tiêu cho phép nhập cư 110.000 người trong năm 2017. Mục tiêu này không hòan thành vì những tác động hành pháp của ông Trump đã cắt giảm số người nhập cảnh rất nhiều trong năm 2017.

- Hỏi: Nếu đương đơn không có những chương mục mạng xã hội để cung cấp cho sở di trú thì sẽ ra sao?

- Đáp: Bộ Nội An nói rằng nếu có nhưng không cung cấp những dữ kiện được yêu cầu sẽ có thể làm chậm giải quyết hồ sơ hoặc có thể làm cho Sở di trú quyết định một cá nhân nào đó không hợp lệ để xin những lợi ích về di trú.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 20 Tháng Năm 2009(Xem: 94939)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins Mullins đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 13 Tháng Năm 2009(Xem: 95622)
Qúy vị từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trước tháng Bảy năm 1995. Sau khi sống ở Hoa Kỳ một thời gian, nếu qúy vị làm điều gì đó trái luật và bây giờ sở di trú muốn trục xuất. Sở di trú đã gửi đến qúy vị một Thư Thông Báo Trình Diện.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2009(Xem: 97938)
Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 21 Tháng Tư 2009(Xem: 95384)
Người cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức  trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Tư, 15 Tháng Tư 2009(Xem: 94260)
Chiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 89989)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92045)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95212)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100140)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96938)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.