Sở Di Trú Không Thể Áp Dụng Lệ Phí Mới

Thứ Hai, 12 Tháng Mười 202017:55(Xem: 12384)
Sở Di Trú Không Thể Áp Dụng Lệ Phí Mới
* Hủy bỏ lệnh ngưng chiếu khán H1-B, giới hạn tỵ nạn
* Bộ Nội An ra quy luật củng cố thủ tục duyệt xét Bảo Trợ Tài Chánh I-864
*Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10, 2020

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư và không cố vấn pháp lý.  Việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Vào ngày 29 thánh Chín năm 2020 vừa qua, Chán án Liên bang Jeffery White tại tiểu bang California đã ra phán lệnh ngưng thực hiện tất cả lệ phí mới của Sở di trú dự trù tăng từ ngày 2 tháng Mười vừa qua. Chánh án White nói rằng việc tăng lệ phí gây khó khăn cho những đương đơn nghèo khó. Những đương đơn muốn có những dịch vụ di trú vẫn có thể trả tiền theo những lệ phí cũ cho đến khi vấn đề này được tòa án quyết định nếu Sở di trú muốn đưa sự vụ ra tòa.

- Hỏi: Vì thế, chúng ta có thể không quan tâm đến lệ phí mới dự trù có hiệu lực vào ngày 2 tháng Mười phải không?
- Đáp: Những lệ phí mới sẽ không được áp dụng khi vấn đề này còn chờ tòa án quyết định.

- Hỏi: Nhưng còn quy định mới về gánh nặng xã hội thì sao?
- Đáp: Vào ngày 22 tháng Chín vừa qua, Sở di trú USCIS loan báo sẽ tái áp dụng quy luật mới về gánh nặng xã hội đối với những đơn xin Thẻ Xanh mới hoặc đang chờ duyệt xét. Điều này có nghĩa là đơn xin thẻ xanh mới cũng cần phải hòan tất đơn I-944, tức Đơn Tuyên Bố Về Tự Túc.

Hủy bỏ lệnh ngưng chiếu khán H1-B

Vào ngày 1 tháng Mười vừa qua, Chánh án liên bang Jeffery White cũng đã ra án lệnh hủy bỏ việc ngưng cấp chiếu khán H1-B và chiếu khán L1. Chánh án White nói rằng chính phủ không cho thấy làm cách nào những công nhân ngọai quốc sẽ lấy mất công việc của công dân Mỹ.
Tại những tòa án khác tại Hoa Kỳ, có nhiều hồ sơ đang yêu cầu các chánh án hủy bỏ việc ngưng cấp chiếu khán vốn sẽ ảnh hưởng đến các gia đình bảo lãnh người di dân.

Hành pháp sẽ giới hạn số người tỵ nạn nhập cư xuống 15.000 người

Hành pháp đã góp ý với quốc hội rằng vì đại dịch Covid-19, việc nhận người tỵ nạn nên giảm xuống còn 15.000 người trong năm 2021. Số giới hạn người tỵ nạn nhập cư trong tài khóa 2020 là 18.000 người nhưng con số này chưa bao giờ đạt được vì hành pháp đã ngưng nhập cảnh người tỵ nạn kể từ tháng Tư vừa qua. Dưới 11.000 người tỵ nạn được nhập cư vào Hoa Kỳ từ tháng Mười năm 2018 đến tháng Ba năm 2020. Trong năm cuối cùng tại chức của Tổng thống Obama, 85.000 người đã được định cư tại Hoa Kỳ.

Số người tỵ nạn trên thế giới đã tăng đáng kể trong 10 năm qua. Gần 80 triệu người đã bị buộc phải rời quê hương của họ vì xung đột và ngược đãi.
Minnesota là một trong những tiểu bang có nhiều tỵ nạn đến từ nước Somali ở Phi Châu.

- Hỏi: Có bao nhiêu người tỵ nạn Somali ở tiểu bang Minnesota?
- Đáp: Số người tỵ nạn Somali ở tiểu bang Minnesota có trên 60.000 người. Nổi tiếng nhất  là nữ dân biểu Hoa Kỳ Ilhan Omar.
Trang Facebook đã loan báo vào ngày 30 tháng Chín vừa qua là họ đã gỡ một quảng cáo 15 giây của ban vận động bầu cử cho Tổng thống Trump vì nội dung quảng cáo cho rằng việc nhập cư người tỵ nạn liên hệ đến việc truyền nhiễm vi khuẩn corona.

- Hỏi: Ban vận động bầu cử đã nói sai về người tỵ nạn trên Facebook. Liệu họ có biết rằng việc nói sai lạc này có thể gây bất lợi cho đời sống của hàng chục ngàn người đang xin tỵ nạn không?
- Đáp: Nhiều người cho rằng ban vận động này biết rất rõ điều bất lợi này.

Trong khi đó, ông Pompeo, Ngọai trưởng Hoa Kỳ, đã tuyên bố tại Rome, nước Ý Đại Lợi, rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì là quốc gia nhân ái nhất thế giới trong việc làm giảm cuộc khủng hỏang về người tỵ nạn. Ông nói rằng: "Chúng tôi tiếp tục là nước cống hiến lớn nhất về việc làm giảm cuộc khủng hỏang về nhân đạo trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều này khi Tổng thống Trump còn tại vị".

Nhiều người cho rằng điều tuyên bố của ngọai trưởng Hoa Kỳ trái ngược với ý muốn của hành pháp.

Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nói rằng đại dịch corona là một trong lý do chính làm giảm số người tỵ nạn nhập cư xuống còn 15.000 người.

- Hỏi:  Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ có bằng chứng nào cho thấy việc nhập cư người tỵ nạn sẽ làm tăng việc lây lan vi khuẩn corona không?
- Đáp: Nhiều người cho rằng Bộ Ngọai Giao không có bằng chứng việc nhập cư người tỵ nạn có liên quan đến vi khuẩn corona. Nói chung, hành pháp thường ít khi nào có những bằng chứng hỗ trợ những cáo buộc mà họ đưa ra.

Cơ quan ICE muốn đưa lên bảng quảng cáo những di dân phạm tội hình sự

Bộ Nội An Hoa Kỳ nói rằng họ đang quan tâm đến việc đưa lên những bảng quảng cáo xác nhận lý lịch những di dân phạm tội mà chính qyền địa phương đã trả tự do thay vì giao nộp cho ICE, tức cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (Immigration and Custom Enforcement - ICE) để trục xuất. Bộ Nội An nói rằng mục đích của những bảng quảng cáo này sẽ cho những thành phố có nhiều di dân không có giấy tờ sẽ tự tạo nguy hiểm vì đã thả những di dân phạm tội.

- Hỏi: Còn có những mục đích nào khác khi Bộ Nội An muốn sử dụng những bảng quảng cáo này không?
- Đáp: Nhiều người cho rằng đây chỉ là chiến thuật của ban vận động tranh cử để hành pháp chứng minh rằng cần chống lại di dân.

Bộ Nội An ra quy luật củng cố thủ tục duyệt xét Bảo Trợ Tài Chánh

Vào ngày 01 tháng Mười vừa qua, Bộ Nội An loan báo sẽ đưa ra một quy luật mới nhằm ràng buộc trách nhiệm của người bảo lãnh nếu không tuân theo những cam kết của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864.

Bộ Nội An nói rằng quy luật mới này sẽ bảo đảm những ngọai kiều nộp đơn xin quy chế thường trú nhân sẽ không dựa vào những nguồn cung cấp lợi ích công cộng, và sẽ cho phép chính phủ đưa ra những biện pháp chống lại những người bảo lãnh không trợ giúp tài chánh cho những ngọai kiều mà họ bảo lãnh. Quy luật mới cũng sẽ bảo đảm rằng chính phủ liên bang  sẽ được bồi hòan nếu người được bảo lãnh nhận những lợi ích công cộng.

- Hỏi: Quy luật mới đòi hỏi những gì từ người bảo lãnh làm Bảo Trợ Tài Chánh?
- Đáp: Quy luật được đề nghị sẽ đòi thêm những bản báo cáo tín dụng (credit reports) và điểm tín dụng (credit scores), những bản khai thuế lợi tức trong ba năm có công chứng, và những thông tin về chương mục ngân hàng cần cho thấy họ vẫn duy trì mức lợi tức được yêu cầu.

Thêm vào đó:

- Bất cứ người bảo lãnh nào từng nhận những lợi ích công cộng trong vòng 36 tháng khi nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864,

- Hoặc những người đã không thực hiện những cam kết trước đây để giúp đỡ người được bảo lãnh,

Sẽ phải nhờ người đồng bảo trợ tài chánh chưa từng nhận bất cứ những lợi ích công cộng trong suốt thời gian kể trên.

Sự thay đổi khác là giới hạn sự liên hệ và số thành viên trong gia đình là những người có thể phụ đồng bảo trợ tài chánh và ký tên trên đơn I-864A.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 10-2020

(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2014 (không thay đổi so với tháng 9)
(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/07/2015)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)  
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2020)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/07/2015 (không thay đổi so với tháng 9)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2016)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/06/2008  (không thay đổi so với tháng 9)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ 01/06/2009)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2006  (không thay đổi so với tháng 9)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/09/2007)

(7) Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & Gián Tiếp):  01/08/2017
(8) -Tu Sĩ-SR: Hiêu Lực Ngay

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com  Hoặc www.facebook.com/rmiodp


=END=
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121525)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120674)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 117925)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 115866)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112513)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 2006(Xem: 113560)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 2006(Xem: 127631)
Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch. Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.
Thứ Năm, 31 Tháng Tám 2006(Xem: 140289)
Đã có những trường hợp xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gặp trở ngại, vì liên hệ đến thời gian cư trú của họ trên đất Mỹ, hoặc vi phạm những sinh hoạt bất hợp pháp trong thời gian 5 năm cư trú, trước khi nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 127833)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122374)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,