Bộ Nội An Xác Nhận Biên Giới Phía Nam: "Không Mở"

Thứ Hai, 21 Tháng Sáu 202101:49(Xem: 9938)
Bộ Nội An Xác Nhận Biên Giới Phía Nam: "Không Mở"
- Lịch Cấp Chiếu Khán Di Dân Tháng 7-2021

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ cần lưu ý rằng sẽ không có đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện cho đến khi các thành viên của Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội hài lòng về việc Tổng thống Biden bảo vệ an toàn biên giới phía Nam của chúng ta. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới của ông Biden sẽ quyết định khả năng cải tổ luật di trú toàn diện.

Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas đã lặp lại thông điệp của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tuần trước đối với người dân Trung Mỹ: “Đừng đến” biên giới. Ông nói đây là một lời cầu xin nhân đạo. Khi những người di dân cố gắng đến biên giới phía nam Hoa Kỳ, họ đã đặt cả mạng sống của mình, của cải cả đời vào tay những kẻ buôn lậu và buôn người.

Trong khi cố gắng tránh xa các chính sách chống di dân hà khắc của ban hành pháp trước đây, chính quyền Biden hiện đang phải đối mặt với sự gia tăng người di cư đã đạt mức cao nhất trong 20 năm. Dữ liệu mới được công bố cho thấy những người di dân đã bị chặn lại 180.034 lần khi họ cố gắng vượt qua biên giới phía Nam trái phép vào tháng trước - gần gấp 8 lần tổng số trong tháng 5 năm 2020. Nhiều người trong số họ đến từ các quốc gia như Ecuador, Venezuela, Cuba và Haiti, cũng như Các nước Tam giác Bắc Trung Mỹ (như Guatemala, El Salvador và Honduras).

Sự gia tăng số người vượt biên gần đây đã phải trả một cái giá thê thảm: Từ tháng 10 đến cuối tháng 4, ít nhất 148 người di dân đã chết dọc biên giới. Họ chết đuối trên sông Rio Grande và các vịnh gần đó hoặc bị lạc trên các trại chăn nuôi ở tiểu bang Texas và chết vì phơi nắng và mất nước.

Tại Quận Brooks, vị trí của trạm kiểm soát biên phòng lớn nhất trong khu vực, thi thể của 37 người di dân đã được tìm thấy trong năm nay, so với 34 của cả năm ngoái.

Tại sao người di dân nghĩ rằng biên giới được mở?

Những người bảo thủ nói rằng những tuyên bố nhân đạo của ông Biden đã khiến những người di dân tin rằng giờ đây họ được chào đón, và điều này đã gây ra thảm họa hiện tại ở biên giới. Theo nhiều đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, các chính sách của Tổng thống Biden là gốc rễ của cuộc khủng hoảng biên giới hiện nay.

Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei đã đổ lỗi cho các tuyên bố ủng hộ người di dân của Tổng thống Biden đã làm gia tăng số người di dân đến biên giới. Ông Giammattei cho biết Tổng thống Biden hứa sẽ cố gắng đoàn tụ những người di dân bất hợp pháp với gia đình của họ ở Mỹ, và hạn chế trẻ em di dân bị chính quyền ông Trump tách khỏi gia đình. Kết quả là bọn "chó sói đồng cỏ" [ý nói những kẻ buôn lậu người] đã tổ chức các nhóm trẻ em để đưa chúng đến Hoa Kỳ.

Tổng thống Guatemala cũng nói rằng khi Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris đang vận động trước cuộc bầu cử năm ngoái, họ nói rằng sẽ có dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những người di dân bất hợp pháp, và ông cho rằng chắc chắn là một động lực cho những người di dân đến biên giới phía Nam.

Một số người đang đổ lỗi hoàn toàn cho Tòa Bạch Ốc và Tổng thống Biden bây giờ phải hành động để tìm ra giải pháp.

Hầu hết các hình ảnh trên mạng xã hội đều cho thấy những người da màu chống lại người Châu Á. Điều đó không chính xác.

Các bản tin và phương tiện truyền thông xã hội đã đưa ra ý kiến rằng bạo lực chống lại người châu Á chủ yếu do người da màu thực hiện. Một phân tích mới cho thấy phần lớn những kẻ tấn công là người da trắng.

Các số liệu thống kê tội phạm chính thức và các nghiên cứu khác cho thấy hơn 75% người phạm tội và các vụ phạm pháp vì ghét bỏ người châu Á, từ trước và trong đại dịch, là người da trắng.

Nhận thức của công chúng về thủ phạm và nạn nhân phần lớn được hình thành bởi những hình ảnh đã được phổ biến rộng rãi - nhưng chúng không phải là đại diện cho hầu hết các vụ  thành kiến chống người châu Á. Ví dụ: các video lan truyền có nhiều khả năng đến từ các khu vực thành thị, thu nhập thấp, nơi có nhiều sự giám sát hơn. Ở các khu vực thành thị, các video camera an ninh ngày càng xuất hiện nhiều và phổ biến. Và đó là những gì có sẵn cho mọi người trên mạng xã hội. Các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những vụ phân biệt chủng tộc mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt do đại dịch là sự quấy rối bằng lời nói.

Người Mỹ gốc Á không phải là nhóm chủng tộc duy nhất gặp phải những thách thức trong đại dịch. Người Mỹ da đen từ lâu đã phải đối mặt với tỷ lệ phạm tội vì thù hận cao hơn. Cho đến nay, người da đen vẫn là nhóm chủng tộc được nhắm mục tiêu nhiều nhất. Vào năm 2019, 58% vụ phạm tội vì thù hận được tường trình là do thành kiến chống người da đen, trong khi chỉ 4% được thúc đẩy bởi thành kiến chống người châu Á. Khoảng 14 phần trăm được thúc đẩy bởi thành kiến chống người gốc Latinh.

Năm ngoái, 27 phần trăm người Mỹ gốc Á cho biết đã trải qua các vụ kỳ thị hoặc tội ác thù hận, trong khi 34 phần trăm người Mỹ da đen báo cáo các vụ tương tự.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 07-2021
(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/11/2014 (Tăng 2 tuần)
(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/05/2016)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)  
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/06/2021)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/09/2015 (Tăng 3 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/09/2016)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/11/2008  (Tăng 8 tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ 22/08/2009)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/02/2007  (Tăng 8 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2007)

(7) Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp 01/04/2020 & Gián Tiếp Chờ gia hạn sau 30/06/2021)   

(8) -Tu Sĩ-SR: Hiêu Lực Ngay

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 104188)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103465)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 109871)
Chiếu khán ( visa ) Du Học là loại chiếu khán phi di dân, có giá trị ngắn hạn. Trước khi Lãnh sự cấp loại chiếu khán này, đương đơn xin du học phải có đủ bằng chứng thuyết phục nhân viên lãnh sự là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi việc học kết thúc.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 106685)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo.
Thứ Sáu, 11 Tháng Tư 2008(Xem: 99768)
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất  hồ sơ với kết quả mỹ mãn.
Thứ Sáu, 04 Tháng Tư 2008(Xem: 104390)
Kể từ ngày thứ Bảy, 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những cuộc hẹn phỏng vấn xin chiếu khán (visa) phi di dân phải được thực hiện trên mạng lưới điện tử của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngân hàng Citibank sẽ không còn trách nhiệm lập những cuộc hẹn phỏng vấn nữa. Tuy nhiên, lệ phí phỏng vấn, trả bằng mỹ kim, vẫn phải đóng ở văn phòng Sunwah Tower của ngân hàng Citibank.
Thứ Sáu, 28 Tháng Ba 2008(Xem: 107815)
Trong thời gian vừa qua, các thính giả và độc giả của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã quen thuộc với những bài viết của ông Steve Lopez, một luật sư dày dạn kinh nghiệm về vấn đề trục xuất, và hiện có nhiều văn phòng hành nghề luật ở tiểu bang California. Sau đây là một bài viết khác của Luật sư Steve Lopez cũng liên quan đến đề tài trục xuất:
Thứ Năm, 20 Tháng Ba 2008(Xem: 107135)
Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.
Thứ Năm, 13 Tháng Ba 2008(Xem: 106623)
Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này.
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108682)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .