Tổng Thống Biden Sẽ Tăng Giới Hạn Người Tỵ Nạn Lên 125.000 Vào Tháng 10-2021

Thứ Hai, 27 Tháng Chín 202119:47(Xem: 8750)
Tổng Thống Biden Sẽ Tăng Giới Hạn Người Tỵ Nạn Lên 125.000 Vào Tháng 10-2021
- "Chúng tôi là họ': Người Mỹ gốc Việt giúp đỡ người tị nạn A Phú Hãn
- Kế hoạch Di trú của Đảng Dân Chủ chưa thành công

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Vào ngày 20 tháng 9 ăm 2021 vừa qua, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng giới hạn nhận người tỵ nạn từ 62.500 lên 125.000 mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2021. Điều này đang được thực hiện để giải quyết các nhu cầu do các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu tạo ra.

Bộ Ngoại Giao cho biết Hoa Kỳ cam kết dẫn đầu các nỗ lực mang lại sự bảo vệ và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho các cuộc khủng hoảng nhân đạo, bao gồm việc cung cấp tái định cư cho những người dễ bị tổn thương nhất.

Chính quyền Biden sẽ cần thêm chiếu khán (visa) tỵ nạn để tiếp nhận những người A Phú Hãn (A Phú Hãn) đang được đưa đến Hoa Kỳ sau khi chính phủ A Phú Hãn rơi vào tay Taliban. Khoảng 53.000 người A Phú Hãn đã được đưa đến Hoa Kỳ, bao gồm một số người nộp đơn xin chiếu khán di dân đặc biệt. Đầu tháng Chín, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Quốc hội viện trợ thêm 6 tỷ 400 triệu mỹ kim để giúp tái định cư người tị nạn A Phú Hãn.

Chính quyền Biden đang nâng mức giới hạn tiếp nhận người tỵ nạn, đặc biệt tập trung vào các nhóm dân số sau:
  • mở rộng tái định cư cho người ở các nước Trung Mỹ;
  • cấp chiếu khán  cho những người A Phú Hãn gặp nguy hiểm do họ đã liên kết với quân đội Hoa Kỳ;
  • tăng cường tái định cư cho những người tị nạn LGBTQI + (chữ viết tắt nói về nhóm người Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới, Khác lạ về giới tính, Bị chất vấn về giới tính, Người khác giới...);
  • cấp chiếu khán ưu tiên cho sắc dân Duy Ngô Nhĩ (tức sắc dân thiểu số theo đạo Hồi giáo tại Trung cộng), người tỵ nạn Hồng Kông và người Miến Điện đang bị ngược đãi;
  • tái định cư sắc dân Rohingya ở Miến Điện.

Chính quyền Biden đang nỗ lực khôi phục truyền thống lâu đời của Hoa Kỳ trong việc cung cấp sự an toàn cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất trên thế giới — bao gồm cả những người tị nạn A Phú Hãn.

"Chúng tôi là họ': Người Mỹ gốc Việt giúp đỡ người tị nạn A Phú Hãn

Ngày 20 tháng 9 năm 2021 tại thành phố Westminster, miền Nam tiểu bang California. Trước cảnh những người A Phú Hãn tuyệt vọng rời bỏ đất nước của họ sau khi lực lượng Hoa Kỳ rút đi, Cô Thủy Đỗ gặp lại chính gia đình của mình, hàng chục năm trước đó và hàng ngàn dặm.

Cô Thủy Đỗ là một bác sĩ 39 tuổi ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Cô nhớ cha mẹ cô đã tìm cách rời khỏi Sài Gòn sau khi Việt Nam rơi vào chế độ cộng sản vào năm 1975. Phải mất nhiều năm gia đình cô mới có thể rời khỏi đất nước, sau nhiều lần thất bại tìm đường đến Hoa Kỳ. Họ mang hai bộ quần áo cho mỗi người và tổng cộng 300 mỹ kim. Cuối cùng khi họ đến Hoa Kỳ, cô mới 9 tuổi.

Những câu chuyện và ký ức ban đầu này đã thúc đẩy bác sĩ Đỗ liên lạc để hỗ trợ những người A Phú Hãn chạy trốn khỏi đất nước của họ bây giờ. Cô và chồng có một căn nhà cho thuê còn trống và họ quyết định cung cấp nó cho các nhóm tái định cư tị nạn, nơi cung cấp nó cho những người A Phú Hãn mới đến.

“Chúng tôi là họ, 40 năm trước,” cô Đỗ nói. “Với sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, chúng tôi cũng như thế”.

Cuộc khủng hoảng ở A Phú Hãn đã khơi lại vết thương lòng đau đớn cho nhiều người trong số hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt và lần đầu tiên khuyến khích một số người lớn tuổi lên tiếng về sự ra đi đau thương của họ khi rời khỏi Việt Nam.

Điều này cũng đã khuyến khích nhiều người Mỹ gốc Việt quyên góp tiền cho các nhóm tái định cư tỵ nạn và giúp đỡ bằng cách cung cấp nhà ở, đồ đạc và hỗ trợ pháp lý cho những người A Phú Hãn mới đến.

Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ, định cư trong các cộng đồng từ tiểu bang California đến tiểu bang Virginia. Ngày nay, người Mỹ gốc Việt là nhóm di dân lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ. Nhiều người định cư tại Quận Cam ở tiểu bang California sau khi đến căn cứ quân sự Camp Pendleton gần đó và ngày nay họ có tiếng nói mạnh mẽ trong nền tảng chính trị ở địa phương.

Anh Andrew Đỗ là chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam. Anh nói rằng: "Chúng tôi đã trải qua điều này và chúng tôi không thể tránh khỏi cảm giác rằng chúng tôi là anh em trong trải nghiệm chung của chúng tôi". Anh Đỗ chạy trốn khỏi Sài Gòn với gia đình một ngày trước miển Nam  nó rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản.

Một số người A Phú Hãn đang đến Hoa Kỳ với diện nhân đạo tạm thời. Để được diện này, người A Phú Hãn cần sự hỗ trợ của công dân Hoa Kỳ hoặc cư dân hợp pháp, và một số người Mỹ gốc Việt đã ghi tên bảo lãnh những người mà họ chưa từng gặp.

Một sự kết hợp của các nhóm pháp lý và cộng đồng đã tìm các nhà tài trợ cho 2.000 người A Phú Hãn đang nộp đơn xin diện nhân đạo tạm thời này. Có một phụ nữ Việt Nam đang bảo lãnh cho một gia đình 10 người A Phú Hãn.

Một người A Phú Hãn nói: “Thật là mạnh mẽ khi thấy những người Mỹ gốc Việt đã nhìn thấy mối liên kết nhân văn chung giữa cộng đồng A Phú Hãn và cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi đã thực sự xúc động".

Kế hoạch Di trú của Đảng Dân Chủ chưa thành công

Đảng Dân Chủ đã hy vọng đưa một số đề nghị di trú vào chương trình nghị sự chính sách xã hội trị giá 3 tỷ 300 triệu mỹ kim của Tổng thống Biden, nhưng các quy luật về nội dung dự luật tại Thượng viện đã khiến điều đó trở nên bất khả thi.

Và, những đề nghị di trú này không có cơ hội thành công nếu chúng được trình bày dưới dạng các đề nghị độc lập. Các nhà lập pháp của Đảng Cộng Hòa theo truyền thống phản đối việc gia tăng lợi ích cho người di dân, đặc biệt là khi có những tình huống như chúng ta thấy hiện nay ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa nói rằng tình trạng pháp lý không nên được cung cấp nếu không có các cải cách di dân rộng rãi hơn.

Các nghị sĩ ở Thượng viện chịu trách nhiệm giám sát nội dung của luật nói rằng kế hoạch cung cấp 8 triệu thẻ xanh của Đảng Dân Chủ trên thực tế là một chính sách di trú mới và không thể được đưa vào quy trình điều chỉnh ngân sách vốn tập trung vào chi tiêu của chính phủ.

Do đó, kế hoạch của Đảng Dân Chủ để cho hàng triệu người di dân có cơ hội trở thành công dân một lần nữa bị đình chỉ. Các kế hoạch di trú thực sự là một chính sách di trú mới và không thể bao gồm khoản tiền 3 tỷ 500 triệu mỹ kim vì đó chủ yếu là về điều chỉnh ngân sách.

Các điều khoản mà Đảng Dân Chủ đã hy vọng đưa vào là các con đường dẫn đến thường trú hợp pháp - và có lẽ là quyền công dân - cho những người di dân thuộc chương trình DACA trẻ tuổi, cũng như những người lao động thiết yếu không có giấy tờ và công nhân nông trại và những người di dân thuộc Diện Được Bảo Vệ Tạm Thời đã rời khỏi các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc vô cùng bạo lực.

Một điều khoản khác hiện đã bị hủy bỏ là sẽ cho phép những người nộp đơn xin chiếu khán làm việc H1-B trả một khoản tiền phí 5.000 mỹ kim để xin chuyển diện cư trú nếu họ đã đợi hai năm kể từ ngày ưu tiên của mình.

Đảng Dân Chủ và các đồng minh ủng hộ di trú của họ cho biết họ sẽ thử một số cách giải quyết khác có thể cấp quy chế thường trú cho ít nhất một số người di dân.

Hai người trong diện "Những Người Ước Mơ" (DREAMERS) ở tiểu bang Kentucky bị trục xuất về Mễ sau khi gặp người thân tại biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ

EL PASO, Texas: Một cặp vợ chồng ở tiểu bang Kentucky hiện đã ly thân với ba đứa con nhỏ và họ có thể bị mất quy chế của chương trình DACA. Cơ quan Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ nói rằng họ đã rời Hoa Kỳ và không thể quay trở lại.

Hai người này đã quyết định gặp gỡ họ hàng của họ. Nhưng các thành viên trong gia đình không thể đến từ Mễ Tây Cơ, và cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ đang tham gia chương trình DACA, có nghĩa là họ bị cấm rời khỏi Hoa Kỳ nếu không giấy phép xuất ngọai tạm thời. Quy luật áp dụng cho những người có giấy phép DACA là nếu muốn rời khỏi và trở lại Hoa Kỳ, họ có giấy phép xuất cảnh tạm thời. Giấy phép này chỉ được cấp vì công việc hoặc trường học hoặc một số lý do nhân đạo khẩn cấp.

Hai người này và người thân của họ đồng ý gặp nhau ở giữa Cầu Quốc tế Paso del Norte, với những người ở lại biên giới của họ. Trước khi đi bộ lên cầu, họ nói rằng họ đã hỏi một sĩ quan mặc đồng phục ở chân cầu xem điều đó có ổn không và anh ta nói "được". Có lẽ đã có một sự hiểu lầm.

Sau khi gặp người thân ở giữa cầu, họ đã tìm cách quay lại phía Hoa Kỳ. Các nhân viên di trú và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ tại cây cầu nói với họ rằng họ đã rời Hoa Kỳ vì để đến được cây cầu, họ đã đi qua trạm kiểm soát hải quan Hoa Kỳ ở cửa nhập cảnh. Để trở về, họ cần được các nhân viên kiểm soát thông hành cho vào lại Hoa Kỳ. Nhưng các viên chức biên phòng Hoa Kỳ nói rằng vì họ có giấy phép DACA và không có giấy cho phép tạm xuất cảnh, nên họ không thể trở lại Hoa Kỳ.

Hiện hai người này đang ở nhờ nhà người thân ở Mễ Tây Cơ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 3958)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4103)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 4687)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4425)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4172)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 4620)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4357)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4737)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 4632)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 4505)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.