Sở Di Trú Tuyên Bố Sứ Mệnh Mới “Tôn Trọng” và “Hoan Nghênh” Di Dân

Thứ Hai, 14 Tháng Hai 202200:44(Xem: 8151)
Sở Di Trú Tuyên Bố Sứ Mệnh Mới “Tôn Trọng” và “Hoan Nghênh” Di Dân
(Robert Mullins International) Tuần này, Sở di Trú Hoa Kỳ đã công bố lời Tuyên bố sứ mệnh mới. Lời tuyên bố mới bổ túc các từ ‘tôn trọng’ và ‘hoan nghênh’. Đây là những từ đã thiếu của chính quyền Nhà Trắng trước đây, khi chính phủ kiên quyết chống đối người di dân.

Lời tuyên bố mới nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ "là một quốc gia của sự  hoan nghênh và có khả thi" đối với những người di dân, và nói rõ Hoa Kỳ là "một quốc gia của những người di dân."

Chính quyền trước luôn cố gắng hạ bớt những đóng góp quý giá mà những người di dân đã đóng góp cho Hoa Kỳ. Nhưng thực tế là Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục là một Quốc gia của những người di dân.

Lời tuyên bố sứ mệnh mới của cơ quan này như sau: "Sở Di Trú Hoa Kỳ giữ vững lời hứa của Hoa Kỳ, là một quốc gia của sự hoan nghênh (welcome) và có khả thi (possibility), cùng với sự công bằng, liêm chính, và tôn trọng tất cả những gì chúng tôi phục vụ."

Cải tổ chính sách di trú luôn gặp nhiều khó khăn, bất kể những lời hứa của ông Biden khi ông nhậm chức. Tổng thống Bush và Obama cũng đều không thành công trong việc cải tổ di trú.

Giám đốc Sở Di Trú nói rằng, tuyên bố sứ mệnh mới phản ánh đặc tính bao hàm của cả đất nước chúng tôi và Sở Di Trú. Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia chào đón, mở rộng vòng tay với những người từ khắp nơi trên thế giới mà tìm kiếm cho việc đoàn tụ gia đình, công việc làm hoặc cơ hội nghề nghiệp, và bảo hộ nhân đạo.

Hy vọng những lời tốt đẹp của Sở Di Trú, trong lời tuyên bố sứ mệnh, sẽ đem lại một hệ thống di trú tốt hơn cho Hoa Kỳ.

Làm thế nào mà hai tiểu bang lại quá khác biệt như thế?

California: California dẫn đầu quốc gia với các chính sách ủng hộ người di dân, đã tạo ra những thay đổi làm đổi thay trên toàn quốc, bao gồm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục bậc cao, chăm sóc y tế và lợi ích công, tăng cường bảo hộ người lao động di dân, hỗ trợ sinh viên nhập cư, cải thiện cơ hội dịch chuyển kinh tế, và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho cả những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp.

Trong đại dịch COVID-19, California đã tiến hành xét nghiệm và điều trị COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân California, bất kể tình trạng bảo hiểm hay tình trạng di trú của họ. Tiểu bang cũng ưu tiên vắc xin COVID-19 cho các khu vực lân cận có nguy cơ cao, tiếp cận nhiều cộng đồng có số lượng người di dân cao.

Tennessee: Trong khi đó, ở bang Tennessee, các tổ chức ủng hộ người di dân bị tổn thương bởi ba dự luật được các chính trị gia của đảng Cộng hòa đưa vào cơ quan lập pháp của bang.

Một dự luật là sẽ không cho trẻ em di dân bất hợp pháp được đi học ở trường công. Nhưng trên thực tế, vào năm 1982, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng, các bang không được từ chối học sinh được hưởng nền giáo dục công lập miễn phí, bất kể tình trạng nhập cư của họ là gì.

Dự luật thứ hai được đề xuất là muốn đem những người không có giấy tờ đến một nơi nào đó bên ngoài Tennessee.  Dự luật thứ ba là thúc giục Quốc hội hoàn thành bức tường giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Hỏi-Đáp: Thường Trú Du Lịch Ngoài Hoa Kỳ

Luật Di trú của Hoa Kỳ cho rằng một người với tư cách là di dân được nhận vào Hoa Kỳ sẽ sống ở Hoa Kỳ vĩnh viễn. Ở bên ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng có thể bị mất tư cách thường trú nhân.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ở ngoài Hoa Kỳ hơn sáu tháng?
Đáp: Bạn không bắt buộc phải có Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit), nhưng ở ngoài Hoa Kỳ hơn 6 tháng mà dưới một năm, có nghĩa là bạn sẽ có thể bị thẩm vấn tại phi cảng khi bạn trở lại Hoa Kỳ.

Hỏi: Tôi đã rời Hoa Kỳ hơn một năm. Tôi có thể trở lại Hoa Kỳ không?
Đáp:  Nếu bạn đã ra khỏi Hoa Kỳ hơn một năm mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit),  bạn nên liên hệ với Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ để thảo luận về tình hình của bạn và xem liệu bạn có cần chiếu khán hồi cư (visa SB-1) hay không.

Hỏi: Ai cần Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit)?
Đáp: Nếu bạn có ý định ở bên ngoài Hoa Kỳ từ một năm trở lên, bạn sẽ cần Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit). Bạn nộp đơn xin Giấy phép tái nhập cảnh với Mẫu đơn I-131, Application for Travel Document. Bạn không thể xin Giấy phép tái nhập cảnh khi ở ngoài Hoa Kỳ. Bạn phải nộp đơn I-131 và lấy dấu vân tay trước khi rời Hoa Kỳ. Sau đó, bạn có thể rời khỏi Hoa Kỳ và Giấy phép tái nhập cảnh sẽ được gửi cho bạn. Giấy phép Tái nhập cảnh có giá trị lên đến 2 năm và không thể gia hạn.

Hỏi: Thẻ xanh của tôi đã hết hạn và thời điểm này, tôi chưa thể có con dấu I 551 tạm thời từ Sở Di Trú Hoa Kỳ. Tôi có thể đi du lịch nước ngoài không?
Đáp:  Đi du lịch nước ngoài với thẻ xanh hết hạn không được khuyến khích. Trong một số trường hợp, các hãng hàng không có thể từ chối cho bạn lên máy bay với thẻ đã hết hạn sử dụng. Bạn nên liên hệ với Sở Di Trú, để xem có cách nào họ có thể giải quyết nhanh việc yêu cầu đóng dấu I 551 tạm thời cho bạn hay không. Bạn phải lấy hẹn trước khi đến văn phòng Sở Di Trú. Để biết thêm thông tin hoặc trợ giúp, vui lòng liên hệ với Trung tâm Liên hệ Sở Di Trú. Số điện thoại miễn phí của Trung tâm Liên hệ Sở Di Trú là 1-800-375-5283.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 3949)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4089)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 4676)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4413)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4154)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 4605)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4346)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4717)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 4618)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 4494)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.