Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ, Lịch Trình Cấp Chiếu Khn Di Dn Tính Đến Thng 04-2006

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 200600:00(Xem: 116625)
Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ, Lịch Trình Cấp Chiếu Khn Di Dn Tính Đến Thng 04-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường Việt Nam. Để qúy vị có thể theo dõi dễ dàng, chúng tôi xin lược biên theo dạng hỏi-đáp sau đây:

 

(Tiếp theo kỳ trước)

 

 

Những điều kiện yêu cầu tối thiểu

 

- Hỏi: Những điều kiện yêu cầu tối thiểu để ứng viên có thể được nhận vào học tại 1 trường ở Mỹ là gì?

 

- Đáp: Không cần biết bạn muốn đi du học cấp bậc nào, nói và nghe thạo tiếng Anh là điều cần thiết nhất khi phỏng vấn visa. Tùy là bạn xin đi du học ở cấp bậc nào, điều kiện yêu cầu có thể khác như sau:

 

1. Trung học:  Đại đa số trung học Mỹ không đòi TOEFL. Tuy nhiên, có vẫn tốt hơn không. Thêm vào đó, bạn cần có một người giám hộ vì bạn dưới 18 tuổi.

 

2. Community College: Đa số đòi TOEFL từ 500 đến 550 và có bằng trung học.

 

3. University: Đa số đòi TOEFL 550 trở lên. Bạn phải là học trò khá trở lên ở trung học hay đại học ở Việt Nam. Cho đại học, nhiều trường bắt bạn thi SAT. Cho cao học, bạn cần phải thi GRE hay GMAT.

 

- Hỏi: Xin cho biết ứng viên có thể xin học bổng hay không? và xin như thế nào?

 

- Đáp: Rất nhiều đại học Mỹ cấp học bổng cho sinh viên ngoại quốc, và thông tin thường có trên mạng của trường.

 

Cho những bạn học cao học, trường có những việc làm gọi là teaching assistantship hay research assistantship, và bạn có thể xin assistantship cùng với xin nhập học. Teaching hay research assistantship có thể lên đến 15,000 hay 25,000 đô một năm, khi tính luôn sự giảm học phí cho những sinh viên này.

 

- Hỏi: Từ kinh nghiệm làm việc của mình, giáo sư có thể cho biết những thực tế về thủ tục xin visa du học Mỹ tại Việt Nam. giáo sư có những lời khuyên gì đối với các bạn học sinh - sinh viên có dự định du học Mỹ?

 

- Đáp: Dựa vào kinh nghiệm của tôi trong những năm qua làm việc với sinh viên Việt Nam muốn đi du học Mỹ, tôi có một số nhận xét hữu ích như sau:

 

1. Viên chức ngoại giao của Mỹ phỏng vấn du học sinh, thường là những người chuyên nghiệp và tận tâm. Đại đa số theo luật pháp Mỹ, đề cấp hay từ chối visa của bạn. Nếu bạn hiểu luật visa du học và chuẩn bị kỹ, xác suất bạn được visa sẽ rất cao.

 

2. Những sinh viên đến xin visa mà không chuẩn bị kỹ hay không theo đúng luật, thường bị từ chối. Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu xác suất này lên đến 80-90%.

 

3. Mỗi lần bạn bị từ chối visa, xác suất được visa lần tới sẽ giảm đi nhiều. Viên chức sẽ ít tin bạn hơn, khi bạn phỏng vấn lần tới. Lần tới có thể là một vài hôm sau, hay một vài năm sau. Do đó tôi thành thật khuyên bạn, là đừng đi xin visa, nếu bạn không hội đủ điều kiện để đạt được visa.

 

4. Người ngoài không có ảnh hưởng được các viên chức trong việc cấp visa cho bạn, do đó đừng tin bất cứ những ai hứa hẹn giúp bạn xin được visa.

 

- Hỏi: Nhìn chung có mấy loại visa du học, những ưu tiên và giới hạn của từng loại như thế nào?

 

- Đáp:Cho du học sinh, có 2 hai loại visa thường dùng, là F-1 và J-1. Đây là một số điều cần biết về hai loại visa này.

 

1. Visa F-1: Đại đa số du học sinh được loại visa này. Sinh viên cần mẫu I-20 của trường cấp để xin visa F-1. Visa cho phép du học sinh qua Mỹ du học và thường có giá trị là một năm. Trong một năm đó, sinh viên có thể qua lại Mỹ nhiều lần mà không cần phải đi phỏng vấn lại. Sau khi học xong, nếu được công ty Mỹ giữ lại làm việc lâu dài, sinh viên có visa F-1, có thể tiếp tục ở lại Mỹ đi làm.

 

2. Visa J-1: visa này thường dành cho sinh viên thuộc những chương trình trao đổi văn hóa hoặc chương trình học bổng của chính phủ Việt Nam hay Hoa Kỳ. Sinh viên cần mẫu DS-2019 của trường, hay cơ quan Mỹ cấp đề xin visa J-1. Visa J-1 cho phép du học sinh qua Mỹ du học, trao đổi văn hóa, hoặc nghiên cứu, và thường có giá trị là một năm.

 

Trong một năm đó, sinh viên có thể qua lại Mỹ nhiều lần mà không cần phải đi phỏng vấn lại. Vì có học bổng, đa số sinh viên xin J-1 visa, được cấp visa. Sinh viên có J-1 visa thường phải rời Mỹ it nhất hai năm sau khi học xong, do đó sinh viên không thể ở lại Mỹ đi làm, như sinh viên có visa F-1.

 

- Hỏi: Thông thường các viên chức Hoa Kỳ phụ trách về thủ tục cấp visa, họ dựa vào những yếu tố nào để quyết định việc đồng ý hay từ chối cấp visa cho du học sinh ?

 

- Đáp: Viên chức cấp hay từ chối visa, tùy thuộc vào người xin phải chứng minh được 3 điều sau đây:

 

1. Lý do đi Mỹ, chính là để học.

 

2. Sinh viên hay người tài trợ, phải có đủ tài chính lo cho sinh viên ít nhất là năm đầu. Nếu đủ tài chính cho suốt thời gian học ở Mỹ thì chắc chắn hơn.

 

3. Sinh viên có nhiều gắng bó với Việt Nam, và sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong để làm gì đó cho chính bản thân mình, gia đình mình và xã hội mình.

Nếu muốn được visa, sinh viên phải chứng minh được cả 3 điều trên.

 

- Hỏi: Du học sinh cần phải chứng minh 3 điều trên ra sao khi đi phỏng vấn visa?

 

- Đáp: Mỗi một điều cần chứng minh khác nhau:

 

1. Để chứng minh đi học thật sự, bạn cần nói và nghe tiếng Anh tốt, được một trường có kiểm định chất lượng tốt ở Mỹ nhận vào học chính thức, có điểm TOEFL cao, bạn là một học sinh giỏi ở Việt Nam, hay những gì khác chứng minh được là bạn sẽ thành công trong sự học khi đến Hoa Kỳ.

 

2. Để chứng minh tài chính, bạn cần cho viên chức thấy là bạn có đủ tiền đi du học Mỹ qua một trong hai hình thức:

 

a. Hình thức thứ nhất - Bạn hay người tài trợ, có tiền trong ngân hàng lâu dài, và số tiền này đủ trang trải ít nhất một năm đầu ở Mỹ. Nếu đủ cho cả thời gian học ở Mỹ thì tốt nhất. Thêm vào đó, bạn cần chứng minh được nguồn tiền từ đâu ra. Ví dụ như, gia đình bạn, bán một căn nhà cho bạn đi du học, hoặc bạn để dành tiền khi đi làm có thu nhập cao.

 

b. Hình thức thứ hai - Người tài trợ có công ăn việc làm với thu nhập hàng tháng hay hàng năm cao, và có thể tài trợ sinh viên trong suốt thời gian học ở Mỹ.

 

3. Để chứng minh là bạn sẽ trở về Việt Nam hay có nhiều gắng bó với Việt Nam, bạn cần ghi danh học một ngành nào thích hợp với nền kinh tế Việt Nam, ngành giúp bạn làm nhiều tiền khi trở về Việt Nam, và sự đi du học ở Mỹ là một đầu tư tốt cho bạn.

Bạn phải linh động giải thích được những điều này bằng tiếng Anh, do đó khả năng nói, và nghe được tiếng Anh, rất quan trọng trong giai đoạn này. Cho những bạn đã có gia đình hay được công ty bên Việt Nam cam kết sẽ giữ việc và chờ bạn trở lại, bạn được xem là có nhiều gắng bó với Việt Nam.

 

- Hỏi: Nếu du học sinh có thân nhân ở Mỹ, có nên nhờ thân nhân tài trợ hay không?

 

- Đáp: Bạn cần phải cân nhắc, trước khi nhờ thân nhân ở Mỹ bảo lãnh tài chính. Người ở Mỹ thường có thu nhập cao và có thể tài trợ bạn một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên viên chức có thể đánh giá thấp, sự gắn bó của bạn với Việt Nam, ngoại trừ bạn chứng minh một sự gắng bó cao khác như đã có gia đình ở Việt Nam, và đi du học Mỹ sẽ giúp bạn thành công hơn khi trở về Việt Nam.

 

Chi Phí Học Tập

 

- Hỏi: Về học phí ra sao?

 

- Đáp: Đại đa số trường trung học và đại học Mỹ là trường công. Ở bậc Trung học, chỉ có trường tư nhận học sinh ngoại quốc. Nếu bạn muốn đi du học bậc trung học, tốt nhất nên đi du học vào năm lớp 10 hay 11.

 

Du học trung học đắt hơn du học đại học vì học sinh còn quá trẻ, phải ở cư túc xá, và cần có người giám hộ. Nhưng vì còn trẻ, các em có thể học nói và nghe tiếng Anh nhanh hơn sinh viên đi du học bậc đại học. Phí tổn 1 một năm cho trung học từ 20,000 đến 30,000 đô la tùy theo sự lựa chọn.

 

Ở bậc Đại học, trường công và tư đều nhận sinh viên ngoại quốc. Cho Đại học công lập, tiền học tương đối thấp cho người dân địa phương nhưng rất đắt cho sinh viên ngoại quốc. Đại học tư, tiền học đắt cho tất mọi người, dân địa phương hay không không thành vấn đề.

 

Nếu học community college công, phí tổn hàng năm từ 12,000 đến 25,000 đô la tuy theo sự lựa chọn. Nếu học university công, phí tổn hàng năm khoảng 15,000 đến 30,000 tùy theo sự lựa chọn. Trường tư thường đắt hơn trường công nhiều.

 

- Hỏi: Những vùng nào ở Mỹ có chi phí đại học tương đối thấp?

 

- Đáp: Chi phí đại học thấp hay cao còn tùy vào một vài yếu tố như sau: Chọn community college hay university - Học phí của community college thường rẻ hơn university rất nhiều. Do đó sinh viên nên học community college hai năm đầu và chuyển tiếp lên university hai năm sau.

 

Chọn thành thị hay vùng quê, vùng xa.

 

Đời sống hàng ngày ở thành thị thường tốn kém nhiều hơn ở vùng quê vùng xa. Tuy nhiên thành thị thì vui hơn, nhất là những nơi có đông người Việt. Bạn có cơ hội học thêm lối tổ chức và đời sống phức tạp của đô thị Hoa Kỳ.

 

Cơ hội tìm việc làm chuyên môn ở thành thị cao hơn thôn quê. Do đó đô thị cho bạn nhiều cơ hội học hỏi và làm việc hơn. Còn ở vùng quê vùng xa thì buồn hơn. Tuy nhiên nó rất lý tưởng nếu bạn chỉ muốn học, học và học.

 

Chọn tiểu bang: Nếu bạn học ở community college, hai tiểu bang học phí rẻ nhất là Texas và New Mexico. Nếu bạn chọn university, tiểu bang học phí rẻ nhất là Oklahoma. Tổng quát mà nói, Đại học miền Nam Hoa Kỳ học phí hạ hơn miền Bắc.

 

- Hỏi: Chính quyền Hoa Kỳ quản lý du học sinh quốc tế như thế nào?

 

- Đáp: Sinh viên khi xin visa đi du học, Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn là nơi quyết định cho sinh viên qua Mỹ du học hay không. Nếu được chấp nhận, sinh viên được visa F-1 hay J-1 qua Mỹ du học. Visa này có giá trị một năm.

 

Nghĩa là sinh viên có thể dùng visa này đi lại giữa Mỹ và Việt Nam nhiều lần trong một năm mà không cần phải phóng vấn lại. Sau một năm, nếu sinh viên về thăm nhà, cần phải qua một phỏng vấn khác. Khi phỏng vấn lại, sinh viên phải chứng minh nhiều điều như đã nói ở các chương trình trước.

 

Khi qua đến Mỹ, sinh viên không còn trực thuộc vào sự quản lý của Sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nữa. Ở Mỹ, cơ quan quản lý sinh viên du học là Sở Di trú và Quan thuế. Sở Di trú ủy quyền cho đại học kiểm soát sinh viên.

 

Đại học dùng một hệ thống computer tên là SEVIS báo cáo cho Sở Di trú và quan thuế tình hình học tập của sinh viên. Nếu sinh viên học tốt, trường tiếp tục quản lý sinh viên đến khi học xong. Sau khi học xong một bằng, sinh có thể tiếp tục nghi danh học một bằng khác và tiếp tục ở Mỹ học.

 

- Hỏi: Du học sinh có được đi làm ở Mỹ hay không?

 

- Đáp: Theo luật di trú của Hoa Kỳ, du học sinh không được phép đi làm ngoại trừ những trường hợp sau:

 

1. Đi làm tạm thời cho đại học mình đang học: Nếu bạn tìm được việc làm tạm thời trong đại học, bạn không phải xin phép chính quyền. Research và teaching assistantship là một hình thức làm tạm thời cho đại học.

 

2. Đi làm bên ngoài khi được đại học cho phép - Du học sinh có thể xin phép đại học cho đi làm bên ngoài vào những ngành liên quan đến sự học để học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn.

 

3. Đi làm bên ngoài khi người tài trợ bị khó khăn về kinh tế. Khi người tài trợ, như bố mẹ bị khó khăn về kinh tế, sinh viên có thể xin phép sở Di trú giấy phép đi làm bên ngoài.

 

Đi thực tập sau khi tốt nghiệp: Sở Di trú cho phép sinh viên đi làm, thời hạn một năm, ngay sau khi tốt nghiệp.

 

Đi làm lâu dài khi được công ty Mỹ bảo lãnh: Những sinh viên có chuyên môn mà nền kinh tế Mỹ cần, họ có thể ở lại Mỹ làm việc lâu dài khi được công ty Mỹ xin cho một loại visa gọi là H1-B.

 

Đi làm lâu dài sau khi đính hôn với công dân Mỹ - Sau khi đính hôn và được sở Di trú chấp nhận, sinh viên có thể đi làm và được mọi quyền kinh tế như người dân Mỹ.

 

- Hỏi: Xin Giáo sư giới thiệu thêm về các nguồn thông tin hữu ích liên quan đến du học Hoa Kỳ?

 

- Đáp: Sau đây là một số nguồn thông tin hữu ích trong việc du học Hoa Kỳ.

 

1. Institute of International Education hay IIE: Đây là một tổ chức vô vụ lợi của Hoa Kỳ. Văn phòng IIE ở Việt Nam có nhiều thông tin về du học Hoa Kỳ mà bạn có thể tham khảo. Địa chỉ ở Sài Gòn là Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Lầu 9, Quận 1. Địa chỉ ở Hà Nội là số 2 Ngô Quyền, Phòng 505.

 

2. Web site cho TOEFL, SAT and GRE là www.ets.org, nơi đây bạn có thể tìm đủ mọi thông tin về ba môn thi này.

 

3.Muốn tìm một danh sách các trường trung học tư thục ở Hoa Kỳ - Web site này HTTP://WWW.EDUFAX.COM/ISL.HTML cho bạn tên và địa chỉ của rất nhiều trường trung học Mỹ nhận du học sinh.

 

4. Muốn tìm một danh sách các trường đại học ở Hoa Kỳ - Bạn có thể dùng Web site này <a href='HTTP://APPS.COLLEGEBOARD.COM/SEARCH/INDEX.JSP" target="new">HTTP://APPS.COLLEGEBOARD.COM/SEARCH/INDEX.JSP để tìm một đại học thích hợp với bạn nhất.

 

5. Muốn chuẩn bị đi du học bậc trung học: Trường tư thục Nam-Mỹ ở Sài Gòn, số 23, Đường 101 Phạm Thế Hiển, Quận 8 là một trường song ngữ Việt Mỹ. Trường có dạy chương trình GED, hay trung học Mỹ. Học sinh Nam-Mỹ có thể thi lấy bằng GED từ xa, do tiểu bang Maine cấp.

 

6. Muốn chuẩn bị đi du học bậc đai học ở Saì Gòn: Sàigòn Tech, Quang Trung Software City, Quận 12 là một community college của người Việt liên kết với Houston Community College System đào tạo nghề. Sinh viên tốt nghiếp Sài Gòn Tech sẽ được Houston Community College System cấp bằng Associate of Applied Science về ngành Computer Technology.

 

Muốn chuẩn bị đi du học bậc đại học và cao học ở Saì Gòn - Trung tâm đào tạo quốc tế của Đại học Quốc Gia, 166 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1 có những chương trình đào tạo 2+2 cho đại học và 1+1 cho cao học trình độ masters.

 

Chương trình 2+2, sinh viên học chương trình Mỹ, 2 năm đầu ở Việt Nam, hai năm sau ở một đại học Mỹ, và nhận bằng cử nhân từ đại học Mỹ. Chương trình 1+1, sinh viên học chương trình Mỹ một năm ở Việt Nam và một năm ở Mỹ, và nhận bằng masters từ đại học Mỹ.

 

Các trang web hữu ích có thể giúp các bạn muốn xin du học Hoa Kỳ:

 

- Trang web về giáo dục Hoa Kỳ: http://www.educationusa.state.gov/

 

- Trang web về chiếu khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: http://travel.state.gov/visa/

 

- Trang web về thông tin du học: http://www.iie.org/

 

LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHN DI DN TÍNH ĐẾN THNG 04-2006

 

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thnh nin, cha- mẹ của cơng dn Hoa Ky, luơn luơn hiệu lực)

B- Ưu tin F1-1:          Xt đến 22-04-2001

C- Ưu tin F2-A:          Xt đến 01-03-2002

D- Ưu tin F2-B:          Xt đến 15-07-1996

E- Ưu tin F3:              Xt đến 22-07-1998

F- Ưu tin F4:              Xt đến 08-11-1994

G- Tu Sĩ-SR:              Luơn luơn hiệu lực

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 860AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

 

 

Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 3511)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2705)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1993)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 2024(Xem: 2702)
(Robert Mullins International) Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp. Bầu cử năm 2024. Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Đảng Cộng hòa vào năm 2024 đang cố gắng chống người di dân hơn ông Donald Trump. Ví dụ, doanh nhân Vivek Ramaswamy ca ngợi gia đình di dân nhập cư của mình, đồng thời thúc đẩy các chính sách thực thi di dân cứng rắn.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2787)
(Robert Mullins International) Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000. Phần lớn sự gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài trong năm ngoái là để học các chương trình toán và khoa học máy tính.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2798)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao. Các quan chức của IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) nói với Liên Hợp Quốc rằng hơn một nửa số vụ bị buộc phải "di tản trong nước", với tổng số 32,6 triệu người vào năm ngoái, là do các sự kiện liên quan đến khí hậu. Do các cuộc chiến tranh, như cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đã khiến nhiều người tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở một đất nước mới và làm gia tăng căng thẳng khi họ đến đó.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3290)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021: Việc làm: Người di dân đến để làm các nghề nghiệp đặc biệt, hoặc công việc nông nghiệp tạm thời: 41,8% số người mới đến.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2954)
(Robert Mullins International) Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác. Đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ chiếm khoảng 20 đến 25% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3396)
(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ. Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai. Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai? Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3395)
(Robert Mullins International) Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới. Các đề xuất sẽ bao gồm đơn giản hóa quy trình gia hạn đối với người có chiếu khán J-1 và F-1, hiện đại hóa các quy định về chiếu khán H-1B, cập nhật bảng danh sách kỹ năng của khách trao đổi J-1, và thiết lập Chương trình thu hút nhân tài AI trên toàn cầu.