Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên "j-1" Từ Việt Nam

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 200600:00(Xem: 121007)
Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên "j-1" Từ Việt Nam

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

 

Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.

 

Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm. Trang nhà của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đăng tải những thông tin liên quan đến chương trình trao đổi giáo dục này. Qúy vị có thể vào địa chỉ http://uscongenhcmc.org và xem mục "Học tại Hoa Kỳ" (Study in U.S.) ở phía dưới, bên phải màn ảnh.

 

Sau khi hoàn tất việc học, các sinh viên chưa tốt nghiệp và các chuẩn-tiến-sĩ được phép có 18 tháng thực tập, và các sinh viên hậu-tiến-sĩ có 36 tháng cho việc thực tập.

 

Chương Trình Khách Trao Đổi Tiến Hành Ra Sao?

 

Mỗi vị khách trao đổi này phải được bảo trợ. Người bảo trợ chương trình chiếu khán J-1 phải được Bộ Ngoại Giao chấp thuận để tiến hành một chương trình khách trao đổi. Những tổ chức sau đây hợp lệ để nộp đơn xin làm bảo trợ viên:

 

- Các cơ quan chính phủ địa phương, tiểu bang hay liên bang Hoa Kỳ;

 

- Các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ là một thành viên, và có văn phòng tại Mỹ, hoặc;

 

- Các tổ chức nổi tiếng được điều hành bởi các công dân Hoa Kỳ.

 

Quy Định Cư Trú Hai Năm Tại Quê Hương

 

Một người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện J-1 bị chế tài theo quy định phải sống hai năm ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Thông thường, thời gian sinh sống hai năm phải được trải qua trên chính quê hương của họ.

 

Nếu không được miễn, ngoại kiều này không hợp lệ xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là họ không thể xin quy chế Thường trú nhân, hay bất cứ loại chiếu khán không di dân khác.

 

Quy định hai năm được áp dụng:

 

- Nếu chính phủ Việt Nam cấp tài chánh cho sinh viên, hay

 

- Nếu chính phủ Việt Nam yêu cầu rõ rệt việc phục vụ của những cá nhân này qua kiến thức hay năng khiếu đặc biệt của họ, hay

 

- Nếu người này đến Mỹ để hoàn tất hay thực tập chương trình y học.

 

 

Tuy nhiên, việc quy định hai năm cư trú ở quê hương có thể được miễn trong một vài trường hợp như sau:

 

- Quy định hai năm kể trên gây nên tình trạng vô cùng khó khăn cho người hôn phối là thường trú nhân, hay công dân Mỹ, hoặc con cái của họ,

 

- Quy định hai năm kể trên sẽ đưa đến việc ngược đãi người sinh viên vì lý do chủng tộc, tôn giáo, hay quan điểm chính trị,

 

- Chính quyền của người sinh viên này cho thấy họ không phản đối việc người này lưu lại Hoa Kỳ,

 

- Một cơ quan chính phủ Mỹ yêu cầu việc miễn trừ này vì lợi ích của Hoa Kỳ.

 

Ghi chú: Các quy định hợp lệ về chiếu khán J-1, và các luật lệ liên quan đến việc miễn trừ, thường xuyên thay đổi, do cảm nghĩ của Quốc hội về vấn đề di trú, về sinh viên ngoại quốc, và an ninh quốc gia.

 

Hỏi Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Tôi là nam sinh viên diện J-1, và dự tính sẽ kết hôn sớm với một công dân Hoa Kỳ. Chúng tôi đang mong đợi sẽ có con sau khi cưới nhau vài tháng. Liệu việc kết hôn với một công dân Hoa Kỳ và sinh con ở Mỹ có cho phép tôi ở lại Mỹ không, hay tôi sẽ phải trở về Việt Nam trong hai năm?

 

- Đáp: Có lẽ bạn sẽ cần thêm yếu tố để xin miễn trừ, chẳng hạn như khó khăn về y tế, hay vợ của bạn sẽ bị ngược đãi nếu theo bạn về Việt Nam sống trong hai năm. Nhưng hai yếu tố này có vẻ không nằm trong trường hợp của bạn.

 

- Hỏi: Tôi đang theo học kỹ sư điện tử tại Hoa Kỳ. Tôi có thể xin miễn quy định hai năm sống trên quê nhà, nếu Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn cho tôi một "Thư Không Phản Đối" (việc lưu lại trên đất Mỹ)?

 

- Đáp: Có thể bạn phải mất nhiều thời gian để được một lá thư như vậy, nhưng cũng có thể được đối với những người học ngành của bạn.

 

- Hỏi: Những học sinh Việt Nam có thể xin chiếu khán J-1 để xin vào trường Trung Học ở Hoa Kỳ không?

 

- Đáp: Có thể được, nếu họ tìm được một chương trình bảo trợ J-1 phù hợp với học sinh Trung Học. Họ có thể vào trường Trung Học không quá hai lục quá nguyệt, và chương trình bảo trợ J-1 phải trả học phí cho trường. Tương tự, chương trình bảo trợ phải tìm một gia đình để học sinh này có thể tá túc.

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101796)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99181)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101323)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102159)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106234)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 101553)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 105875)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99348)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 103792)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103067)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.