Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn (phần 4)

Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 200600:00(Xem: 121292)
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn (phần 4)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Chủ đề kỳ này được đúc kết tiếp theo một bài viết của ông John Combs, luật sư di trú từ thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Bài viết của ông sẽ được in trên tập Cẩm Nang Duyệt Xét Từ Lãnh Sự của Hiệp Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ.

 

- Vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh:

 

Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn và người bảo lãnh không tính số người trong gia đình mình chính xác.

 

- Những giấy tờ bổ xung và đơn đặc biệt: Các đương đơn được bảo lãnh không thể cung cấp những bằng chứng liên hệ trong các hồ sơ bảo lãnh trực hệ có thể được yêu cầu thử nghiệm liên hệ huyết thống (DNA). Nhân viên lãnh sự sẽ cấp đầy đủ các thông tin này cho đương đơn. Người bảo lãnh có thể xin Bộ phận thông tin của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ gửi các thông tin về việc thử DNA qua đường bưu điện.

 

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn hiện là nơi giải quyết tất cả các đơn xin chiếu khán (visa) di dân, và tất cả đơn xin chiếu khán loại K (thí dụ như diện hôn thê/hôn phu) ở Việt Nam.

 

Đương đơn muốn xin dời ngày phỏng vấn sẽ được Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ấn định một ngày khác, thông thường là từ ba đến bốn tháng sau. Đương đơn được bảo lãnh, hoặc người bảo lãnh, có trách nhiệm thông báo cho Tổng lãnh sự biết ngay nếu có sự thay đổi địa chỉ nhận thư.

 

- Hồ sơ con nuôi: Tất cả những hồ sơ con nuôi sẽ được duyệt xét tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Phương thức giải quyết hồ sơ diện này vẫn dựa theo việc thi hành nghị định mới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Quý vị có thể tham khảo thêm qua địa chỉ trang nhà điện tử về các thông tin mới nhất: http://hanoi.usembassy.gov/orphan_visas.html .

 

- Văn phòng Di trú USCIS tại Sài Gòn: Văn phòng cơ quan di trú Hoa Kỳ (CIS) trước ở trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, đã chuyển lại cho Văn phòng Thi Hành Luật Quan Thuế và Di Trú. Một nhân viên của cơ quan di trú CIS hiện làm việc tại Diamond Plaza (số 34 đường Lê Duẩn, Quận 1), nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ nhân viên di trú sẽ cung cấp những dịch vụ nào. Các Thường trú nhân hợp lệ nếu làm mất Thẻ Thường Trú Nhân nên liên lạc với Văn phòng Thi Hành Luật Thuế Quan và Di Trú ở Sài Gòn Center, số 65 đường Lê Lợi, Lầu 9. Nếu văn phòng này không thể giúp đỡ, qúy vị nên liên lạc trực tiếp với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.

 

Hỏi - Đáp:

 

- Hỏi: Cách nào tối nhất để điền đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 mà không bị sai sót?

 

- Đáp: Nếu tự làm đơn khai thuế cho chính mình, qúy vị có thể điền đơn I-864 chính xác. Nếu thuế của qúy vị do một nhân viên chuyên môn phụ trách, qúy vị vẫn có thể điền đơn này với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm điền đơn I-864.

 

- Hỏi: Ngoài việc làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh không chính xác, những lý do thông thường nào khác khiến nhân viên Lãnh sự từ chối một hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu?

 

- Đáp: Trong hầu hết những hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự muốn nhiều bằng chứng hơn về sự liên lạc từ lúc đầu hai người mới quen nhau. Nếu không có đủ bằng chứng liên hệ trước khi cưới hay đính hôn, hồ sơ có thể sẽ không thành công được.

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

     

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 117727)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 119450)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128258)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 121664)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122450)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123060)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 127422)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120242)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121097)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120091)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).