Những Giọt Nước Mắt Giữa Sài Gòn....

Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 200600:00(Xem: 117453)
Những Giọt Nước Mắt Giữa Sài Gòn....

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ. Người mẹ đã bật khóc.

Hạ Sài Gòn, tháng Sáu, như có mưa...

Tờ chiếu khán du học mà người thanh niên cầm trên tay vốn không đơn giản như một bài toán cộng. Đó là một câu chuyện dài của bốn năm trước.

Tháng 4 năm 2002, khi theo mẹ sang du lịch tại Hoa Kỳ, Trí không thể ngờ mình sẽ vào một khúc rẽ thay đổi cả tương lai học vấn của em.  Thung Lũng Hoa Vàng tại San Jose đã chào đón cậu bé 13 tuổi bước vào một cộng đồng nổi tiếng về điện tử tại Hoa Kỳ, một nơi mà Trí chỉ nghe nói, và sau này, qua mạng điện tử, cậu chỉ được thấy hình ảnh.

Cùng với mẹ ở chơi nhà một người dì có hai đứa con nhỏ đang cắp sách đến trường tiểu học ở gần nhà, Trí thường đưa hai em họ đến trường và đôi khi thử khả năng Anh ngữ của mình với vài  giáo viên. Trí đã thấy bị lôi cuốn với hệ thống giáo dục ở đây, dù mới chỉ là cấp tiểu học.

Là một than niên mạnh dạn và nghị lực, Trí đã xin mẹ và dì thử xin học Anh ngữ tại một trường trung học ở quận hạt Alameda. Điều đầu tiên làm Trí ngạc nhiên là ban giám hiệu trường không hề hỏi giấy tờ di trú của Trí và ngay cả không đòi hỏi học phí. Trí mới biết ở một quốc gia tự do, giàu mạnh, việc giáo dục và đạo tạo là việc ưu tiên cao nhất. Ở đây không thiếu chữ, chỉ lo không muốn học. Trí nghĩ vậy.

Thực tình, với suy nghĩ đơn giản đầu tiên, Trí chỉ muốn thử tham dự một vài lớp hè về sinh ngữ. Nhưng mỗi ngày đến trường, Trí càng tăng thêm sự thích thú khi có nhiều cơ hội tìm hiểu, trao đổi về văn hóa thế giới, nhất là văn hóa Hoa Kỳ, về ngoại ngữ trao đổi với bạn bè và đời sống phong phú ở nơi xứ lạ quê người này.

Mẹ của Trí là người khổ tâm nhất khi biết con mình nài nỉ xin ở lại với dì để xin học trọn niên khóa 2002-2003, vì bà phải về lại Việt Nam lo việc làm ăn. Trước quyết tâm và lời xin bổ ích của Trí, bà mẹ đã chiều con và về lại Việt Nam nhưng cũng biết rằng Trí không thể ở lại quá hạn chiếu khán (visa) cho phép. Đó là lý do tại sao Trí đã không xin gia hạn chiếu khán hoặc xin chuyển diện học vấn.

Trong niên khóa đầu tiên, với chương trình học thực tiễn, khoa học và kỹ thuật thực nghiệm tân tiến, Trí mới nhận ra một điều là những gì em học hơn một năm ở đây được thu hoạch nhiều hơn 8 năm trung học ở quê nhà.

Nhưng, những ước mơ của Trí đã chạm phải một thực tế bình thường tại Hoa Kỳ. Trường học rộng mở đón Trí nhưng việc ở lại Hoa Kỳ quá hạn chiếu khán sẽ cản trở tương lai học vấn của em nếu em không cư ngụ hợp lệ.

Nỗi lo lắng đó đã được mẹ Trí gửi gấm cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International trước khi đưa Trí trở về  Viet Nam,  để chính thức xin chiếu khán du học, một thủ tục không đơn giản và xác suất được cấp chiếu khán diện này khá khiêm tốn trong thời gian gần đây.

Mùa Đông tháng 12 năm 2003, Trí theo mẹ trở về quê hương.

Trở lại theo học lớp 9 ở Việt Nam, rồi đến lớp 10 và 11, Trí vẫn cố gắng học tập tối đa, nhất là trau dồi khả năng Anh ngữ để mong một ngày trở lại Hoa Kỳ đi học. Nhưng có một điều Trí biết rất rõ là em không thích ứng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam, sau khi đã theo học 20 tháng tại Hoa Kỳ.

Với ý chí của con trai, cha mẹ Trí cố gắng lo thủ tục du học cho con, nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Trong ngày phỏng vấn tháng 6 năm 2006, đơn xin chiếu khán du học của Trí bị bác và được yêu cầu phải nộp "giấy gia hạn trong thời gian ở tại Mỹ 20 tháng". Đây là loại giấy duy nhất được yêu cầu nộp và cũng là loại giấy mà Trí không thể có được.

Mẹ Trí đã liên lạc trở lại với Văn phòng Robert Mullins International tìm sự giúp đỡ, và Văn phòng đã vào cuộc.

Một tháng sau, nắng hè Bắc Cali đã đón Trí trở lại Hoa Kỳ chính thức với chiếu khán du học sinh. Mẹ Trí vẫn có mặt với con trong chuyến đi này. Lại một lần nữa, người mẹ vẫn tận tụy theo từng bước chân con, như hôm qua, hôm nay, và cho đến cuối đời.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2006

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-01-1997 (Thụt lùi 36 tháng)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 08-09-1999 (Tăng 1 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 22-09-1996 (Tăng 4 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 08-09-1998 (Tăng 2 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 15-06-1995 (Tăng 6 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực


Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128480)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 212991)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 133792)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123550)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119365)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121289)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134198)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 143833)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 128584)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 123675)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.