Tại Sao Người Mỹ Muốn Xin Con Nuôi Từ Nước Ngoài?

Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 200600:00(Xem: 128275)
Tại Sao Người Mỹ Muốn Xin Con Nuôi Từ Nước Ngoài?

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.

Trong chương hội thoại của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tiết mục Lá Thư Mỹ Quốc của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), phát thanh ngày 13/11/2006 vừa qua, sẽ gửi đến quí vị một số chi tiết về lý do tại sao người Mỹ muốn xin con nuôi từ nước ngoài cùng những luật lệ cũng như những phí tổn của việc xin một em bé nước ngoài về làm con nuôi.

Ngôi sao nhạc pop lừng danh thế giới của Hoa Kỳ, cô Madonna, mới đây đã xin một bé trai 1 tuổi từ Malawi, một trong những nước Phi Châu nghèo nhất thế giới và đem về Luân Đôn, nơi cô và gia đình cô cư trú, mặc dù cô đã có hai con ruột.
 
Bé trai người Malawi tên David mồ côi mẹ, cha của em là 1 nông dân. Người cha này nói là ông không thể chăm sóc nổi cho đứa con nên đã đem em cho viện mồ côi.

Cô Madonna đã tặng hàng triệu đô la để giúp các trẻ mồ côi tại Malawi, và cô chỉ muốn tạo dựng một đời sống tốt đẹp hơn cho bé, ấy thế mà cũng có người lên tiếng chỉ trích rằng tại sao lại nhận một đứa bé làm con nuôi khi cha của bé vẫn còn sống. Một số chuyên gia tâm lý và cán sự xã hội cho rằng nếu được chăm sóc đầy đủ thì một đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi được sống tại chính quê hương của em.

Thủ tục nhận bé trai David làm con nuôi vẫn chưa kết thúc. Tòa thượng thẩm ở Malawi chỉ cho phép cô Madonna và chồng cô tạm thời được quyền nuôi dưỡng bé trong 18 tháng . Trong khoảng thời gian đó , một cán sự xã hội sẽ đến thăm và theo dõi và báo cáo về cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé David như thế nào.

Đã vậy một ủy ban gồm 67 nhóm nhân quyền tại Malawi còn tranh cãi rằng luật tại nước này thường cấm không cho người nước ngoài xin con nuôi từ Malawi. Ủy ban này đã có hành động pháp lý để đoan chắc là cô Madonna không được đối xử đặc biệt.

Cô Madonna nói rằng cô không hề được đối xử đặc biệt, và cũng có những nguời lên tiếng ủng hộ cho cô. Một trong  những người này là bà Jane Aronson, một chuyên gia có uy tín trong lãnh vực nhận con nuôi và là người đứng đầu Hiệp Hội Trẻ Mồ Côi Thế Giới. Bà cho rằng cô Madonna đang đem đến cho bé David một cuộc sống mới.
 
Nhưng không phải người Mỹ nào sang nước khác xin con nuôi cũng nổi tiếng . Có những người bình thường như ông bà Miriam và John Baxter, cư dân tại Maryland. Họ đã có 1 con gái nhưng muốn xin thêm con nuôi. Lúc đầu họ tính xin  từ  Trung Quốc nhưng rồi văn phòng cung cấp giấy tờ về những thủ tục xin con nuôi từ Trung Quốc tại thành phố New York đã đóng cửa tạm sau khi xảy ra vụ khủng bố năm 2005, thế là cặp vợ chồng này đã quay sang xin con nuôi nam Triều Tiên. Bé trai làm con nuôi cặp vợ chồng này tên là Matthew. Em được cha mẹ nuôi mang về Mỹ lúc 7 tháng tuổi. Giờ đây thì em đã lên 5.

Tại Hoa Kỳ cũng có rất nhiều trẻ có thể nhận làm con nuôi nhưng số trẻ này tuổi tương đối đã lớn ,trong số đó có  những em tật nguyền hoặc có vấn đề tâm lý. Trong khi những người xin con nuôi thường muốn nhận các em khỏe mạnh, và còn thật nhỏ chưa biết gì. Số các trẻ nhỏ sinh ra tại Hoa Kỳ cho làm con nuôi ngày càng giảm đi, vì từ năm 1973 phụ nữ Mỹ có quyền phá thai nếu họ không muốn có con, và càng ngày càng có thêm những bà mẹ độc thân giữ con để nuôi thay vì đem cho. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người Mỹ sang nước khác xin con nuôi. Con số con nuôi từ nước ngoài đến Hoa Kỳ năm 1989 là 8 ngàn em. Năm 2005 lên tới gần 23 ngàn.

Văn phòng thống kê dân số Hoa Kỳ cho hay có đến 2,5% trẻ em tại Hoa Kỳ là con nuôi. Trong số này 13% là trẻ sinh tại nước ngoài.
 
Theo phúc trình của sở di trú thì năm 2005, số con nuôi xin từ nước ngoài vào Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc và Nga. Năm 2005, số con nuôi xin từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ là 8.000 em. Cũng có nhiều em được xin từ Guatemala và Nam Hàn.
 
Luật lệ xin con nuôi thay đổi tùy theo từng tiểu bang tại Hoa Kỳ. Nhưng nói chung thì những ai xin con nuôi đều phải chứng minh họ có khả năng đem đến cho đứa trẻ một cuộc sống gia đình đầy đủ và êm ấm. Nhưng có khi họ phải chờ nhiều năm rồi cơ quan lo vấn đề xin con nuôi mới tìm ra cho họ được một bé.

Theo ước tính, chi phí xin con nuôi tại Hoa Kỳ trung bình khoảng gần 20.000 đô la. Nhưng một số những cha mẹ xin con nuôi còn phải trả nhiều hơn thế.  Xin con nuôi từ nước ngoài cũng rất tốn kém. Lấy thí dụ, phí tổn xin một đứa trẻ từ Nga làm con nuôi có thể lên đến hơn 30.000 đô la.
 
Có rất nhiều cơ quan giúp xin con nuôi tại Hoa Kỳ đảm nhận luôn cả việc xin con nuôi từ nước ngoài. Những trường hợp xin con nuôi dù ở trong nước hay từ nước ngoài thường phải mất nhiều thời giờ chờ đợi nhiều tháng có khi cả mấy năm trời. Những cơ quan phụ trách việc xin con nuôi và bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra một số những đòi hỏi mà người đứng xin con nuôi nước ngoài phải hội đủ. Đó là: người đứng xin  phải đầy đủ sức khỏe và có đủ điều kiện tài chính để nuôi dưỡng và chăm sóc cho đứa bé đâu vào đấy. Họ phải qua điều tra xem từ trước tới giờ có can tội hình sự hay không. Và một cán sự xã hội sẽ được phái đến để xem xét, lượng định hầu bảo đảm rằng gia đình đó sẽ là mái ấm che chở và nuôi dưỡng đứa bé cho nên người.
 
Thêm vào đó, những người đứng đơn xin con nuôi nước ngoài phải thỏa mãn đầy đủ những đòi hỏi của các cơ quan phụ trách thủ tục cũng như của chính phủ hai nước đưa ra.

Nói cụ thể, nhiều trung tâm cho con nuôi tại nước ngoài thường đòi người đứng đơn phải sang nước sở tại 2 lần. Lần thứ nhất để họ gặp và ở chơi với đứa con nuôi tương lai một thời gian. Lần thứ nhì là để hoàn tất thủ tục. Khi trở về Mỹ thì những cha mẹ nuôi này còn phải hoàn tất những giấy tờ đòi hỏi từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
 
Một số bác sỹ tại Hoa Kỳ đã cung cấp những dịch vụ y tế đặc biệt cho các cha mẹ nuôi xin con từ nước ngoài. Họ cần được lưu ý rằng đứa con mà họ xin từ nước ngoài có thể sẽ không khỏe mạnh như bề ngoài của các em. Một thí dụ cho thấy là bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tuần qua đã ra thông cáo lưu ý bất cứ người Mỹ nào xin con nuôi từ miền nam nước Kazakhstan nên đem đứa bé đi thử HIV, vì chính phủ nước này mới đây loan tin rằng có đến 61 trẻ sinh sống trong vùng Shimkent đã bị nhiễm vi rút gây bệnh AIDS.

Còn về vấn đề giữ gìn bản sắc và gốc gác văn hóa cho đứa trẻ xin từ nước ngoài thì mức độ là tùy cha mẹ nuôi, và đứa bé cảm thấy như thế nào khi lớn lên trong một gia đình và một môi trường khác với nơi mà các em đã ra đời là điều khó đoán biết trước.

Riêng đối với trường hợp của em Matthew  Baxter năm nay 5 tuổi chung sống với cha mẹ và người chị Mỹ trắng từ lúc mới 7 tháng thì mọi chuyện rất tốt đẹp. Bà mẹ Miriam Baxter luôn hãnh diện cho mọi người biết rằng tuy bà không sinh ra bé Matthew  da vàng  nhưng đối với bà cậu bé chẳng khác gì con ruột của bà vậy.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2006

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 22-04-01 (Không thay đối)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 01-03-02 (Tăng 6 tháng)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 08-03-97 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 08-12-98 (Tăng 3 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 01-12-95 (Tăng 5 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực


Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128480)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 212991)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 133791)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123550)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119364)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121289)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134197)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 143833)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 128584)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 123674)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.