Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ (phần 2)

Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 200700:00(Xem: 120473)
Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ (phần 2)

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2007

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Mới đây, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.

Trong đề tài kỳ trước, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu cuộc trao đổi giữa phóng viên Phương Anh của đài Á Châu Tự Do (RFA) với ông Jack King, hiện là Giám Đốc Chương Trình Quốc Gia Về Chính sách của Bộ Nông Nghiệp thuộc tiểu bang California, là người trực tiếp làm việc về đạo luật "Ag Job" liên quan đến vấn đề tuyển lựa người nước ngoài đến làm việc trong các nông trại tại Hoa Kỳ.

Để cung cấp thêm thông tin cho những người quan tâm hiểu rõ hơn về diện Visa H2A này, chúng tôi xin gửi tới quí vị những chi tiết cụ thể hơn do phóng viên Phương Anh thực hiện, qua lời trình bày của một viên chức trong Bộ Lao Động Hoa Kỳ, và một luật sư người Mỹ, chuyên làm việc trong lãnh vực di trú và xin visa H2A.

Theo lời của một viên chức trong Bộ Lao Động Hoa Kỳ, xin không nêu danh tánh, chuyên xem xét các đơn xin của những chủ nhân, thì có rất nhiều loại visa cấp cho những ai muốn đến Mỹ làm việc. Một trong những loại visa đó là H2A, bà nói:

"Có một số visa dành cho những người chủ nạp đơn để xin mướn những người nước ngoài đến Mỹ làm việc. Một trong những visa đó gọi là H2A visa. Ngoài ra, còn có một loại visa H2B, cũng dành cho những người không có tay nghề, và không nhất thiết phải làm trong các nông trại.

Visa H2B này thì chỉ được cấp một lần, và cũng làm việc trong một thời gian mà thôi. H2A visa chỉ được cấp trong một thời gian tạm thời để làm việc theo vụ mùa và có thể được phép đến nhiều lần. Bộ Lao Động của chúng tôi là một thành phần trong tiến trình cưú xét những đơn này. Những người chủ phải nộp đơn nơi chúng tôi trước.

Chúng tôi là những người xem xét các đơn đó trước, xem những người chủ có thực sự cần mướn thêm những người ở nước ngoài không. Nếu đúng, chúng tôi sẽ chấp thuận, nhưng Sở Di Trú Hoa Kỳ mới là người quyết định sau cùng".

Trước khi được cấp visa, người được chấp thuận sẽ được Bộ Lao Động cấp một giấy công nhận, thường được gọi là Labor Certification. Bà nói tiếp:

"Tiến trình cho phép mướn người nước ngoài, mà chúng tôi thường gọi là Labor Certification, để xác minh rằng, những người nước ngoài đến Mỹ làm việc không lấy mất việc, hay không ảnh hưởng đến mức lương của cư dân Hoa Kỳ.

Tiến trình xét giấy phép này phải được trải qua 3 giai đoạn ở 3 nơi: Bộ Lao Động, Bộ Ngoại Giao, và Bộ Nội An. Cả 3 cơ quan này đều phải xem xét thật kỹ lưỡng và chịu trách nhiệm về chuyện mướn người nước ngoài đến Mỹ làm việc".

Bên cạnh đó, luật sư Donovan E. Thomas, hiện đang hành nghề tại tiểu bang Maryland, và thường xin visa H2A cho những người đến từ Ấn Độ và các nước ở Phi Châu, cũng cho biết rằng:

"Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến một hình thức Visa H2A mới, tức loại visa cấp cho những ngươì làm việc trong các nông trại dưới 1 năm, và được đệ trình đến quốc hội Hoa Kỳ, gọi là "Guest Worker" [tức Khách Công Nhân] hay gọi là "Ag Job program" (tức Chương trình Nông vụ), chương trình này sẽ làm cho việc xin visa H2A dễ dàng hơn, nhưng chuyện này thì chưa được thông qua.

Tôi xin nói như thế này cho dễ hiểu, visa H2A visa đang hiện hành thì rất giới hạn, và không có cơ hội cho những người đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, trong đó có cả một số người Việt, được chính thức ở lại.

Chuyện cấp thẻ xanh thì chỉ xảy ra cho diện Visa H2A mới, tức dưới chương trình Ag Job, cho những người cư ngụ bất hợp pháp, có nghĩa là mở một cánh cửa cho họ. Ngoài ra, cũng dễ dàng xin cho những nông dân nước ngoài đến làm việc hơn.

Nhưng chuyện này thì chưa đi đến đâu hết. Trở lại việc xin visa H2A đang hiện hành, thì ai cũng có thể xin hết, ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, nếu thuyết phục được những chủ nhân mướn người từ Việt Nam sang".

Ngoài ra, ông cũng cho biết về những điều kiện làm việc ở các nông trại, nhất là khi nhiệt độ lên cao ở một số tiểu bang. Ngoài ra, đó là chưa kể đến một số chủ nhân xấu, không thực hiện đúng theo hợp đồng. Ông nói:

"Việc đến Hoa Kỳ làm việc theo diện Visa H2A không cần phải có tay nghề vì quí vị sẽ làm việc ở trong các nông trại, nhưng quí vị nên nhớ rằng thời tiết và khí hậu ở bên Mỹ này khắc nghiệt lắm.

Khi làm việc ở các nông trại, quí vị phải đi hái trái cây, làm cỏ, v..v.. dưới nhiệt độ có khi cao đến 110 độ F (tức 40 độ C) suốt 8 tiếng đồng hồ. Quí vị phải có một sức khoẻ rất tốt, vì làm việc ngoài trời suốt ngày, phải chịu đựng ánh nắng mặt trời gay gắt. Đó là chưa kể đến trường hợp có những người chủ không tốt, họ lợi dụng quí vị, có khi lại còn giảm tiền lương của quí vị.

Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.

Cho nên, trước khi quí vị đến làm việc, quí vị phải nên biết sơ lược về công việc quí vị sẽ làm và người chủ của quí vị".

Cũng liên quan đến chuyện một số nguồn tin từ trong nước cho hay nhà nước Việt Nam đã sẵn sàng gửi lao động sang Mỹ để làm việc trong các nông trại. Luật sư Donovan E. Thomas cho rằng:

"Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam quan tâm đến hình thức Visa H2A mới nhiều hơn, vì nói gì đi chăng nữa thì những người đến Mỹ làm việc dưới bất cứ hình thức nào, hàng năm, họ gửi tiền về nước rất nhiều, và những người Việt Nam cũng vậy. Do đó, đây là điểm rất lợi cho kinh tế ở trong nước, nhưng mà phải nên nhớ rằng loại visa H2A mới chưa được thông qua đâu".

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-05-01 (Tăng 1 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 22-03-02 (Tăng 1 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 15-05-97 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-02-99 (Tăng 4 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 15-02-96 (Tăng 5 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96559)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98158)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98731)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106340)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109069)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101825)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102494)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102890)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102874)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97339)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.