Những Điều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ (2)

Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 200700:00(Xem: 123666)
Những Điều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ (2)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
 
Kỳ trước, qua bài  phỏng vấn của phóng viên Trà Mi thuộc đài Á Châu Tự Do (RFA) với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở tiểu bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam, chúng ta đã được giáo sư Hiển cho biết nhiều thông tin hữu ích cho sinh viên du học chọn trường thích hợp. Kỳ này, chúng ta sẽ theo dõi tiếp phần cuối bài phỏng vấn này. 

- Hỏi: Các sinh viên Việt Nam khi quyết định du học thường có xu hướng đăng ký vào một trường cao đẳng cộng đồng thay vì trường đại học vì những yêu cầu, điều kiện dễ dãi hơn, hầu qua được đến Mỹ rồi mới tìm cách đối phó sau. Ý kiến của giáo sư về sự chọn lựa này ra sao?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Theo tôi, vấn đề học cao đẳng cộng đồng hay đại học đều tốt cả, vì hệ thống đại học ở Mỹ rất là liên thông. Ví dụ một du học sinh đăng ký học cao đẳng cộng đồng mà muốn sau này chuyển sang học đại học, anh ta có thể đến trường đại học đó tìm hiểu xem những yêu cầu của trường đối với bằng cử nhân 4 năm đại học là gì.

Sau đó, anh ta đăng ký những môn học trong 2 năm đầu ở trường cao đẳng cộng đồng trùng với những môn của 2 năm đầu ở trường đại học. Học xong 2 năm đầu, 2 năm sau anh ta có thể chuyển qua đại học học tiếp được. Do đó, vấn đề cộng đồng hay không cộng đồng không quan trọng.

Tuy nhiên, nếu mình được một trường đại học nhận vào thì khi đi phỏng vấn xin visa, người ta thấy rằng mình có năng lực, có thể đi qua học thành công thì cơ hội được visa sẽ cao hơn. Nếu mình đăng ký du học ở một trường cao đẳng cộng đồng thì cơ hội sẽ không mạnh như vậy. Tôi thấy những người xin đi học cao đẳng cộng đồng thường xin trường nhận vào học các chương trình tiếng Anh (ESL) trước.

Đại đa số các trường hợp này đều không được cấp visa. Nếu vào thẳng ngành học chính của các trường cao đẳng cộng đồng thì các điều kiện họ đòi hỏi cũng không dễ đâu. Ví dụ như trường Houston Community College ở thành phố Houston, Texas, nơi tôi đang sống, họ yêu cầu điểm TOEFL trên 550 để được chấp nhận vào thẳng ngành học chính.
Trong khi đó, yêu cầu của trường đại học lớn ở Houston là University of Houston đối với du học sinh cũng là 550 điểm TOEFL. Đa số các học sinh đủ khả năng tiếng Anh thì sẽ xin vào thẳng đại học. Học ở cao đẳng cộng đồng có một cái lợi là học phí hạ, thường chỉ bằng 1/3 học phí của đại học. Do đó học 2 năm đầu ở cao đẳng cộng đồng thì rất đỡ về tiền.

- Hỏi: Nhưng nếu đăng ký ở một trường cao đẳng cộng đồng rồi sau đó chuyển sang đại học thì có kéo dài thời gian?

- Câu trả lời của Giáo sư Trần Văn Hiển là "Không có": Ở cao đẳng cộng đồng, ta có thể học 2 năm đầu của chương trình 4 năm đại học, khi chuyển sang đại học thì chuyển thẳng vào năm thứ 3, cho nên không mất thời gian. Trường hợp mất thời gian là những người không đủ sức xin vào học đại học mà xin giấy nhập học ở cao đẳng cộng đồng, khi vào trường, họ cho mình học các chương trình tiếng Anh trước.

Cách các trường cao đẳng cộng đồng nhận học sinh vào rất dễ, nhưng chính điều này sẽ gây ra một phiền toái khác. Đó là đương sự không đủ sức để thuyết phục các nhân viên lãnh sự quán khi đi xin visa. Những người nhận được đơn nhập học của các cao đẳng cộng đồng là những người có trình độ tiếng Anh kém, nhận được đơn I-20 để qua học tiếng Anh chứ không phải là được nhận vào thẳng chương trình học.

- Hỏi: Để chọn được một ngôi trường tốt, uy tín, danh tiếng, và có chất lượng cao, sinh viên đặc biệt cần phải lưu ý những điều gì? Những yếu tố nào được gọi là ưu tiên cần phải cân nhắc đầu tiên?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Vấn đề đầu tiên, trường đó có được kiểm định chất lượng tối thiểu hay không. Khi xin du học, mình phải lựa các trường được kiểm định chất lượng của 1 trong 6 cơ quan vùng của nước Mỹ. Ví dụ như muốn đi vùng Đông Nam thì có một hiệp hội gọi là SACS, vùng miền Tây thì có hội Western Association (bao gồm California, Oregon, Washington..)

Ngoài ra, còn có các hiệp hội của các vùng như North Central (bao gồm Arizona, New Mexico, Oklahoma..), vùng Middle State (như Michigan, Ohio..), hiệp hội Southern Association của các vùng miền Nam (từ Texas qua đến Georgia), và một hiệp hội của vùng Đông Bắc. Tổng cộng có 6 hiệp hội. Khi bạn vào internet, gõ chữ "American University Regional Accreditation" sẽ tìm thấy 6 hiệp hội như vậy.

- Hỏi: Các trường học có được sự chứng nhận của những hiệp hội này thì mình có thể yên tâm là có danh tiếng và chất lượng?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Không phải là danh tiếng, mà điều này nói lên rằng trường đó có chất lượng tối thiểu ở Mỹ. Những tín chỉ mình học từ những trường đó khi chuyển qua trường khác được công nhận.
Chẳng hạn như tôi đang học ở một trường được Western Association chấp nhận là hội viên, nhưng muốn chuyển sang Texas, nếu các môn tôi đã học tương tự như bên bằng của Texas thì người ta cho tôi chuyển qua.

Còn nếu tôi học ở một trường không có kiểm định chất lượng tối thiểu như vậy, tôi xin chuyển qua họ không nhận, coi như mình bị mất phí đi thời gian học, mà nhiều khi tấm bằng ra trường cũng không được công nhận có thực chất. Còn những trường nổi danh thì lại khác, có nhiều lắm. Do đó, vấn đề đầu tiên là trường đã được kiểm định chất lượng. Nếu trường nào vào 1 trong 6 hiệp hội đó là có chất lượng tối thiểu.

Thứ hai là vấn đề chuyên môn. Mình học ngành nào thì cần biết là trường đó có được kiểm định chất lượng chuyên môn ngành đó hay không. Ví dụ như ngành thương mại, trường đó cần phải có cái gọi là AACSB. Hiệp hội đó mà đóng dấu vào thì nghĩa là trường này có chất lượng tối thiểu để giảng dạy ngành ấy.

Còn nếu học về các ngành kỹ sư, khoa học ứng dụng thì trường cần có cái gọi là ABET. Nếu những ngôi trường mình đăng ký cho mình thấy rằng họ là thành viên của những hiệp hội kiểm định chất lượng như thế thì trường đó có chất lượng tốt.

Một yếu tố khác, cần xem ngôi trường đó ở một môi trường dễ sống hay không. Khi du học Mỹ, sau hai khoá học, trường sẽ cấp giấy phép cho bạn đi làm, bạn có thể tìm những việc làm trong ngành. Nếu bạn đến một thành phố thật bé, bạn muốn tìm những việc làm phù hợp với ngành học ở đó cũng khó. Cho nên, vấn đề là phải xem môi trường sống ở đó có thích hợp với mình, với hoàn cảnh kinh tế của mình hay không.

Điều thứ ba, cần xem chuyên ngành mà bạn muốn theo học ở trường đó có cao hay không. Những yếu tố đó sẽ giúp bạn dễ có cơ hội thành công khi đi xin visa du học.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104029)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110718)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108266)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105204)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102518)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106578)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103085)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102893)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101946)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99443)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.