Càng Ngày Càng Có Nhiều Hồ Sơ Bị Trả Về Sở Di Trú Hoa Kỳ, Bạn Cần Làm Gì?

Thứ Năm, 16 Tháng Tám 200700:00(Xem: 138649)
Càng Ngày Càng Có Nhiều Hồ Sơ Bị Trả Về Sở Di Trú Hoa Kỳ, Bạn Cần Làm Gì?

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.

- Đối với những đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu bị trả về cơ quan di trú, có hai cách chọn lựa:

1/ Nộp đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới, với những chứng từ đầy đủ có thể làm hài lòng cơ quan di trú và Tòa lãnh sự.

2/ Trở về Việt Nam kết hôn và sau đó nộp đơn bảo lãnh diện vợ-chồng.

Chúng ta cần ghi nhớ rằng không có cách nào bảo đảm chắc chắn 100% về hồ sơ bảo lãnh của mình được chấp thuận chiếu khán (visa). Quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào các nhân viên lãnh sự và không ai có thể tiên đoán được những gì sẽ xảy ra.

Chúng tôi đã từng thấy một số hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới vẫn bị từ chối lần thứ hai, mặc dù cơ quan di trú tại Hoa Kỳ chấp thuận. Chúng tôi cũng đã thấy một số hồ sơ của hai người kết hôn, sau khi đã bị từ chối đơn xin chiếu khán diện hôn thê trước đây, và họ đã nộp đơn bảo lãnh diện vợ chồng sau đó, nhưng vẫn không làm thỏa mãn những đòi hỏi của nhân viên lãnh sự. Tuy nhiên, cả hai cách chọn lựa kể trên vẫn tốt hơn là chờ đợi cơ quan di trú duyệt xét hồ sơ bị trả về.

- Với những hồ sơ diện vợ-chồng bị trả về cơ quan di trú, cũng có hai cách chọn lựa:

1/ Cách thứ nhất, cũng là cách dễ dàng hơn, là nộp đơn bảo lãnh mới, nếu có những chứng từ và sự giải thích hợp lý về những lý do khiến hồ sơ cũ bị bác khước và thời gian chờ sự xét lại của sở di trú không hợp lý.  Sau đo, nếu xét cần thiết, nộp một thư tục xin chiếu khán theo diện K-3 để có thể đưa vợ-chồng sang Hoa Kỳ nhanh hơn.

2/ Cách thứ hai là yêu cầu cơ quan di trú tái chấp thuận đơn này trong một thời gian hợp lý. Điều này có nghĩa là ngay sau khi cơ quan di trú thông báo cho người bảo lãnh biết rằng họ đã nhận được đơn bảo lãnh bị trả về từ Tổng lãnh sự, người bảo lãnh cần gửi ngay một lá thư yêu cầu họ tái cứu xét trong một thời gian hợp lý nào đó. Dĩ nhiên, lá thư yêu cầu này phải kèm theo những chứng minh đầy đủ để thỏa mãn nhân viên lãnh sự.

- Hỏi 1: Thay vì nộp đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới, tôi có thể đợi cơ quan di trú tái chấp thuận đơn bảo lãnh đầu tiên không?

- Đáp 1: Cơ quan di trú sẽ để thời gian khá lâu mới duyệt xét những đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu bị trả về. Trong vài trường hợp, họ đã bỏ những hồ sơ này vào... kho, và không nhìn đến nữa. Lý do đơn giản là đơn bảo lãnh được cơ quan di trú chấp thuận chỉ có giá trị trong 4 tháng. Tổng lãnh sự có thể gia hạn, nhưng cơ quan di trú thì không. Vì thế, cơ quan di trú xem những đơn này đã quá hạn.

- Hỏi 2: Tôi nghĩ chắc chắn Tòa lãnh sự vẫn còn giữ bản sao đơn bảo lãnh của tôi, dù đơn này đã bị trả về cơ quan di trú. Tôi có thể gửi nhiều chứng từ đến Tòa lãnh sự và yêu cầu họ xem xét hồ sơ của tôi?

- Đáp 2: Tòa lãnh sự sẽ không chấp nhận bất cứ chứng từ mới về hồ sơ bảo lãnh đã bị trả về cơ quan di trú. Điều tốt hơn vẫn là nộp hồ sơ bảo lãnh mới.

- Hỏi 3: Nếu tôi kết hôn với vợ tôi, điều gì sẽ xảy ra nếu cơ quan di trú tái chấp thuận đơn bảo lãnh diện hôn thê cũ, trước khi đơn bảo lãnh diện vợ-chồng hiện nay được chấp thuận.

- Đáp 3: Đơn bảo lãnh diện hôn thê tự động bị hủy bỏ vào ngày bạn kết hôn.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92302)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95430)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100537)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97160)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 95982)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100734)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 102914)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100409)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96724)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102059)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).