Cập Nhật Các Chương Trình Tỵ Nạn Tại Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn

Thứ Năm, 23 Tháng Tám 200700:00(Xem: 129616)
Cập Nhật Các Chương Trình Tỵ Nạn Tại Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chương trình McCain sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 2007. Sau đó, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán (visa) cho bất kỳ ai nộp đơn Chương trình McCain. Tu chính án McCain cứu xét đơn của những người con trai hay gái của các tù nhân cải tạo ở Việt Nam có thể hợp lệ xin tái định cư tại Hoa Kỳ, nếu họ đã trên 20 tuổi và còn độc thân trong thời điểm cha mẹ của họ được chấp thuận chiếu khán sang Hoa Kỳ theo diện H.O.

Chương trình Tái định cư Nhân đạo (HR): Thời điểm nộp đơn cho chương trình này sẽ chấm dứt vào ngày 25 tháng 6 năm 2008. Chương trình này giới hạn dành cho những người tù cải tạo không thể hoàn tất thủ tục nộp đơn trước khi Chương trình Ra đi Trật tự (ODP) chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 1994. Những người trước đây từng nộp đơn theo các chương trình H.O, U-11 và V-11 và đã bị từ chối, sẽ không hợp lệ để nộp đơn theo diện Tái định cư Nhân đạo. Những hồ sơ xin tỵ nạn bị từ chối chỉ có thể gửi thư khiếu nại đến cơ quan di trú USCIS tại Bangkok, Thái Lan.

Các đương đơn phải liên lạc ngay với nhà cầm quyền Việt Nam để nộp đơn xin tiến hành thủ tục Tái định cư Nhân đạo với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Qúy vị có thể tìm các thông tin đầy đủ bằng Việt ngữ trên trang nhà điện tử: http://hochiminh.usconsulate.gov.

Chương trình Tái định cư Nhân đạo đòi hỏi những điều kiện căn bản như sau: Đương đơn từng bị tù cải tạo 3 năm; hoặc bị tù cải tạo 1 năm và từng được huấn luyện tại Hoa Kỳ; hoặc bị tù cải tạo 1 năm và làm việc 1 năm với công ty Hoa Kỳ ở Việt Nam; hoặc từng làm việc 5 năm với chính phủ Hoa Kỳ hay các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, con cái trên 20 tuổi của các đương đơn diện Tái định cư Nhân đạo sẽ không hợp lệ đi theo cha mẹ.

Việc theo dõi hồ sơ Chương trình Tái định cư Nhân đạo và Chương trình McCain chỉ có thể do chính các đương đơn thực hiện, không thể qua sự giúp đỡ của các văn phòng luật sư hay các văn phòng đại diện.

Về Chương trình trẻ lai Mỹ: Chương trình này không có ngày hết hạn và mở ra cho "bất cứ ai sinh tại Việt Nam sau ngày 1 tháng 1 năm 1962, và trước ngày 1 tháng 1 năm 1976. Các đuơng đơn phải có cha là công dân Hoa Kỳ". Các đương đơn nên liên lạc trực tiếp với Văn phòng Bộ phận Tỵ nạn tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để nộp đơn.

- Hỏi: Liệu có còn đủ thời gian để nộp đơn Chương trình McCain không?

- Đáp: Với thời gian vài tuần còn lại cho đến khi Chương trình Gia hạn Tu chính án McCain chấm dứt, gần như bất cứ đơn nào được nộp trong thời gian này khó thể được duyệt xét trước hạn kỳ.

- Hỏi: Làm sao chúng tôi có thể liên lạc với sở di trú để khiếu nại hồ sơ tỵ nạn bị từ chối?

- Đáp: Địa chỉ của sở di trú là : USCIS, Box 12, 120-122 Wireless Rd, Bangkok 10330, Thailand. Để việc khiếu nại có cơ hội thành công, việc khiếu nại phải có các chứng minh mới, chứ không chỉ là bản sao các chứng minh cũ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110700)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108250)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105189)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102467)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106560)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103065)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 102879)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 101926)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99435)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98803)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :