Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-thê Và Vợ-chồng: Phải Chuẩn Bị Tốt Hơn Khi Đi Phỏng Vấn Ra Sao?

Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 200700:00(Xem: 124939)
Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-thê Và Vợ-chồng: Phải Chuẩn Bị Tốt Hơn Khi Đi Phỏng Vấn Ra Sao?

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2007

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau. Vì thế, cách tốt nhất đương đơn có thể làm là giữ đầy đủ các bằng chứng liên hệ, từ lúc hai người mới quen nhau. Những bằng chứng liên hệ là emails, thư từ, hình ảnh, hóa đơn điện thoại, cùi vé máy bay, hóa đơn thẻ tín dụng, và bất cứ những bằng chứng khác về liên lạc và gặp mặt nhau.

Có nhiều lý do khác bị từ chối trong một số hồ sơ này, nhưng lại không bị ảnh hưởng trong một số hồ sơ khác. Thí dụ, những chứng minh về bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh cần phải cập nhật đến ngày phỏng vấn. Một số người bảo lãnh cảm thấy rằng những chứng minh nộp đã quá đủ khi hồ sơ Bảo trợ tài chánh được gửi đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Tuy nhiên, nhiều tháng sẽ trôi qua mới đến ngày phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự có thể sẽ hoãn việc chấp thuận cấp chiếu khán nếu người bảo lãnh không cung cấp thuế lợi tức mới nhất và giấy xác nhận việc làm được cập nhật. Họ cần cập nhật thông tin từ cả hai phía, người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

Lý do quan trọng khác trong các hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng bị từ chối là có một số thông tin mâu thuẫn được cung cấp bởi người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Một số người có trí nhớ không tốt hoặc chỉ nhớ sự việc khác nhau. Đây là việc tự nhiên và trong đời sống bình thường vốn không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn, những thông tin về sự liên hệ phải được người bảo lãnh và người được bảo lãnh cung cấp giống nhau. Ngay cả một chi tiết nhỏ cũng có thể làm cho nhân viên lãnh sự đặt nghi vấn về sự liên hệ. Những thông tin về hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn hai người quen biết nhau, về việc đính hôn và kết hôn không thể sai lạc. Cả hai người phải hiểu biết chính xác về đời sống của nhau, cũng như về gia đình của hai bên.

Một vấn đề trở ngại khác là người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh không muốn người khác biết về người hôn phu-thê hoặc người vợ-chồng trước đây của họ. Nếu dấu diếm việc này và nhân viên lãnh sự biết thì chắc chắn hồ sơ sẽ bị từ chối ngay lúc phỏng vấn.

Lời khuyên chân thành của chúng tôi với các thân chủ là luôn luôn nói thật. Không nên dấu diếm bất cứ chuyện gì. Các nhân viên lãnh sự có thể truy tìm qua nhiều nguồn thông tin về người bảo lãnh và người được bảo lãnh, và bất cứ sự nghi ngờ nào về sự chân thật của hai người sẽ đương nhiên  đưa đến việc từ chối hồ sơ.

Sau cùng, đương đơn không nên quá chủ quan về một số việc bắt buộc phải có, chẳng hạn như sổ thông hành phải còn hiệu lực, giấy xác nhận lý lịch tư pháp (hồ sơ tội phạm), và tất cả những giấy tờ cá nhân bản chính phải sẵn sàng nộp trong ngày phỏng vấn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 09-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-10-2001 (Tăng 7 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 08-10 (Tăng 10 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 01-07-1998 (Tăng 11 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-01-2000 (Tăng 12 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 01-03-1997 (Tăng 16 tuần)

Có "Một" Mà Sinh Trái Đất Này
 
 Đọc những lá thư cảm ơn của thân chủ gửi cho Văn phòng Robert Mullins International thật là áy náy, vì những nỗ lực của anh chị em chỉ là bổn phận với sự cố gắng không ngừng. Tuy nhiên, có một cánh thiệp cảm ơn của một thân chủ gửi cho văn phòng có những câu thơ tiếng Anh đã gây nhiều cảm xúc cho các anh chị em trong văn phòng. Bởi vậy, chúng tôi xin được lược dịch bài thơ này và xin được tặng đến qúy độc giả. Chúng tôi xin tạm đặt tựa cho bài thơ này là "Có Một Mà Sinh Trái Đất Này", có nội dung như sau:
 
Một hạt mầm có thể tạo nên một khu vườn
Một nụ cười có thể nâng lên một tinh thần
Một ngọn nến có thể làm sáng một căn phòng
Một lần nói có thể tạo nên một tình bằng hữu
Một bước chân có thể nối một chuyến viễn du
Một trái tim có thể yêu nhiều lắm...
 
Một người có thể làm đổi thay tất cả, đó là bạn
 
Xin cảm ơn tất cả những gì Văn phòng Robert Mullins International da giup vo chong chung toi....

Hỏi Đáp di trú:

- Hỏi: Vài tháng trước dây, tôi đã đồng ý ký tên làm người đồng bảo trợ tài chánh cho hồ sơ bảo lãnh diện kết hôn của cháu tôi. Bây giờ tình trạng tài chánh của tôi không tốt. Tôi có thể rút lại đơn Bảo trợ tài chánh không?

- Đáp: Bạn có thể hủy bỏ việc đồng bảo trợ tài chánh trước ngày phỏng vấn cấp chiếu khán, nhưng không thể hủy bỏ sau ngày này. Bạn nên liên lạc với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ thông báo việc này.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128296)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138301)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125014)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137069)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 133894)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125365)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133045)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140824)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142712)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137181)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.